Viên chức sinh con thứ ba có bị xếp loại không hoàn nhiệm vụ không?

Viên chức sinh con thứ ba bị xếp loại là không hoàn nhiệm vụ thì có đúng không? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức đối với viên chức sinh con thứ 3.

Hiện nay trong đời sống, việc công chức, viên chức có nhu cầu muốn sinh con thứ ba nhưng không biết liệu rằng việc mình sinh con thứ ba có ảnh hưởng gì đến nghề nghiệp của mình không. Rất nhiều câu hỏi đã gửi về tổng đài tư vấn trực tuyến của Luật Dương Gia về vấn đề này. Sau đây Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định pháp lý để giải quyết về vấn đề về quy định xếp loại trong trường hợp viên chức sinh con thứ ba.

I. Cơ sở pháp lý

– Luật viên chức 2010

-Quy định 102-QĐ/TW

-Nghị định 176/2013/NĐ-CP

– Quy định số 181/2013/QĐ-TW

II. Giải quyết vấn đề

1. Giải thích từ ngữ

1. Thế nào là viên chức?

Quy định về thế nào là viên chức thì được căn cứ theo Điều 2, Luật viên chức năm 2010 quy định về viên chức như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Xem thêm: Thế nào là cán bộ? Thế nào là viên chức? Thế nào là công chức?

2. Quy định về xếp loại viên chức

Như vậy về phân loại viên chức có 4 loại như trên.

Để hiểu rõ hơn về trường hợp viên chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 28 Nghị định 56/2015/NĐ-CP về tiêu chí phân loại

Thứ nhất, hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Theo đó, trong hợp đồng mà viên chức kí kết có nêu rõ công việc và nhiệm vụ được giao, nếu hoàn thành dưới chỉ tiêu đặt ra, viên chức sẽ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

Xem thêm: Cán bộ công chức, viên chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

Thứ hai, chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Viên chức được phân công công tác có thái độ làm việc, hay công việc bị trì trệ, không đặt trách nhiệm cao sẽ bị coi là không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ ba, thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

Thứ tư, vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ. Ví dụ như viên chức không thực hiện đúng trình tự của ban nghành đưa ra khi làm việc.

Thứ năm, vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

Thứ saú, có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị. ig hạn như viên chức có những hành vi nói xấu, đặt điều gây chia rẽ nội bộ trong cơ quan.

Thứ bảy, không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;

Thứ tám, vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.

Đồng thời, đối với viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

Xem thêm: Xử lý trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3

Thứ nhất, các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 56/2015/NĐ-CP.

Thứ hai, việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

Thứ ba, dể xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

Thứ tư, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

3. Quy định về xếp loại khi viên chức sinh con thứ ba 

Nghị định 114/2006/NĐ-CP trước đó có quy định về vấn đề  cấm công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Theo nghị định này, đối với việc sinh con thứ ba sẽ phải chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. thay cho nghị định 114/2006/NĐ- CP( nghị định này đã hết hiệu lực)

Như vậy, hiện nay  pháp luật chưa có quy định về việc sinh con thứ ba thì sẽ bị ảnh hưởng như thế nào đối với công việc.  Tuy nhiên về vấn đề xử lý đối với trường hợp sinh con thứ ba còn phải căn cứ vào việc: nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị bạn có xử phạt về hành vi sinh con thứ ba. Vì vậy, bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không

Vien-chuc-sinh-con-thu-ba-bi-xep-loai-la-khong-hoan-nhiem-vu-thi-co-dung-khongVien-chuc-sinh-con-thu-ba-bi-xep-loai-la-khong-hoan-nhiem-vu-thi-co-dung-khong

Xem thêm: Thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

III. Tư vấn trường hợp cụ thể

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật sư, tôi có vấn đề muốn Luật sư của Luật Dương Gia giải đáp: Hiện tôi đang là công chức xã, theo đánh giá phân loại cuối năm thì được nhận xét là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng cuối năm 2015 tôi có sinh con thứ 3, nên đánh giá cuối năm 2016 tôi được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Như thế là đúng hay sai? Và cấp xã ra quyết định khiển trách hay là cấp trên. Xin cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Số: 181-QĐ/TW quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm có quy định “Sau một năm, kể từ ngày có quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỳ luật khai trừ), nếu đảng viên không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỳ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực“. Với quyết định xử lý kỷ luật bên Đảng, sau 12 tháng vợ bạn không vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực, hành vi sinh con thứ ba không bị tiếp tục xem xét để tính kỷ luật.

Hiện nay, quy định về xử phạt hành chính về việc sinh con thứ ba đã hết hiệu lực pháp luật nên việc sinh con sẽ không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, đối với cán bộ, công chức, viên chức nếu nội quy có quy định về xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức khi sinh con thứ ba thì vợ bạn sẽ vẫn bị xử lý theo nội quy đơn vị. Thời hiệu xử lý lỷ luật theo quy định tại Điều 53 Luật viên chức là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu nội quy đơn vị của vợ bạn có quy định về xử lý kỷ luật đối với hành vi sinh con thứ ba, từ thời điểm có hành vi vi phạm đến nay, nếu chưa hết thời hạn 24 tháng, vợ bạn chưa bị đơn vị xử lý về hành vi này thì hiện tại vợ bạn vẫn có thể bị xử lý kỷ luật. Hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức…hoàn toàn do nội quy đơn vị bạn.

Xem thêm: Công chức, viên chức sinh con thứ 3

Mặc dù pháp luật để mở quy chế sinh con thứ 3 nhưng lại nhưng lại không ngăn cấm việc nội quy, quy định của cơ quan có quyền xử lý đối với trường hợp nhân viên nơi mình sinh con thứ ba. Trong trường hợp của bạn, bạn cần xem xét nội quy, quy chế, quy định về sinh con thứ ba trong ngành và đơn vị bạn đang công tác về vấn đề trên để biết thêm về hình thức xử lý kỷ luật của bạn.

Trường hợp 2:

Thưa luật sư. Bạn tôi là giáo viên mầm non, mới sinh con thứ 3 nên bị đánh giá xếp loại là không hoàn thành nhiệm vụ trong khi bạn ấy vẫn cố gắng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xin luật sư cho tôi biết, nhà trường xếp loại bạn tôi như vậy có đúng không? Trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến tổng

Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 đối với trường hợp bạn của bạn, vì cô ấy là viên chức và sinh con thứ ba, thì hình thức xử lý kỷ luật với bạn của bạn lúc này sẽ áp dụng quy định Chương 2 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Chính vì vậy, bạn của bạn có bị xử lý kỷ luật hay không phụ thuộc vào đơn vị mà bạn của bạn đang công tác có quy định tại nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

Căn cứ theo quy định của Luật Viên chức năm 2010 thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; hằng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá viên chức được phân thành các loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.

Do vậy mỗi năm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá viên chức để xếp loại, đánh giá viên chức đó căn cứ Điều 56 Luật Viên chức năm 2010:

Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức

1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.

5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.

6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.”

Điều 28 Nghị định 56/2015/NĐ-CP về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; quy định như sau về tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

“Điều 28. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;

đ) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;

g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;

h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.

2. Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.”

Như vậy, tủy thuộc vào việc bạn của bạn bị xử lý kỷ luật dưới hình thức nào thì sẽ được đánh giá, xếp loại tương ứng.