Vốn ODA là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA?
Vốn ODA là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA? Sự khác nhau giữa đầu tư FDI và vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam?
Vốn ODA là gì? Ưu nhược điểm của vốn ODA như nào? Tính chất vốn ODA là gì? Các hình thức của đầu tư ODA ra sao? Sự khác nhau giữa đầu tư FDI với vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Các nguồn vốn ODA tại Việt Nam đến từ đâu?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Vốn ODA là gì?
Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
Nói cách khác, vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức của các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang phát triển, kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam là nước nhận nhiều nguồn viện trợ ODA từ các quốc gia đang phát triển, nhiều nhất là Nhật Bản.
Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã?
2. Ưu và nhược điểm của ODA:
*) Ưu điểm của ODA:
– Nguồn ODA giúp ta phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, giúp cho kinh tế phát triển.
– Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm).
– Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm).
– Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
*) Nhược điểm của ODA:
– Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị… Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:
– Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
– Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
– Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
– Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
– Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp… có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
Ví dụ:
Trong các dự án ODA thì phần trả cho các thiết bị và chuyên gia nước tài trợ chiếm hơn 90% nguồn vốn
Nguồn vốn ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đã các sảm phẩm của họ. Cụ thế là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất
Nước nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thỏa thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia
Tác động của tỷ giá hối đoái sẽ làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên rất cao (ODA tính bằng ngoại tệ mạnh, nhưng đồng tiền nước nhận viện trợ thường mất giá mạnh, nhưng đồng tiền nước nhận viện trợ thường mất gí rất lớn vì vậy đến khi trả nợ, giá trị phải trả cũng rất lớn)
Ngoài ra tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án….là nguy hại rất lớn cho các nước nghèo. Tính hai mặt, con dao hai lưỡi của ODA, ODA sẽ là cứu cánh cho quốc gia nghèo nếu sử dụng hiệu quả, nhưng sẽ vô cùng tai hại nếu sử dụng không hiệu quả hoặc để tình trạng tham nhũng lãng phí xảy ra.
Xem thêm: Cách viết ưu điểm, hạn chế và khuyết điểm của Đảng viên
3. Sự khác nhau giữa đầu tư FDI và vốn ODA là gì ưu nhược điểm:
Hiện nay Việt Nam đang tiếp nhận đầu tư FDI rất nhiều. Đây là cơ hội để nước ta phát triển kinh tế, tạo ra việc làm cho nguồn nhân lực. So với ODA thì đây là nguồn đầu tư khá hiệu quả nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường.
Vốn FDI là gì?
FDI là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment). Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân và công ty nước này vào nước khác thông qua thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty đầu tư sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Giống nhau giữa FDI và vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Điểm giống nhau giữa hai nguồn vốn này là đều xuất phát từ ngoài biên giới quốc gia, chủ yếu là từ các nước phát triển. Các nước nhận đầu tư là nước đang và kém phát triển. Đây là hai nguồn vốn phải đối mặt với rủi ro thông thường và rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Bảng so sánh sự khác nhau giữa FDI và vốn ODA
Tiêu chí
Vốn ODA
Vốn FDI
Nguồn vốn
Chính phủ và tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức thuộc hệ thống liên hiệp quốc
Cá nhân hoặc công ty nước ngoài
Đối tượng tiếp nhận
Chính phủ của các nước chậm phát triển
Cá nhân, công ty nước ngoài nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn đầu tư
Bản chất
Là một khoản vay có thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp
Là một khoản đầu tư để kiếm lời
Quyền sở hữu và sử dụng vốn
Quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn tách rời.
