Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
ThS.Cao Xuân Phong
Trưởng ban Pháp luật Quốc tế
Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp
1. Hệ thống các cơ quan bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người luôn là cam kết chính trị – pháp lý của Việt Nam trên mọi chính trường. Đường lối phát triển của Đảng xác định con người được đặt ở vị trí trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được xem là nhân tố quan trọng cho sự nghiệp phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đây chính là cơ sở lý luận, chính trị và pháp lý quan trọng cho quá trình thiết lập và vận hành cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam.
Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng, kiện toàn các thiết chế đảm bảo quyền con người trên thực tế. Hiện nay, hệ thống thể chế đảm bảo quyền con người ở Việt Nam rất đa dạng, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng và quần chúng nhân dân. Theo đây có thể phân chia hệ thống này thành hai nhóm chính là nhóm các cơ quan nhà nước và nhóm các thiết chế ngoài nhà nước.
1.1 Nhánh thứ nhất: các cơ quan nhà nước
Các cơ quan nhà nước là chủ thể có trách nhiệm trực tiếp trong việc thực thi các chính sách, quy định của pháp luật nhằm bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam thông qua hoạt động của hệ thống cơ quan lập pháp; đại diện là Quốc hội.
Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội thực hiện nhiệm vụ thừa nhận, đảm bảo, thúc đẩy, bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động lập hiến, lập pháp thừa nhận và bảo đảm, bảo vệ quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế và quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, trong đó có các hoạt động liên quan tới quyền con người, Quốc hội cũng đảm bảo sự tương thích giữa các quy định của pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế về quyền con người. Đồng thời, Quốc hội còn đóng vai ừò là cầu nối với xã hội dân sự và khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội dân sự vào hoạt động bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam thông qua hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp; đại diện là Chính phủ.
Chính phủ chủ động đưa ra các biện pháp đảm bảo quyền con người và trực tiếp thực hiện chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; chỉ đạo, phối họp công việc giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; công khai, minh bạch các hoạt động của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ công nhằm phục vụ người dân một cách tốt nhất có thể; cung cấp các thiết chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, dân sự, lao động, hành chính tạo nguồn nhân lực cho việc tổ chức và thực hiện các quyền con người; Chính phủ tạo lập môi trường an toàn về chính trị, bảo vệ trật tự xã hội nhằm đảm bảo cho công dân sự an toàn cần thiết về môi trường xã hội để con người được tạo cơ hội phát huy các tiềm năng và để hưởng thụ các quyền cơ bản của mình mà Hiến pháp ghi nhận; Chính phủ nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân một cách rộng rãi cho mọi đối tượng thông qua việc quản lý hệ thống thông tin truyền thông; Chính phủ xây dựng cơ chế giải quyết thoả đáng các khiếu nại và tố cáo của công dân. Hệ thống cơ quan hành pháp đã và đang được nhà nước giao nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền con người; mỗi cơ quan có nhiệm vụ bảo đảm quyền con người theo từng lĩnh vực mà cơ quan đó đang đảm đương trách nhiêm quản lý, tuy nhiên mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước đều phải đặc biệt chú trọng đến việc bảo đảm quyền bình đẳng giới, quyền của người khuyết tật, quyền của trẻ em… trong tổ chức và hoạt động của mình.
Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam thông qua hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp.
Là cơ quan thực hiện quyền lực tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Nói cách khác, bảo vệ quyền con người bằng tòa án là một trong những cơ chế hữu hiệu. Quyền được bảo vệ quyền con người là một ữong những quyền cơ bản của con người. Khoản 3, Điều 102, Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, bảo vệ quyền con người là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Toà án được Hiến pháp ghi nhận.
Tòa án bảo vệ quyền con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toà án bảo vệ quyền con người được thực hiện thông qua con đường tố tụng và các cơ chế pháp lý, các nguyên tắc cơ bản như: độc lập xét xử, nguyên tắc tổ chức theo đơn vị hành chính, nguyên tắc chịu sự giám sát của Quốc hội; độc lập trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của tòa án, quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; quy định rõ thẩm quyền của tòa án; quyền, nghĩa vụ, hoạt động tố tụng cụ thể của thẩm phán, hội thẩm nhân dân và những người tham gia tố tụng khác tại giai đoạn xét xử…
Viện kiểm sát “thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” – Điều 107, Hiến pháp 2013, qua đó Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý theo pháp luật. Hoạt động của Viện kiểm sát bao gồm: khởi tố, truy tố, điều tra, yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu…; trực tiếp tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố…
Có thể nhận thấy rằng, sự hoàn thiện của các thiết chế tư pháp tại Việt nam là cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền con người, quyền công dân hiệu quả đặc biệt khi chủ thể bị vi phạm các quyền này.
