Vốn ODA là gì? Phân tích ưu điểm, nhược điểm vốn ODA?

Hỗ trợ Phát triển Chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ.

 

1. Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) là gì ?

Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay lãi suất thấp) của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB), được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ.

Vốn hợp tác phát triển chính thức gồm có: vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc (chi tại nước viện trợ); vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc (chỉ ở bất kì nước nào); vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc một phần (một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chỉ ở bất kì nơi nào).

Vốn hợp tác phát triển chính thức phân loại theo góc độ “vay – trả” gồm có: viện trợ không hoàn lại; viện trợ hỗn hợp; viện trợ có hoàn lại.

Vốn hợp tác phát triển chính thức được thực hiện thông qua các hình thức sau: hỗ trợ cán cân thanh toán; tín dụng thương mại với các điểu khoản “mềm; viện trợ chương trình; hỗ trợ dự án.

 

2. Quy định về quản lý ODA

Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mốỉ trong việc thu hút, điều phối và quản lí nhà nước về ODA có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:

– Chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn Các bộ, ngành, địa phương xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ.

– Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp vói chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc kí kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các bô, ngành và địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA vói các nhà tài trợ.

– Hướng dấn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính xác định cơ chế tài chính trong nưổc sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại.

 

3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA

3.1 Nguồn vốn hợp tác phát triển

ODA là một hình thức hợp tác khác giữa chính phủ các nước phát triển, tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển. Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc có chính sách vay với điều kiện ưu đãi.

Bên cạnh việc cho vay các khoản vay ưu đãi, bệnh viện trợ sẽ thực hiện cung cấp hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ khác… Bên nhận viện trợ phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,…tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

 

3.2 Nguồn vốn có nhiều ưu đãi

Các khoản vay ODA có mức lãi suất rất thấp, chỉ dao động từ một vài phần trăm, nếu là ngân hàng thế giới thì khoản vay 0% một năm. Với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ một nguồn vốn nào khác, phải kể đến đó là: thời hạn vay dài trên 30 năm gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, thời gian ân hạn tương đối dài,…

 

3.3 Đi kèm một số điều kiện ràng buộc

Các nước viện trợ vốn ODA đều có những chính sách, quy định ràng buộc khác nhau với nước tiếp nhận. Các nước viện trợ vừa muốn đạt ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận cho chính mình,…Bởi vậy mà những khoản ODA bao giờ cũng có những điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị hay khu vực địa lý.

 

4. Những điều cần biết về ODA

– Ưu điểm nguồn vốn ODA đối với nước đi vay:

+ Vốn ODA là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thường dưới 2%/ năm. Vì thế đây là một nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội cho các nước chậm và đang phát triển.

+ Thời gian cho vay dài, từ 25 – 40 năm; thời gian ân hạn cũng kéo dài từ 8 – 10 năm.

+ Trong tổng nguồn vốn vay ODA, ít nhất sẽ có 25% nguồn vốn không cần hoàn lại.

– Bất lợi nguồn vốn ODA đối với nước đi vay:

+ Các nước giàu khi cho các nước vay vốn ODA đều có mục đích của họ: mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ hợp tác, theo đuổi mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng… Ví dụ, nước vay ODA sẽ phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan đối với những mặt hàng của các nước cho vay.

+ Đi kèm với nguồn vốn vay ODA, các nước cho vay yêu cầu nước đi vay phải mua thiết bị, thuê dịch vụ, nhân sự… của các cho vay với chi phí khá cao.

+ Các nước cho vay ODA còn yêu cầu nước đi vay thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc biệt như nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của họ.

+ Dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia, nước cho vay ODA sẽ tham gia gián tiếp vào các dự án sử dụng nguồn vốn vay đó của nước đi vay. Như vậy, nước cho vay vừa được lợi nhiều mặt: được tiếng là nước viện trợ ODA, các doanh nghiệp của nước cho vay cũng được lợi khi hoạt động tại thị trường nước đi vay, được nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị…

+ Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất cao, đến khi trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn.

+ Trong quá trình sử dụng vốn vay ODA, nếu xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án… sẽ vô cùng nguy hại cho nước đi vay ODA.

 

5. Các loại vốn ODA hiện nay

Vốn ODA được chia làm 3 loại dựa trên cách thức hoàn trả:

 

5.1.Viện trợ không hoàn lại

Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại. Mục đích nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

Tham khảo thêm: Kiến nghị là gì? Phản ánh là gì? Những điều cần biết về Phản ánh và Kiến nghị

Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước. Được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

5.2. Viện trợ có hoàn lại

Vay vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường. Mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…Làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:

· Lãi suất thấp

· Thời gian trả nợ dài

· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.

 

5.3. Vốn ODA hỗn hợp

Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

Như vậy, ta có thể thấy nguồn vốn ODA sẽ giúp chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế … Đưa nền kinh tế của chúng ta phát triển.

Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

Trong đó, thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.

 

6. Một số quốc gia và khu vực hỗ trợ vốn ODA tại Việt Nam

Nhật Bản là quốc gia hỗ trợ vốn ODA lớn nhất tại Việt Nam, chiếm đến hơn 40% tổng số vốn đầu tư.

Liên minh châu âu là nhà tài trợ lớn thứ hai về ODA cho Việt Nam, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Trong năm 2012, EU đã tài trợ 1,01 tỷ USD, chiếm 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài, trong đó tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5%.

Từ ngày 25/5/2020, vốn ODA được ưu tiên sử dụng vào những chương trình nào?

Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/5/2020 quy định cụ thể về các chương trình được ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Theo Nghị định, từ ngày 25/5/2020 các chương trình sau sẽ được ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

Thứ nhất, vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.

Thứ hai, vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Thứ ba, vốn vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định của pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.

Thứ tư, là các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ 3 nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi gồm:

Một là, đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương: cấp phát toàn bộ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương.

Hai là, đối với chương trình, dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương: Vay lại một phần hoặc toàn bộ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài làm phần nhà nước tham gia trong dự án đối tác công tư (PPP): Vay lại toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Ba là, đối với chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần: Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)