Viêm tụy cấp
Tụy là một tuyến dài và dẹt nằm phía sau dạ dày ở bụng trên. Tuyến tụy sản xuất các enzyme tiêu hóa và các hormone giúp điều hòa đường huyết. Viêm tụy nhẹ có thể hết mà không cần điều trị, nhưng trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
Tổng quan
Viêm tụy là tình trạng viêm ở tụy. Tụy là một tuyến dài và dẹt nằm phía sau dạ dày ở bụng trên. Tuyến tụy sản xuất các enzyme tiêu hóa và các hormone giúp điều hoà, ổn định đường huyết..
• Viêm tụy có thể xảy ra như viêm tụy cấp – xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày hoặc viêm tụy mãn tính xảy ra trong nhiều năm.
• Viêm tụy nhẹ có thể tự khỏi, nhưng trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
Ảnh minh họa: Viêm tụy cấp là gì?
Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tụy có thể khác nhau, tùy thuộc tuýp viêm tuỵ.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tụy cấp có thể bao gồm:
• Đau bụng trên
• Đau bụng lan ra lưng
• Đau bụng tăng lên sau khi ăn
• Sốt
• Mạch nhanh
• Buồn nôn, nôn
• Đau khi chạm vào bụng
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm tụy mạn bao gồm:
• Đau bụng trên
• Sút cân mà không rõ nguyên nhân
• Phân sống có mỡ, có mùi (nhiễm mỡ)
Ảnh – GS. Đào Văn Long – chuyên gia điều trị các bệnh lý mật, tụy
Nguyên nhân
Viêm tụy xảy ra khi các enzyme tiêu hóa được kích hoạt khi vẫn còn trong tuyến tụy, kích thích các tế bào của tuyến tụy và gây viêm.
Với những đợt viêm tụy cấp lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương tuyến tụy dẫn đến viêm tụy mãn tính. Mô sẹo có thể hình thành trong tuyến tụy, gây mất chức năng. Tuyến tụy hoạt động kém có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và bệnh tiểu đường.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến viêm tụy bao gồm:
• Phẫu thuật ổ bụng
• Nghiện rượu, sử dụng đồ uống có cồn quá mức cho phép
• Xơ nang
• Sỏi mật
• Nồng độ canxi trong máu cao (tăng calci máu), có thể do tuyến cận giáp hoạt động quá mức.
• Tăng triglyceid máu
• Nhiễm trùng
• Chấn thương vùng bụng
• Béo phì
• Bệnh ung thư tuyến tụy
• Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) – một phương pháp được sử dụng để điều trị sỏi mật – cũng có thể dẫn đến viêm tụy.
• Đôi khi không tìm được nguyên nhân gây viêm tụy.
Ảnh minh họa: Một số nguyên nhân gây viêm tụy phổ biến
Các yếu tố nguy cơ
• Uống rượu quá mức: Nghiên cứu cho thấy những người nghiện rượu nặng (những người tiêu thụ bốn đến năm ly mỗi ngày) có nguy cơ bị viêm tụy.
• Hút thuốc lá: Những người hút thuốc trung bình có nguy cơ mắc viêm tụy mãn tính cao gấp ba lần so với những người không hút thuốc. Tin tốt là ngừng hút thuốc làm giảm một nửa nguy cơ mắc viêm tuỵ.
• Béo phì: Bạn có khả năng cao bị viêm tụy nếu bạn béo phì.
• Tiền sử gia đình bị viêm tụy: Vai trò của gen di truyền ngày càng được công nhận trong viêm tụy mãn tính. Nếu có thành viên gia đình bị viêm tụy, khả năng bị bệnh của bạn sẽ cao hơn bình thường – đặc biệt là khi kết hợp với các nguy cơ khác.
Biến chứng
Viêm tụy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
• Nang giả tuỵ: Viêm tụy cấp có thể khiến chất dịch và mảnh vụn tích tụ trong túi nang trong tuyến tụy của bạn. Một nang lớn khi vỡ có thể gây ra các biến chứng như chảy máu trong và nhiễm trùng.
• Nhiễm trùng: Viêm tụy cấp có thể làm cho tuyến tụy dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng tụy là vấn đề nghiêm trọng và cần điều trị chuyên sâu, chẳng hạn như phẫu thuật để loại bỏ các mô bị nhiễm bệnh.
• Suy thận: Viêm tụy cấp có thể gây suy thận, có thể cần được lọc máu nếu suy thận nặng và kéo dài.
• Vấn đề hô hấp: Viêm tụy cấp có thể gây ra những thay đổi hóa học trong cơ thể ảnh hưởng đến chức năng phổi, khiến độ bão hoà oxy trong máu giảm xuống mức thấp nguy hiểm.
• Bệnh tiểu đường: Tổn thương các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy do viêm tụy mãn tính có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, một căn bệnh ảnh hưởng đến chuyển hoá đường trong máu.
• Suy dinh dưỡng: Cả viêm tụy cấp và mãn tính đều có thể khiến tuyến tụy sản xuất ít enzyme cần thiết để phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, tiêu chảy và sút cân, mặc dù bạn có thể vẫn ăn cùng một loại thực phẩm hoặc cùng một lượng thức ăn như trước.