Tuy nhiên đây cũng là chủ thể có khả năng xâm phạm đến quyền con người bởi quá trình vận hành của các cơ quan nhà nước luôn thông qua hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức; ý thức công vụ kém và hiểu biết pháp luật không đầy đủ thì việc vi phạm quyền con người là hoàn toàn có thể xảy raễ Như Báo cáo kiểm định định kỳ về thực hiện quyền con người ở Việt Nam chu kỳ 1 (năm 2009) và chu kỳ 2 (năm 2014) có đánh giá: Trình độ và nhận thức của một bộ phận cán bộ nhà nước, kể cả ở trung ương và địa phương về quyền con người còn nhiều hạn chế: không chỉ không nắm được các quy định của luật pháp quốc tế, nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, mà đôi khi còn nắm không chắc các quy định của luật pháp và chủ trương chính sách của Nhà nước, do vậy, có noi có lúc còn để xảy ra các vụ việc vi phạm, làm hạn chế và ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của ngưòi dân.
Do vậy, trong những năm qua, ngoài việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ chính của từng thiết chế cụ thể, Việt Nam không ngừng đẩy manh cơ chế kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan ừong hệ thống Nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả, tính minh bạch và dân chủ cuả các thiết chế Nhà nước hướng tới mục đích cao nhất là đảm bảo quyền con người.
1.2 Nhóm thứ hai: các tổ chức “ngoài nhà nước”, hay các tổ chức xã hội[1].
Các tổ chức xã hội được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Nhà nước hoặc điều lệ, và bảo vệ cho lợi ích của nhóm người mà mình đại diện[2]. Các tổ chức xã hội tồn tại độc lập, nhưng hợp tác với các cơ quan nhà nước. Do chức năng và nhiệm vụ của mình, các tổ chức xã hội không có cơ chế hoạt động để “đảm bảo” quyền con người[3], song trong quá trình hoạt động và phát ữiển của mình, các tổ chức này góp phần tích cực tới công cuộc thúc đẩy bảo đảm quyền con người.
Các tổ chức xã hội thông qua nhiều hình thức khác nhau để tham gia vào hoạt động bảo đảm, bảo vệ quyền con người như: tập hợp ý kiến, tổ chức trao đổi về quyền con người, tổ chức đối thoại về quyền con người; đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các hội viên khi quyền lợi bị xâm phạm, phản ánh ý nguyện của các tầng lớp nhân dân về bảo đảm, bảo vệ quyền con người; giám sát các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người; góp phần nâng cao nhận thức của con người về quyền con người, ý thức tự bảo vệ quyền của mọi người dân; tạo ra sức ép, tạo ra dư luận xã hội buộc Nhà nước phải quan tâm đến vấn đề quyền con người, buộc phải thay đổi, sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm, bảo vệ tốt hơn các quyền con người.
Ở Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam, Hội Người mù, Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam, Ban Điều phối hỗ trợ hoạt động của người tàn tật, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật,… đã thể hiện được vai trò của mình trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Theo xu hướng chung trên thế giới hiện nay, bên cạnh các cơ quan quốc gia thi các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Một trong những bước tiến rõ rệt nhất của Việt Nam là nhà nước đang nhận thấy vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc chia sẻ công việc chung của xã hội. Nhà nước đang từng bước chuyển giao một số công việc của mình sang cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo mô hình “dịch vụ hành chính công” (xã hội hóa)Ẽ Hiệu quả thực tế đã khẳng định đây là cơ chế tốt trong việc bảo vệ quyền con người hiện nay ở nước ta cũng như trong tương lai.
Trong hoạt động thúc đẩy bảo đảm quyền con người cũng cần phải nhắc đến vị trí và vai trò quan trọng của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trực tiếp góp phần tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo đảm quyền con người và công trình nghiên cứu nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Ở phạm vi quốc gia, mỗi quốc gia có cách thức riêng trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Thiết lập các thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người là một trong những cách thức hữu hiệu nhất để thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy, bảo vệ quyền con người hiện nay. Xem xét các thiết chế nêu trên, nếu xét đúng theo các tiêu chuẩn về thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người (NHRIs) thì Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào đáp ứng được. Ở đây, mặc dù các cơ quan này có một số chức năng của NHRIs, tuy nhiên về cơ bản các cơ quan này không thể được coi là các NHRIs thực sự, vì không phù hợp với các Nguyên tắc Pa-ri ở nhiều điểm cốt lõi, bao gồm (nhưng không giới hạn) về tính độc lập và cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực tài chính. Trong danh sách các NHRIs được Uỷ ban điều phối quốc tế các cơ quan quyền con người quốc gia {the International Coordỉnatỉng Committee for National Human Rỉghts Institutỉons – ICC) (tính đến 01/2014) không có một cơ quan, tổ chức nào của Việt Nam.[4]
Trước yêu cầu của thực tiễn đặt ra, Việt Nam đã và đang trong tiến trình tiến tới thành lập NHRIs, tuy nhiên việc lựa chọn mô hĩnh phù hợp đang là vấn đề thách thức đối với Việt Nam. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực việc lựa chọn mô hình NHRIs hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, lịch sử trong mối tương quan với các thể chế hiện hữu, đang tồn tại có liên quan tới bảo vệ quyền con người ở mỗi nước và xu thế chung của quốc tế và khu vực…
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng NHRIs ở Việt Nam
Ngoài hệ thống cơ quan, tổ chức (thiết chế) nêu trên thì việc bảo vệ quyền con người tại Việt Nam còn được thông qua một số yếu tố sau đây:
2.1 Thể chế chính trị:
Thể chế chính trị ở mỗi quốc gia sẽ có tác động trực tiếp đến việc lựa chọn mô hình NHRIs. Yếu tố này, cũng quyết định về cơ cấu, thành phần, tính đại diện trong thiết chế. Thực tiễn, ở Việt Nam, Đảng cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp… (Điều 2, Hiến pháp 2013). Việt Nam cần cân nhắc đặc thù này để có lựa chọn mô hình NHRIs phù hợp: đảm bảo hiệu quả hoạt động của mô hĩnh, thích ứng với các thể chế khác, có sự tương tác (hỗ ừợ) với các cơ quan nhà nước một cách hài hòa, hiệu quả và phát triển.