Chủ sở hữu vốn là người trực tiếp sử dụng vốn
Hình thức
Nước viện trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng lại có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia
Trực tiếp tham gia điều hành dự án
Mục đích
Mục đích hỗ trợ các nước đang và kém phát triển trong việc phát triển kinh tế – xã hội
Đầu tư, kiếm lời
Tính chất
ODA có tính chất ràng buộc (nước tiếp nhận vốn phải tuân thủ những điều kiện mà nước viện trợ đưa ra). Đây là công cụ để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và chính trị của các nước
FDI không có tính chất ràng buộc, tạo sức ép phải thay đổi chính sách của nước tiếp nhận đầu tư. Quyền điều hành, quản lý phụ thuộc vào số vốn góp
Điều kiện thu hút
GDP thấp, kém phát triển
Môi trường đầu tư tốt
Cơ cấu vốn
Nước tiếp nhận vốn phải có một nguồn vốn đối ứng khi nhận viện trợ
100% là vốn đầu tư nước ngoài
Sự khác nhau giữa FDI và Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? FDI là nguồn vốn đầu tư có sự khác biệt lớn đối với ODA. Để sử dụng tốt hai nguồn đầu tư này, nước tiếp nhận cần đặt ra kế hoạch, định hướng rõ ràng để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng giải quyết trọng tài thương mại
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam:
Một là, nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA với 2 mặt chính trị và kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau để trên cơ sở đó khai thác tác động tích cực về chính trị và kinh tế của vốn ODA có lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong bối cảnh là nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần xác định rõ định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này; xác định được những lĩnh vực ưu tiên cần sử dụng vốn ODA tránh tình trạng phân bổ dàn trải, tạo tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác.
Hai là, tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng. Để thực hiện được giải pháp này, cần làm các bước sau:
– Xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án ODA gắn liền với đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho các dự án này;
– Xây dựng quy trình, cơ chế tổng hợp, phân bổ và giám sát vốn đối ứng một cách có hệ thống và bài bản, đặc biệt vốn bố trí từ ngân sách nhà nước cho các cơ quan trung ương và hỗ trợ các địa phương.
– Xây dựng kế hoạch trung hạn về vốn đối ứng trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn đối với nguồn vốn ODA.
– Thực hiện nghiêm việc thẩm định vốn khi thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo quy mô dự án phải phù hợp với khả năng bố trí vốn đối ứng của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư.
– Có giải pháp hữu hiệu trong việc huy động và sử dụng vốn ODA làm vốn đối ứng, cơ cấu lại danh mục dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn đối ứng.
Ba là, nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ và tinh thần trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản, chủ dự án và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA, cụ thể:
– Phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển sẽ tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ, phát huy được tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo để sử dụng nguồn vốn ODA một cách thông minh và hiệu quả.
– Nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của các cơ quản lý nhà nước về viện trợ phát triển, các cơ quản chủ quản, cũng như các đơn vị thụ hưởng trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ là một trong các yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện trợ trong bối cảnh hợp tác mới.
Khuyến khích và vận động để có đầy đủ sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn, những người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án vào quá trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện dự án nhằm đề cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ…
Bốn là, hợp tác công-tư (PPP): Hướng đi mới để thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả. Theo đó, Nhà nước nên khuyến khích tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước có sử dụng vốn ODA làm hạt nhân thực hiện.
Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Việc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA sẽ phát huy được hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Năm là, xây dựng hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA một cách đồng bộ và minh bạch. Trước mắt, để phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi đặt ra trong bối cảnh khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, đồng thời nhằm quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả, bảo đảm hài hòa hóa quy trình và thủ tục quản lý với nhà tài trợ, duy trì sự quản lý và điều phối thống nhất các nguồn tài trợ phát triển, hướng tới tối ưu hoá sử dụng nguồn vốn này, cần thay thế Nghị định số 132/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi bằng Nghị định mới phù hợp với tình hình hiện nay…
Sáu là, tăng cường công tác theo dõi và đánh giá nguồn vốn ODA để bảo đảm mục tiêu an toàn nợ. Mặc dù, Chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng nhằm cải thiện hệ thống theo dõi và đánh giá, tuy nhiên công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức, chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết.
Kết luận: Để bảo đảm an toàn nợ bền vững trước khi ra quyết định, cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát của Quốc hội, chỉ ra những khiếm khuyết trong sử dụng viện trợ của những nhóm lợi ích cả trong và nước ngoài, nhà tài trợ; phân tích những mặt lợi, bất lợi của vốn ODA từ đó đề xuất kiến nghị bảo đảm việc sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả.