Vốn ODA là vốn gì? Cơ sở lý luận về nguồn vốn ODA tại Việt Nam
Vốn ODA là một trong những khoản vay nước ngoài đóng góp rất lớn cho sự phát triển của các quốc gia nghèo, các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều quốc gia trở nên “e ngại” trong việc nhận, cung cấp ODA. Tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm nguồn vốn ODA là gì? Vai trò cũng như ưu và nhược điểm của loại vốn này để tìm lời giải đáp nhé!
Vốn ODA là vôn gì?
ODA là viết tắt của cụm từ Official Development Assistance – Hỗ trợ Phát triển Chính thức đề cập đến tất cả các khoản vay viện trợ bao gồm các khoản tài trợ không hoàn lại và các khoản vay có hoàn lại (cho vay dài hạn với một thời gian ân hạn và lãi suất thấp) của chính phủ; các tổ chức phi chính phủ; các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, EIB,..); Liên hợp quốc… dành cho Chính phủ và nhân dân các quốc gia nhận viện trợ.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được định nghĩa là viện trợ của chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển. Viện trợ có thể được cung cấp song phương, từ nhà tài trợ đến người nhận, hoặc chuyển qua một cơ quan phát triển đa phương như Liên hợp quốc hoặc Ngân hàng Thế giới. Viện trợ bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay “mềm” và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Các khoản cho vay ưu đãi là những khoản mà yếu tố tài trợ (thể hiện qua phương thức, thời hạn trả nợ và lãi suất) ít nhất là 25% trên tổng viện trợ. ODA không bao gồm các nguồn vốn viện trợ quân sự và thúc đẩy lợi ích an ninh của nhà tài trợ. Đồng thời nguồn vốn ODA cũng không được sử dụng cho các giao dịch có mục tiêu thương mại chủ yếu như tín dụng xuất khẩu.
Khái niệm vốn ODA là gì?
Đặc điểm của nguồn vốn ODA là gì?
#1 Tính ưu đãi
Có thể nói, ODA là nguồn vốn có tính chất ưu đãi hơn cả, bởi như bạn đọc đã biết, trong ODA có một phần không nhỏ là tài trợ không hoàn lại (tối thiểu là 25%), phần còn lại là cho vay ưu đãi với lãi suất thấp (thường dưới 3%) và thời gian hoàn trả chậm. Một khoản ODA thường có thời gian sử dụng vốn dài, thường từ 20 – 50 năm, tùy thuộc vào từng nhà tài trợ.
#2 Vốn ODA gắn với điều kiện kinh tế
Nhìn chung, các nhà cung cấp viện trợ nói chung đều có mong muốn đạt được những ảnh hưởng về kinh tế, mang về nhiều lợi nhuận cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho quốc gia của mình. Chính vì thế, các khoản vốn ODA thông thường sẽ đi kèm với các điều kiện về kinh tế, phổ biến nhất là yêu cầu khoản viện trợ phải để mua hàng hóa và dịch vụ từ nước tài trợ. Điều này sẽ giúp quốc gia tài trợ tăng cường khả năng xâm nhập thị trường và làm chủ việc xuất khẩu.
#3 Nguồn vốn ODA gắn liền với yếu tố chính trị
ODA là một trong những “công cụ” để các nước cung cấp viện trợ thực hiện ý đồ chính trị đối với các quốc gia nhận viện trợ. Điều này được nhìn nhận rõ nhất có lẽ là trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nguồn vốn ODA trở thành phương tiện để các nước lôi kéo đồng minh. Trong bối cảnh hiện nay, vốn ODA cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các quan hệ giữa bên cấp viện trợ và bên nhận viện trợ. Các nước đồng minh kinh tế, chính trị và quân sự sẽ được ưu tiên cung cấp vốn ODA từ các nước viện trợ.
#4 Gắn liền với các nhân tố xã hội
Về mặt bản chất, nguồn vốn ODA thực chất là một phần trích ra từ GNP (tổng sản lượng quốc gia) của các nước tài trợ. Chính vì thế, vốn ODA rất “nhạy cảm” với dư luận xã hội tại các quốc gia này. Hầu hết, người dân của các nước trợ cấp rất đồng thuận với các chính sách trợ cấp vốn ODA của chính phủ đối với các nước nhận trợ cấp. Tuy nhiên, ở một số các quốc gia, người dân tỏ ra lo ngại trước một số vấn đề trong việc cung cấp viện trợ hoặc họ yêu cầu chính phủ giảm bớt viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội trong nước. Đồng thời, một số quốc gia nhận viện trợ cũng tỏ ra khá dè dặt trong việc tiếp nhận viện trợ bởi họ e ngại các điều kiện kinh tế gắn liền với khoản viện trợ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc…
Có thể bạn quan tâm:
➢ 999 đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế mới nhất 2021
Ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA là gì?
Từ các đặc điểm của nguồn vốn ODA, ta có thể đưa ra một số nhận định về ưu và nhược điểm của nguồn vốn ODA, cụ thể:
Ưu điểm:
-
Lãi suất vốn ODA thấp: Bên cạnh khoản trợ cấp không hoàn trả, lãi suất mà các nước nhận viện trợ ODA phải trả cho các nước viện trợ là thấp hơn đáng kể so với các khoản vay thương mại thông thường.
-
Thời gian hoàn trả vốn ODA dài: thời gian ân hạn 8-10 năm và thời gian hoàn trả từ 20 – 50 năm.
Ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA
Nhược điểm:
-
Gia tăng sự phụ thuộc: Các nước kém phát triển hơn về kinh tế có thể ngày càng phụ thuộc vào các nước tài trợ và trở nên mắc nợ nhiều.
-
Nguy cơ tham nhũng: Nguồn vốn ODA có khả năng sẽ không đến được tay những người nhận hợp pháp và rơi vào tay những quan chức tham nhũng.
-
Áp lực Kinh tế / Chính trị: Một quốc gia tài trợ có thể gây áp lực kinh tế và chính trị đối với quốc gia tiếp nhận, buộc nước tiếp nhận ODA phải sử dụng một khoản ODA cho việc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ do quốc gia viện trợ ODA sản xuất.
-
Giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên: Do tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái, các nước nhận viện trợ ODA có thể phải hoàn lại giá trị ODA cao hơn.
-
Mất quyền quản lý sử dụng ODA: Các nước tiếp nhận có toàn quyền sử dụng vốn ODA, tuy nhiên thông thường các danh mục dự án ODA cũng chịu sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nước viện trợ. Phổ biến thông qua hình thức hỗ trợ chuyên gia, nhà thầu…
Phân loại vốn ODA
Có 4 cách phân loại nguồn vốn ODA phổ biến, cụ thể:
Phân loại vốn ODA
Phân loại vốn ODA theo tính chất nguồn vốn
Bao gồm: ODA hoàn lại, ODA không hoàn lại và ODA hỗn hợp:
-
ODA hoàn lại: Bao gồm các khoản vay ưu đãi, có thời gian hoàn lại dài và lãi suất thấp. Trong nguồn vốn ODA hoàn lại cần có tối thiểu 25% là tài trợ không hoàn trả.
-
ODA không hoàn lại: Đây là viện trợ phát triển chính thức từ nước ngoài cung cấp và không yêu cầu nước tiếp nhận ODA hoàn trả
-
ODA hỗn hợp: Bao gồm một phần tín dụng ưu đãi theo điều kiện của OECD kết hợp với một phần ODA không hoàn lại
Phân loại theo nguồn cung cấp
-
Nguồn vốn ODA song phương: Là loại viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước dành cho Chính phủ của nước khác. Các quốc gia cung cấp nguồn ODA chủ yếu trên thế giới hiện nay kể đến như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản…
-
Vốn ODA đa phương: Bao gồm các nguồn viện trợ chính thức đến từ các tổ chức tài chính quốc tế, khu vực hoặc từ Chính phủ nước này đến Chính phủ nước khác thông qua các tổ chức đa phương.