2.2 Các quy định của Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế
Bảo vệ quyền con người của Việt Nam đã được ghi nhận trong các văn bản: Văn kiện của Đảng: Xây dựng xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện… “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”[5]. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người đã trở thành sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta, trở thành vấn đề có tính chiến lược. Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nuớc Việt Nam từ chỗ không đề cập đến vấn đề quyền con người đến chỗ có đề cập và đề cập ngày càng đầy đủ, nhất quán hơn cụ thể: gắn quyền con người với quyền công dân, gắn quyền cá nhân với quyền tập thể…; đề cao việc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”…
Năm 2013, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp mới với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng so với các bản Hiến pháp trước đây, trong đó đặc biệt lần đầu tiên khảng định quyền con người là một quyền hiến định… Hiến pháp năm 2013 đã đưa Chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về vị trí thứ hai (chỉ sau chương Chế độ chính trị), các điều khoản về quyền con người đã được quy định cụ thể và đặt lên trước quyền công dân. Đánh dấu sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp đó là quy định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết (theo Điều 14, Hiến pháp năm 2013). Ở hầu hết các điều của Hiến pháp năm 2013 đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước về quyền con người như Điều 17 “Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”; Điều 28 “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”… Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nằm trong chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên, đã khẳng định rõ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trước hết thuộc trách nhiệm của Nhà nước: Quốc hội[6], Chính phủ[7], Tòa án[8], Viện kiểm sát[9]. Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người (Điều 3, Hiến pháp năm 2013).
Việt Nam đã có sự ghi nhận quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc gia, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Hiện nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật với nhiều bộ luật/luật liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực khác nhau như Luật Bầu cử Quốc hội, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ luật Tố tụng Hĩnh sự, Bộ luật Tổ tụng Dân sự, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đặc xá, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Người khuyết tật, Luật Tương trợ tư pháp,… Trong thời gian gần đây một số đạo luật của Việt Nam đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng liên đến quyền con người như Bộ luật hình sự năm 2015: yếu tố nhân đạo được mở rộng (giảm hình phạt tử hình, tăng cường các hình phạt không tuớc tự do), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 …và các luật mới được ban hành cũng lấy quyền con người làm nền tảng.
Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định trong việc tạo ra cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người, tuy nhiên ở một chừng mực nào đó quá trình này vẫn còn một số hạn chế nhất định như: một số quyền vẫn còn chưa được ghi nhận/còn nhiều tranh luận khác nhau ví dụ như quyền im lặng, quyền sống…; khó khăn trong việc cụ thể hóa nguyên tắc hiến định như hạn chế quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn xây dựng pháp luật. Báo cáo kiểm điểm định định kỳ về thực hiện quyền con người ở Việt Nam chu kỳ 1 (năm 2009) và chu kỳ 2 (năm 2014) đã đánh giá: Hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực quyền con người nói riêng, còn chưa đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn tới khó khăn, thậm chí hiểu sai, trong quá ừình vận dụng và thực thi pháp luật ở cơ sở. Đây chính là vật cản lớn đối với sự phát ừiển của xã hội cũng như trong việc thực thi các quyền con người.
Các Cam kết quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền con người Việt nam đã tham gia: Việt Nam đã phê chuẩn và gia nhập nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó có một số công ước cơ bản như: Công ước quốc tế về xộa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc 1965 (gia nhập từ ngày 9/6/1981); Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng 1948 (gia nhập từ ngày 9/6/1981); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (gia nhập từ ngày 24/9/1982); Công ước về xóa bỏ mọi hĩnh thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979 (phê chuẩn từ ngày 18/12/1982); Công ước về quyền trẻ em 1989 (phê chuẩn từ ngày 20/2/1990); Công ước về cấm và hành động ngay để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất 1999 (phê chuẩn từ ngày 19/12/2000)….Việc ký kết, gia nhập và trở thành thành viên cùa các điều ước quốc tế về quyền con người đặt ra cho Việt Nam nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con ngườiệ Đây là một trong các nguyên tắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, làm cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện điều ước quốc tế[10]. Trên cơ sở này Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực như hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, cải cách bộ máy nhà nước, mở rộng dân chủ, cải cách nền hành chính công, tiến tới xã hội hóa một số dịch vụ hành chính công…. để đảm bảo việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người ừên thực tế.
Các tuyên ngôn, bài phát biểu của Việt Nam về vấn đề quyền con người, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người… Quá trình chuẩn bị Báo cáo kiểm điểm định kỳ thực hiện quyền con người ở Việt Nam (ƯPR) chu kỳ 1 và chu kỳ 2, Việt Nam cũng đã họp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và nhận sự hỗ trợ của một số quốc gia. Việt Nam đã cử nhiều đoàn đi học hỏi kinh nghiệm quốc tế về soạn thảo báo cáo UPR như tham dự Hội thảo tập huấn do Liên họp quốc tổ chức và dự các phiên bảo vệ báo cáo UPR tại Hội đồng Quyền con người, tổ chức các hội thảo trong nước có sự tham dự của chuyên gia Liên hợp quốc và một số nước đã bảo vệ báo cáo nhằm giới thiệu về cơ chế ƯPR và kinh nghiệm làm báo cáo của các nước này.
2.3 Các yếu tố văn hoáy lịch sử, truyền thống
Có thể nhận thấy, yếu tố văn hoá, lịch sử có tác động, ảnh hưởng đến việc thúc đẩy bảo vệ quyền con người, do vậy sẽ tác động đến việc lựa chọn mô hình NHRIs. Việt Nam có một nền văn hoá phong phú và đa dạng trên tất cả các khía canh. Việt Nam có bản sắc dân tộc riêng được tạo dựng nên từ nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng, tự do tín ngưỡng…. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa ngoại nhập khác theo tiến trình của lịch sử như: lễ giáo phong kiến (1000 năm Bắc thuộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước), văn hoá Khổng giáo, du nhập văn hoá Châu Âu đến từ Pháp thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21 (Pháp, Mỹ), văn hoá thời kỳ hội nhập. Theo đây, văn hóa Việt Nam đã được bổ sung thêm nhiều nét đặc sắc tạo nên một nền văn hóa đa dạng và hiện đại. Đây chính là nền tảng có tác động lớn đến quan niệm về quyền con người và bảo vệ con người ở nước ta hiện nay.
2.4 Yếu tố kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế, tài chính là nguồn lực quan trọng trong xây dựng thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người. Sự độc lập về tài chính là một trong những đảm bảo cho hoạt động độc lập của một NHRIs- nguyên tắc quan trọng nhất của NHRIs chiếu theo quy định của nguyên tắc Paris. Trong xã hội phát triển, NHRIs sẽ thu hút được nhiều nguồn lực đóng góp cho hoạt động chung của cả cộng động trong tiến trình bảo vệ các giá trị cơ bản của con người mà NHRIs đang thực hiện. Mặt khác, việc đảm bảo thực hiện một số quyền con người cũng cần được thực hiện ở mức độ tương xứng với điều kiện kinh tế và mức độ phát triển của quốc gia tại từng thời điểm lịch sử cụ thể.
2.5 Thực trạng các thể chế đang tồn tại có liên quan tới bảo vệ quyền con người:
Yếu tố này sẽ quyết định xem các cơ quan/thể chế đang tồn tại có đủ khả năng bao quát tới việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người chưa; và liệu các cơ quan đang tồn tại hoạt động bảo vệ quyền con người có hiệu quả hay không; nếu không có cần thiết phải thành lập cơ quan mới không, nếu thành lập thì nên thuộc nhánh quyền nào ừong bộ máy nhà nước…
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cơ chế tham gia vào việc giám sát việc thực hiện các quyền trong từng lĩnh vực như đã phân tích ở mục 1, tuy nhiên, nổi bật lên trong số các cơ quan, tổ chức này phải kể đến Ban chỉ đạo quyền con người của Chính phủ:
Thành lập theo Quyết định số 63/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Về thành phần gồm có Trưởng ban là một Phó Thủ tướng Chính phủ, một Phó Ban thường trực (lãnh đạo Bộ Công an), một phó ban (lãnh đạo Văn phòng Chính phủ), và các uỷ viên: lãnh đạo các bộ gồm Bộ Tư pháp, Ngoại giao, Uỷ ban dân tộc, Ban Tôn giáo, Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội, Ban Tuyên giáo, Liên hiệp các tố chức hữu nghị Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Toà án tối cao, Ban nghiên cứu của Bộ chính trị về an ninh quốc gia. Giúp việc Ban chỉ đạo quyền con người của Chính phủ có một Văn phòng thườne trực đặt tại Tống cục An Ninh Bộ công an.
Chức năng của Ban chỉ đạo về quyền con người của Chính phủ như sau: 1/Nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý, các thông lệ quốc tế làm cơ sở cho cuộc đấu tranh các luận điêm không đúng về Việt Nam trong vấn đề quyền con người. Phản bác lại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên lĩnh vực quyền con người; 2/Đe xuất các biện pháp bảo vệ các quyền họp pháp của công dân; 3/Phối họp với các bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ, đấu tranh về quyền con người, tuyên truyền về quyền con người.
Xét trên nhiêu góc độ, Ban chỉ đạo quyền con người của Chính phủ chưa phải là một NHRIS của Việt Nam. Với chức năng và nhiệm vụ kể trên, Ban chỉ đạo quyền con người của Chính phủ chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh về lĩnh vực quyền con người của Việt Nam. Do vậy, thực tiễn cho thấy Việt Nam hiện vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu và tiến tới xây dựng một NHRIs phù họp nhất cho mình trên cơ sở tham khảo các kinh nghiệm quốc tế cũng như các tiêu chuẩn có tính định hướng của nguyên tắc Paris.
2.6 Ý thức xã hội:
Ý chí và nguyện vọng của nhân dân được thể hiện qua sự đồng thuận xã hội, hoạt động của các phong trào xã hội và tố chức xã hộiệ Khi trình độ dân trí ngày càng cao; nhận thức và nguyện vọng của đại bộ phận dân chúng về vấn đề quyền con người cũng tăng theoỂ Bên cạnh đó, một số mặt tiêu cực của sự phát triên kinh tế đang diễn biến ngày càng gia tăng cả vê sô lượng và độ phức tạp; tư tưởng hưởng thụ, đua đòi của một bộ phận giới trẻ đã đê lại nhiêu hệ luỵ cho xã hội (chẳng hạn nhiều trẻ em sinh ra bị bỏ rơi), kéo theo đó các vụ bạo hành xâm phạm quyền con người đối với các bộ phận yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người tàn tật; ngược đãi cha mẹ già, ngược đãi người lao động…. đang có dấu hiệu gia tăng đã đặt ra sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội, của cả cộng đồng trong và ngoài nước. Trong khi đó các cơ quan chuyên trách như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Tổ dân phố… chưa đủ chức năng, thẩm quyền để xử lý và bảo vệ những đối tượng bị xâm hại kể trên; chưa kể các hành động xâm hại kể trên vẫn có thể tiếp diễn và ở cấp độ ngày càng nặng nề hơn nếu như không được giải quyết triệt để.
2.7 Hoạt động nghiên cứu, giáo dục, truyền thông thông tin về quyền con người:
Việt Nam bước đầu đã có các hoạt động nghiên cứu về quyền con người; hình thành mạng lưới cơ quan nghiên cứu về quyền con người[11], có các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, có một công trình nghiên cứu về quyền con người ừên nhiều khía cạnh khác nhau…ế Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động nghiên cứu về quyền con người ở Việt Nam chưa có những định hướng hay kế hoạch cụ thể, rõ ràng và dài hạn; mạng lưới các cơ quan nghiên cứu về quyền con người còn mỏng và thiếu chuyên gia có kiến thức chuyên sâu, nguồn lực tài chính; hoạt động nghiên cứu chồng chéo, ít có tính liên kết, kế thừa; tiêu chí cho việc ứng dụng kết quả nghiên cứu còn chưa rõ ràng..
Việt Nam đã tăng cường và mở rộng chương trình giáo dục, đào tạo về quyền con người đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước (Trung ương và địa phương). Nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến quyền con người đã được tổ chức; mở nhiều lớp giảng dạy thường xuyên về quyền con người, trong đó có chương trình đào tạo thạc sĩ về quyền con người tại một số cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục về quyền con người hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như: dung lượng kiến thức về quyền con người của một số cơ sở đào tạo còn ít, chưa tương xứng với nhu cầu đào tạo; kết cấu môn học còn nhiều điểm bất hợp lý, hạn chế trình độ của đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy và tài liệu tham khảo, eo hẹp về tài chính.
Hoạt động thông tin về quyền con người được thực hiện qua nhiều cách thức thức, biện pháp khác nhau, về phương diện thông tin, phổ biến nhất là qua truyền thông, sách, báo, tạp chí, Internet,… về phương diện tập hợp, lưu trữ, phổ biến nhất là qua thư viện, tủ sách, các nguồn cơ sở dữ liệu trực tuyến,…. Quá trình mở rộng tuyên truyền và giáo dục về quyền con người đã trang bị kiến thức cơ bản cho cán bộ, công chức nhà nước và một bộ phận có tri thức trong xã hội về bề rộng lẫn chiều sâu. Nhìn chung, cũng giống như các hoạt động nghiên cứu và giáo dục, hoạt động thông tin về quyền con người ở Việt Nam hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu, còn nhiều hạn chế cả về mức độ, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Tuy nhiên, những kết quả này bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực về nhận thức, quan niệm trong xã hội về quyền con người, đây là điểm khởi đầu góp phần tạo tiếng nói tiến bộ trong xã hội về tiến trình xây dựng một NHRIs phù họp nhất cho Việt Nam trong thời gian tới.
2.8 Hội nhập quốc tế và xu thế quốc tế và kinh nghiệm của các nưởc láng giềng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình NHRIs:
Yếu tố này, bắt nguồn trước hết quan niệm giống nhau giữa các nước. Là chủ thể của luật pháp quốc tế, Việt Nam cần phải có những chuyển biến tích cực về mọi mặt để bắt kịp với các xu thế phát triển chung của thế giới về mọi mặt trong đó có cả mô hĩnh NHRIs. Thực tế cho thấy, thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các cơ chế quyền con người ở khu vực và quốc tế, các diễn đàn đối thoại hợp tác về quyền con người… Việt Nam hiện nay là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), ừong khi đó hầu hết các nước trong khối đã thành lập NHRIs với mô hình uỷ ban quyền con người là chủ yếu (Thái Lan, Philipin, Inđonexia, Malaixia…) và được ICC đánh giá ở thứ hạng tốt về việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Quá trĩnh lựa chọn để xây dựng mô hĩnh NHRIs, Việt Nam cần cân nhắc đến sự tương đồng nhất định về mọi mặt đối với các nước trong khu vực để có sự lựa chọn mô hình phù họp nhất cho mình.
Trong bình luận của mình về các khuyến nghị của các quốc gia đổi với ƯPR lần II của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định, cơ chế đang tồn tại với vai trò của bộ máy Nhà nước cùng với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, giới truyền thông và quần chúng nhân dân cùng tham gia giám sát thực hiện quyền con người ở Việt Nam một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn trên thế giới cho thấy các NHRIs được đật ra như một yêu cầu tất yếu để bổ sung, giúp đỡ cho bộ máy nhà nước đảm bảo tốt hơn các quyền con người và ngăn ngừa những hành vi vi phạm. Trước xu thế chung của toàn cầu và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về quyền công dân, quyền con người, Việt Nam cần phải tiến hành xây dựng một NHRIs trong thời gian tới. Việc lựa chọn mô hình NHRIs đòi hỏi Việt Nam có những cân nhắc nhất định trên cơ sở xem xét một cách thấu đáo các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập một mô hình NHRIs (cả trong và ngoài nước) kể trên với mục đích cuối cùng là hướng tới thúc đẩy và bảo vệ quyền con người một cách hiệu quả ở cấp độ quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
3. Định hướng xây dựng thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con ngườỉ cho Việt Nam
Việt Nam đã có sự thay đổi trong nhận thức và chính sách khi cân nhắc xem xét thành lập cơ quan quyền con người quốc gia độc lập bên cạnh các thiết chế đang tồn tại. Trong kiểm điểm định kỳ chu kỳ II Việt Nam cũng nhận được khuyến nghị từ thiết chế khác của cộng đồng quốc tế về việc thành lập thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người độc lập theo nguyên tắc Paris. Việt Nam chấp thuận thành lập thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người độc lập; tuy nhiên Việt Nam từ chối các khuyến nghị thành lập cơ quan quyền con người quốc gia độc lập theo nguyên tắc Paris nhưng chấp thuận cân nhắc thành lập cơ quan quyền con người quốc gia theo hướng dẫn của nguyên tắc Paris. Tại một diễn đàn khác, nhân sự kiện trở thành thành viên của Hội đồng quyền con người nhiệm kỳ 2014 – 2016, Việt Nam đã đưa ra 14 cam kết; trong đó cam kết thứ 3 liên quan đến khả năng thiết lập cơ quan quyền con người quốc gia độc lập như sau: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố các tổ chức quốc gia bảo vệ quyền con người, trong đó có thể thành lập một cơ quan quyền con người quốc gia”[12].
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được phát triển toàn diện là một trong những chính sách quan trọng đã được thể chế hóa bằng pháp luật của Việt Nam. Do đó xuất phát từ yêu cầu bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân việc nghiên cứu tiến tới thành lập NHRIs ở Việt Nam là cần thiết. Với vị thế đặc biệt của mình, NHRIs sẽ là cơ quan hữu ích giúp nhà nước giải quyết những yêu cầu, khách quan kể trên vì thiết chế này có thể: Tư vấn và trợ giúp độc lập, có tính xây dựng cho nhà nước ừong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, làm tăng uy tín của nhà nước trên đường quốc tế; ngăn ngừa và hóa giải những bất đồng trong xã hội dân sự của quốc gia và giữa quốc gia với cộng đồng quốc tế trong vấn đề quyền con người; đầu mối cung cấp thông tin khách quan, tin cậy cho cộng đồng quốc tế về tình hình quyền con người ở Việt Nam.