• Ung thư tuyến tụy: Tình trạng viêm kéo dài ở tuyến tụy gây ra bởi viêm tụy mãn tính là một yếu tố nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy.
Ảnh minh họa: Biến chứng của viêm tụy cấp
Chẩn đoán
Các xét nghiệm và các quy trình được sử dụng để chẩn đoán viêm tụy bao gồm:
• Xét nghiệm máu để xác định mức tăng của các enzyme tuyến tụy
• Xét nghiệm phân trong viêm tụy mãn tính để đo mức chất béo có thể cho thấy hệ thống tiêu hóa của bạn không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
• Chụp cắt lớp vi tính (CT) để tìm sỏi mật và đánh giá mức độ viêm tụy.
• Siêu âm ổ bụng để tìm sỏi mật và viêm tụy
• Siêu âm nội soi để xác định tình trạng viêm và tắc nghẽn trong ống tụy hoặc ống mật
• Chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm kiếm những bất thường ở túi mật, tuyến tụy và ống tuỵ.
Điều trị
• Nhịn ăn hoặc hạn chế ăn: Hạn chế ăn một vài ngày để tạo cơ hội cho tuyến tụy phục hồi. Một khi tình trạng viêm trong tuyến tụy được kiểm soát, bạn có thể bắt đầu ăn, uống các chất lỏng trong suốt và ăn thức ăn nhạt. Sau một thời gian, bạn có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường.
Nếu viêm tụy vẫn kéo dài và bạn vẫn cảm thấy đau khi ăn, bác sĩ có thể chỉ định cho ăn qua sonde để cung cấp dinh dưỡng.
• Thuốc giảm đau: Viêm tụy có thể gây đau dữ dội. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc để giúp kiểm soát cơn đau.
• Truyền dịch tĩnh mạch (IV): Khi cơ thể dành năng lượng và các chất dịch để phục hồi tuyến tụy, bạn có thể bị mất nước. Vì lý do này, bạn sẽ có thể phải truyền thêm nước để bảo đảm đủ nước cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Làm gì để phòng tránh viêm tụy mạn tính
Khi viêm tụy được kiểm soát, bác sĩ có thể điều trị dựa vào nguyên nhân của viêm tụy. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm tụy, điều trị có thể bao gồm:
• Thủ thuật loại bỏ tắc nghẽn ống mật: Viêm tụy do ống mật bị hẹp hoặc bị tắc thì cần thực hiện thủ thuật mở rộng ống mật.
• Thủ thuật nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) sử dụng một ống dài gắn camera ở đầu để kiểm tra tuyến tụy và ống mật. Các ống được đưa qua miệng xuống cổ họng, camera sẽ truyền hình ảnh của hệ thống tiêu hóa đến màn hình.
ERCP có thể hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề trong ống mật và ống tụy. Ở một số người, đặc biệt là người cao tuổi, ERCP cũng có thể dẫn đến viêm tụy cấp.
• Phẫu thuật túi mật: Nếu sỏi mật gây ra viêm tụy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
• Phẫu thuật tuyến tụy: Phẫu thuật có thể cần thiết để dẫn lưu chất lỏng hoặc để loại bỏ các mô bệnh từ tuyến tuỵ.
• Điều trị nghiện rượu: Nghiện rượu lâu năm có thể gây viêm tụy. Nếu đây là nguyên nhân gây viêm tụy, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tham gia chương trình điều trị nghiện rượu. Tiếp tục uống có thể làm nặng thêm tình trạng viêm tụy và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị bổ sung cho viêm tụy mạn
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, viêm tụy mạn tính có thể cần điều trị bổ sung, bao gồm:
• Kiểm soát cơn đau bụng: Viêm tụy mạn tính có thể gây đau bụng dai dẳng. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc để kiểm soát cơn đau bụng. Đau dữ dội có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng phương pháp siêu âm nội soi hoặc phẫu thuật để chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau từ tuyến tụy đến não.
• Enzyme hỗ trợ tiêu hóa: Bổ sung enzyme tuyến tụy có thể giúp cơ thể phân giải và tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Enzyme tuyến tụy được bổ sung trong mỗi bữa ăn.
• Thay đổi chế độ ăn uống: Bác sĩ có thể giới thiệu bạn cho một chuyên gia dinh dưỡng, người có thể giúp bạn lên kế hoạch cho những bữa ăn ít chất béo có nhiều chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa: Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy tại phòng khám đa khoa Hoàng Long
Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
• Hệ thống máy nội soi cao cấp, có khả năng phóng đại gấp 300 lần cho hình ảnh sắc nét, chức năng nhuộm màu ảo hiện đại giúp bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác tổn thương ở đường tiêu hóa.
• Đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: GS.TS Đào Văn Long; PGS.TS Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;…
• Chi phí khám và điều trị hợp lý, dịch vụ khám chữ bệnh chất lượng cao;
• Máy siêu âm nội soi thế hệ mới giúp chẩn đoán các bệnh lý về tụy, mật…
• Điều trị viêm tụy theo phác đồ phù hợp với từng người bệnh.
Đặt lịch khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
– Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
– Hotline: 19008904| 024 628 11 331
– Nhắn tin Zalo: 0986954448
– Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong