Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện – Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Bạn đang xem: Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện – Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Bài học Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện dưới đây nhằm giúp các em học sinh bước đầu nắm được yêu cầu, cách viết một bài văn thuyết minh hay và sáng tạo nhất. Bên cạnh đó, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!
* Khái niệm:
– Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe lắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
– Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện.
– Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lý.
– Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện.
– Đưa ra được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.
– Bài văn đảm bảo bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu sự kiện cần thuyết minh thuật lại.
+ Thân bài: Thuyết minh thuật lại sự kiện theo một trình tự hợp lý.
+ Kết bài: Phát biểu cảm nhận và đánh giá về sự kiện.
1.2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Thực hành phân tích văn bản: Thuyết minh thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em:
– Mở bài: Giới thiệu sự kiện, thời gian, địa điểm.
– Thân bài:
+ Người viết thuật lại sự kiện (Sử dụng các cụm từ chỉ thời điểm, thời gian gắn với diễn biến của sự kiện + Cung cấp số liệu cụ thể chính xác về sự kiện).
+ Khung cảnh, cách bài trí nơi diễn ra sự kiện.
+ Diễn biến theo trình tự thời gian và các thông tin về sự kiện.
– Kết bài: Người viết phát biểu cảm nhận, đánh giá về sự kiện “Lễ khai mạc… trong tâm trí em.”.
1.3. Hướng dẫn quy trình viết
a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
* Em có thể chọn sự kiện để thuật lại dựa vào gợi ý sau:
– Sự kiện mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
– Sự kiện mà em yêu thích, có hứng thú để thuật lại.
– Sự kiện thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế, tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.
– Ví dụ: Lễ khai giảng bài giảng năm học, lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, Hội khỏe Phù Đổng tổ chức hàng năm ở trường hoặc ở địa phương em, đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường hoặc thôn xóm khu phố.
* Thu thập tư liệu:
– Tư liệu liên quan đến sự kiện mà em cần thuyết minh có thể thu thập từ những nguồn khác nhau:
– Những hồi tưởng và ghi chép về một số hoạt động chính trong sự kiện mà em đã tham dự, chứng kiến.
b. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
* Tìm ý: Để hình thành ý tưởng, tìm ý cho bài viết, em hãy ghi lại những gì xảy ra trong đầu như sau:
– Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có thể sử dụng.
– Cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện.
* Lập dàn ý: Tiếp theo, theo em hãy xác định các hoạt động chính và sắp xếp Chúng theo một trình tự hợp lý, bằng cách:
– Tìm các tấm ảnh liên quan đến cảnh sinh hoạt có thể đã được em lưu giữ để đưa vào bài viết.
– Xác định một số định hướng cho bài viết như: bắt đầu thuật lại từ đâu, hoạt động nào trước, hoạt động nào sau, kết thúc ở đâu; câu kết hợp thuật với miêu tả, biểu cảm mức độ nào nào; hình ảnh, hoạt động nào trong lễ, hội là điểm nhấn;…
– Hình dung về mạch gắn kết giữa mở bài, kết bài và thân bài (cần đặc biệt lưu ý đến việc làm thế nào để giúp người đọc hình dung rõ về sự kiện) và lập dàn ý cho bài viết theo một trình tự logic dưới dạng đề cương hoặc sơ đồ.
– Dàn ý của bài văn thuật lại một sự kiện gồm 3 phần như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu sự kiện được thuật lại (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào,…).
+ Thân bài: Diễn biến của các hoạt động được sắp xếp ở phần thân bài tùy thuộc vào đặc điểm thời gian, không gian, quy mô của sự kiện. Các ý trong phần thân bài có thể được sắp xếp theo trình tự sau:
- Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.
- Sự việc. hoạt động mở đầu.
- Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
- Sự việc, hoạt động cuối cùng.
+ Kết bài: Hãy đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện.
c. Bước 3: Viết bài:
– Dựa vào dàn ý, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện.
d. Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm:
– Xem lại và chỉnh sửa.
– Sau khi viết xong bản thảo, em hãy tự kiểm tra, điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào những gợi ý sau:
+ Mở bài: Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội.
+ Thân bài:
- Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi diễn ra lễ hội.
- Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của lễ hội.
- Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.
- Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian địa điểm phù hợp.
+ Kết bài: Nêu ra được nhận xét, đánh giá, cảm nhận của người viết về sự kiện.
– Rút kinh nghiệm: Trước tiên, em tự đánh giá lại bài làm của mình và trả lời câu hỏi: Việc viết bài văn này đã giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong các bước thực hành viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. Sau đó, lắng nghe nhận xét, góp ý của mọi người, suy nghĩ về cách hoàn thiện bài đã viết, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
Bài tập: Em hãy viết một văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện mà em quan tâm.
a. Hướng dẫn giải:
– Chọn sự kiện em hiểu rõ nhất.
– Bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện cần có bố cục 3 phần đầy đủ: Mở bài, thân bài và kết bài.
b. Lời giải chi tiết:
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Ngày đầu tiên khai trường là một ngày nắng ấm, khí trời ấm áp bao trùm khắp cảnh vật. Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là buổi lễ diễn hành được diễn ra, từng lớp đi qua khán đài được các thầy cô nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua, đặc biệt lad chào đón những học sinh lớp 6 như chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của những năm học cấp hai. Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh. Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.
(Sưu tầm)
Lời kết
– Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được khái niệm, yêu cầu cách viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn hay và sáng tạo nhất.
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
Bài học Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một sự kiện mà em quan tâm. Các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
Hỏi đáp bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ sớm trả lời cho các em.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6