Phân loại theo điều kiện ràng buộc
-
Vốn ODA không ràng buộc: Khoản viện trợ không ràng buộc tức là việc sử dụng nguồn vốn ODA không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
-
ODA ràng buộc: ODA chỉ được phép sử dụng để mua sắm trang thiết bị, hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp tại nước trợ cấp ODA cung cấp hoặc chỉ được dùng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể.
Phân loại nguồn vốn ODA theo hình thức
-
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Hỗ trợ cán cân thanh toán được thực hiện qua các dạng: Chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận; viện trợ hàng hóa hoặc hỗ trợ nhập khẩu.
-
Hỗ trợ chương trình: Nguồn vốn ODA này được sử dụng cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
-
Hỗ trợ dự án: Vốn ODA hỗ trợ dự án được sử dụng để thực hiện một dự án cụ thể, cần báo cáo chi tiết về các hạng mục sử dụng ODA. Hỗ trợ dự án có hai loại: Hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật.
Bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho bài luận văn của mình? Bạn phân vân không biết lựa chọn tiêu đề như thế nào, phát triển bài luận ra sao? Hãy chia sẻ ngay với DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ của chúng tôi để nhận được sự trợ giúp ngay hôm nay. Chi tiết dịch vụ làm thuê luận văn, truy cập: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html
Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
Nguồn vốn ODA đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, vai trò của vốn ODA thể hiện qua các mặt sau:
Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
-
Nguồn vốn ODA giúp bổ sung nguồn vốn trong nước. Như chúng ta đều biết rằng, vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Điều này còn quan trọng hơn rất nhiều đối với các quốc gia nghèo, các nước đang phát triển bởi mức thu nhập và khả năng tích lũy vốn của các nước này không cao, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là các nguyên liệu thô, nông sản có giá trị thấp trong khi đó nhu cầu nhập khẩu các thiết bị công nghệ, máy móc, phân bón… với giá trị cao. Điều này khiến cho cán cân thương mại của các nước này luôn trong tình trạng thâm hụt. Chính vì thế, các nước nghèo, nước đang phát triển khó tích lũy đủ một số vốn lớn để đầu tư nhằm mục tiêu hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình nền tảng lâu dài cho phát triển kinh tế. Nhờ vào nguồn vốn ODA, các nước này mới có đủ nguồn vốn lớn, có tính ưu đãi cao để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông…
-
Nguồn vốn ODA giúp các nước nghèo, nước đang phát triển tiếp cận được công nghệ hiện đại, tiếp thu thành tựu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thông qua hình thức hỗ trợ kỹ thuật, các nước, các tổ chức trợ cấp ODA sẽ chuyển giao bí quyết công nghệ, kỹ thuật trao đổi kinh nghiệm quản lý nền kinh tế đến các nước tiếp nhận ODA. Từ đó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khả năng quản lý nền kinh tế của các nước tiếp nhận.Đây được xem là một lợi ích lâu dài mà ODA đem lại cho các nước tiếp nhận tài trợ
-
Nguồn vốn ODA góp phần giúp hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Vấn đề lớn nhất mà hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam là thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và nợ nước ngoài. Nhờ có các nguồn vốn ODA, các nước này có điều kiện để sử dụng nguồn vốn tài trợ này cho các dự án phát triển sản xuất, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ ngân sách, hoàn thiện cơ cấu kinh tế…
-
ODA tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước và tăng khả năng thu hút FDI tại các nước tiếp nhận viện trợ. Nhờ có nguồn vốn viện trợ ODA, các nước tiếp nhận có điều kiện tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, giao thông thuận tiện, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, ổn định hệ thống chính sách, pháp luật. Điều này trở thành điều kiện tốt cho các nước gia tăng sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm nguồn vốn ODA là gì, Ưu nhược điểm cũng như vai trò của nó đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ kiến thức mà bạn đang tìm kiếm. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang gặp khó khăn với công việc học tập nhé!