Với các đặc thù về chính trị, pháp luật, văn hóa…kể trên nên trong quá trĩnh xây dựng NHRIs ở Việt Nam cần phải cân nhắc một số vấn đề sau:
Tôn trọng và bảo vệ quyền con người gắn liền với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Bảo vệ, thúc đẩy quyền con người cần song song với công cuộc đấu tranh, chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ từ phía các quốc gia khác. Các hoạt động về quan hệ, hợp tác quốc tế về quyền con người đã và đang là yêu cầu tất yếu khách quan, cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, trực tiếp của một cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, có cơ chế chỉ đạo, hoạt động và điều phối phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và đấu tranh quyền con người.
Về cơ sở pháp lý: theo Nguyên tắc Pa-ri, một NHRIs luôn được thành lập từ một quy định trong Hiến pháp hoặc ừên cơ sở một đạo luật riêng biệt. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, trước mắt việc ban hành một đạo luật quy định về NHRIs là hoàn toàn khả thi nhất bởi việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần phải có thời gian.
Về tổ chức và cơ cấu: Theo mô hình nào và ở vị ừí nào trong bộ máy nhà nước sẽ quyết định cơ bản đến cơ cấu của NHRIs có thể là ủy ban, tổ chức liên ngành, ombudsman….
Về thành phần đại diện, thành viên: Một NHRIs cần phải có sự đa dạng, phong phú về thành phần, bao gồm nhưng không giói hạn các đại diện từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân, đại diện theo nhóm đối tượng yếu thế (trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật…), đại diện theo lĩnh vực (xã hội, văn hóa, môi trường…). Tuy nhiên, thành viên của NHRIs cũng phải được xem xét trên các tiêu chí nhất định như: đạo đức, chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu….Quy định về ngưòi đứng đầu, nhiệm kỳ, thòi hạn làm việc của các thành viên, số lượng thành viên, phân loại thành viên gồm chuyên trách, bán chuyên ừách; thù lao lao động; nội quy, quy chế hoạt động quy định rõ trách nhiệm và giới hạn của các thành viên trong thời kỳ đương nhiệm….
Về chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền: Rộng nhất có thể:
– Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu, đánh giá về quyền con người ở Việt Nam và trên thế giới;
– Tuyên truyền, phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo về quyền con người; xuất bản các ấn phẩm về quyền con người
– Tư vấn trong việc soạn thảo các báo cáo quốc gia hàng năm quyền con người cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước như Quốc hội, Chính phủ;
– Có ý kiến tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền con người trong lĩnh vực xây dựng pháp luật;
– Khuyến nghị quốc gia ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế phù hợp;
– Tiếp nhận các vụ việc có liên quan đến quyền con người từ đó có các chỉ dẫn, hỗ trợ các chủ thể đưa vụ việc đến các cơ quan có chức năng phù họp để giải quyết;
– Hỗ trợ cộng đồng trong việc tiếp cận các thông tin về quyền con người, tham vấn ý kiến cho các cơ quan chức năng có vướng mắc về quyền con người…
– Hợp tác với LHQ và các cơ quan quốc gia hay khu vực liên quan khác
Về vị trí, nguồn kinh phí và mốỉ quan hệ hợp tác của NHRI trong hệ thống các cơ quan nhà nước:
Với đặc thù về chính trị của Việt Nam là một Đảng duy nhất lãnh đạo thì NHIs nên chăng được thiết lập là một bộ phận của bộ máy nhà nước và có ngân sách do nhà nước cấp song hoạt động độc lập một cách tương đối với Chính phủ. Tuy nhiên, NHRIs phải là một cơ quan nhà nước có các đặc thù riêng để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của nó (bởi đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của một NHRIs theo quy định của nguyên tắc Paris). Theo đó, NHRIs sẽ có nguồn lực nhất định được cấp từ ngân sách nhà nước và được phép huy động các nguồn tài chính khác từ xã hội dân sự. NHRIs được xây dựng sẽ là một thiết chế độc lập, thành tố trung tâm của hệ thống quyền con người quốc gia và là cầu nối giữa nhà nước với xã hội dân sự, và các chủ thể khác.
Phải khẳng định rằng, NHRIs không thực hiện chức năng quản lý nhà nước với tư cách là một trong các cơ quan nhà nước mà chỉ có chức năng tư vấn, hỗ trợ nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. NHRIs có mối quan hệ qua lại với các cơ quan nhà nước trên cả ba nhánh quyền lực (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). NHRIs có tư cách là một cơ quan tư vấn, hỗ trợ các cơ quan này về các vấn đề có liên quan đến quyền con người. NHRIs là một kênh quan trọng thực hiện cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để đảm bảo dân chủ xã hội nói chung và bảo vệ quyền con người nói riêng. Các cơ chế giám sát độc lập của NHRIs chỉ hoạt động hiệu quả khi các “cơ quan” khác có cơ chế phải họp tác thực hiện đúng vai trò luật định và có trách nhiệm quan tâm trả lời những chỉ trích và khuyến nghị dành cho họ.
