Viên chức sinh con thứ 3 bị xử lý thế nào?

Sinh con thứ 3 luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức. Vậy theo quy định mới nhất hiện nay, viên chức sinh con thứ 3 bị xử lý thế nào?

Viên chức có bị cấm sinh con thứ 3 không?

Trước đây, khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định về việc sinh con thứ ba của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Theo đó, khi sinh con thứ ba, cả Đảng viên, viên chức đều bị kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, Nghị định 114 nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định số 117/2020/NĐ-CP không còn quy định nào đề cập đến việc kỷ luật viên chức sinh con thứ ba.

Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức chỉ nêu:

Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Trong đó, các hành vi bị cấm theo Điều 7 Pháp luật về dân số năm 2003 gồm:

– Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

– Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

– Sản xuất, kinh doanh nhập, cung cấp phương tiện trách thai giả, không đạt chuẩn, quá hạn, chưa được lưu hành.

– Nhân bản vô tính người…

Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng được nêu tại Điều 1 Pháp lệnh về dân số sửa đổi năm 2008 như sau:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định

Trong đó, việc sinh con thứ ba không bị coi là vi phạm về dân số nêu tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP gồm:

– Hai vợ, chồng hoặc một trong hai thuộc dân tộc cố dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân.

– Sinh lần đầu là sinh ba.

– Có một con đẻ, lần sinh thứ hai sinh đôi.

– Sinh lần thứ ba mà tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả đã cho làm con nuôi.

– Nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

– Đã có con riêng mà sinh thêm một hoặc hai con; sinh một hoặc sinh đôi trong cùng một lần sinh thì hai người phải đều có con riêng…

Nói tóm lại, pháp luật chỉ bỏ việc xử phạt vi phạm hành chính nếu cặp vợ, chồng sinh con thứ ba. Nhưng nếu là viên chức thì theo Nghị định 112, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên, viên chức sinh con thứ ba sẽ bị xử lý kỷ luật.

vien chuc sinh con thu 3

Viên chức sinh con thứ 3 bị xử lý thế nào?

Như phân tích ở trên, vợ chồng có vợ hoặc chồng hoặc cả hai người là viên chức cũng như các cặp vợ chồng khác sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính khi sinh con thứ ba. Tuy nhiên, với vai trò là viên chức, Đảng viên, viên chức vẫn sẽ bị kỷ luật theo quy định như sau:

Nếu chỉ là viên chức

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể về hình thức kỷ luật viên chức vi phạm chính sách về dân số (sinh con thứ ba không thuộc trường hợp không vi phạm chính sách dân số theo Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP như sau:

vien chuc sinh con thu 3

Nếu viên chức là Đảng viên

Nếu viên chức là Đảng viên thì ngoài bị kỷ luật về mặt chính quyền thì người này còn bị kỷ luật Đảng. Cụ thể, căn cứ Quy định 102 năm 2017:

– Khiển trách: Sinh con thứ ba trừ trường hợp pháp luật cho phép.

– Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): Tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

– Khai trừ: Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Xem thêm: Trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 không bị kỷ luật

Trên đây là quy định về việc viên chức sinh con thứ 3. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Sinh con thứ 3: Đảng viên, công chức, viên chức cần biết