Trong mối quan hệ với cơ quan hành pháp, NHRIs phải giữ được sự cân bằng cần thiết giữa chức năng “tham mưu” và chức năng “phản biện”. NHRIs ưu tiên chủ động triển khai các chiến lược nhằm hỗ trợ chính phủ và các cơ quan trực thuộc chính phủ thực hiện các nghĩa vụ quyền con người của họ, khi cần thiết phê phán những hoạt động của Chính phủ có vi phạm hoặc không phù hợp với các nghĩa vụ điều ước về quyền con người. Chính phủ trợ giúp cho NHRIs trong việc hoàn thành nghĩa vụ báo cáo của họ theo quy định của điều ước quốc tế khác nhau về quyền con người mà quốc gia đó đã phê chuẩn, các chính phủ cần cung cấp cho NHRIs đủ nguồn lực và sự hợp tác. Cơ quan hành pháp có chỉ thị hướng dẫn đến tất cả các bộ và cơ quan trực thuộc chính phủ để yêu cầu hợp tác với NHRIs.
Mối quan hệ giữa NHRIs với cơ quan lập pháp: NHRIs xây dựng Báo cáo thường niên như một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội. NHRIs trình bày các báo cáo thường niên một cách đầy đủ và có hệ thống tất cả những hoạt động cần thiết, có ý nghĩa của cơ quan quyền con người quốc gia trong năm, đề xuất các vấn đề cần quan tâm và ưu tiên giải quyết đến cho Quốc hội. Đây là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa của NHRIs đối với hoạt động lập pháp quốc gia.
Mối Quan hệ với cơ quan tư pháp: Quyền con người sẽ luôn được NHRIs bảo vệ dù cách này hay cách khác vói sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước đặc biệt là toà án. Giám sát hoạt động của toà án trên cơ sở bảo vệ quyền con người là một trong những nhiệm vụ của NHRIs. NHRIs có quyền khiến nghị tới các cơ quan chức năng về các vấn đề mang tính hệ thống của các cơ quan tư pháp như tham nhũng hay thiếu năng lực, qua đó đảm bảo sự “trong sạch” của các cơ quan tư pháp là cơ sở quan trọng để có thể chắc chắn rằng quyền con người luôn được tòa án tôn trọng và bảo vệ trong mọi hoạt động của mình. NHRIs có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tòa án giải thích và áp dụng một cách phù hợp các văn kiện quốc tế về quyền con người hoặc các thông tin cơ bản về quyền con người, các thông tin NHRIs thu thập được….Cũng như các chủ thể khác NHRIs chịu sự giám sát của tòa án và ngược lại NHRIs có quyền yêu cầu toà án thực hiện các kết luận hay quyết định của mình.
Nhìn chung với tác động qua lại giữa NHRIs và các cơ quan nhà nước, giúp cho sự hoàn thiện của các cơ quan này ở cả ba nhánh quyền lực; bằng việc phối hợp, đảm bảo cho các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao hơn ý thức trách nhiệm ừong hoạt động công vụ, giảm thiểu các nguy cơ xâm phạm quyền và các lợi ích hợp pháp của người dân từ phía cơ quan công quyền.
Như vậy, trước xu thế chung của thế giới và nhu cầu nội tại của quốc gia Việt Nam đã xác định thiết lập Thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người (NHRIs) là một nhiệm vụ cụ thể. Với nhiều đặc thù khác biệt về thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội,….với các quốc gia khu vực và thế giới, Việt Nam cần phải cân nhắc thấu đáo trong việc lựa chọn mô hĩnh NHRIs phù hợp cho mình./
[1] Thuật ngữ tổ chức xã hội được sử dụng trong bối cảnh này là chi chung tới tất cả các tổ chức xã hội ngoài nhà nước, bao gồm tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kỉnh tế – xã hội, tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp…
[2] http://websrvl .ctu.edu.vn/coursewares/luat/luat_hanhchinh/bai6.htm
[3] Trách nhiệm đảm bảo quyền con người là trách nhiệm thuộc về Nhà nước, bời Nhà nước là cơ quan có quyền lực
[4] Nguồn http://nhri.ohchr.org/EN/Pages/default.aspx. truy cập ngày 12/12/2012
[5] Văn kiện Đại hội XI. Cương lĩnh. NXB CTQG, HN, năm 2011. Tr 70,76
[6] Quốc hội – cơ Cịuan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan ừọng của đẩt nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước, trong đó cỏ quyết sách về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người, gia nhập, chấm dứt hiệu lực của các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
[7] Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Điều 96, Hiến pháp năm 2013).
[8] Toà án có nhiệm vụ bào vệ công lý, bảo vệ quyền con nẹười, quyền công dân (Điều 102, Hiến pháp năm 2013)
[9] Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân… (điều 107, Hiến pháp năm 2013).
[10] Điều 26, Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, “mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được thi hành một cách thiện chí”
[11] Viện Nghiên cứu quyền con nguời (thuộc Học viện Chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu con người (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh…
[12] Nguồn: trang thông tin điện tử của Đại hội đồng Liên hợp quốc,http://www.un.org/en/ga/68/meetings/elections/hrc.shtml