Viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai và cách khắc phục

Các bà bầu bị viêm đại tràng thường rất lo lắng, vì sợ rằng bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Vậy, cách khắc phục viêm đại tràng khi mang thai như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.

Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc viêm đại tràng?

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất nhạy cảm, do đó chỉ cần những tác động nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thai kỳ được cho là khoảng thời gian nhạy cảm nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Lúc này, rất nhiều vấn đề sức khỏe sẽ có cơ hội phát sinh do hệ miễn dịch của mẹ bầu có dấu hiệu suy giảm.

Hầu như chị em nào cũng trải qua giai đoạn thai nghén, ăn uống khó khăn, nhiều mẹ chán ăn nhưng cũng có những chị em thèm ăn các món thiếu lành mạnh như đồ chua cay. Điều này dễ khiến cho chức năng đại tràng trở nên rối loạn gây ra viêm.

Hơn nữa, mang thai ảnh hưởng từ hormone nội tiết khiến cho tâm lý thay đổi, dễ stress, lo lắng. Những cảm xúc tiêu cực này đều có thể tác động trực tiếp lên đường ruột, làm cho đại tràng căng thẳng và suy yếu, hoạt động co bóp của nhu động ruột rối loạn.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng ở bà bầu

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng ở bà bầu 1

Các dấu hiệu của viêm đại tràng có thể gây nhầm lẫn với những triệu chứng của thời kỳ thai nghén, nên khá nhiều chị em chủ quan, coi đó là chuyện bình thường, họ bỏ qua và không nghĩ tới việc điều trị. Sau đây là một số biểu hiện đặc trưng của bệnh cần chú ý:

Đau bụng

Đây là triệu chứng tiêu biểu ở người bệnh viêm đại tràng, nhưng đối với phụ nữ mang thai càng khiến chị em lo lắng. Cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng rất gần với tử cung nên dễ ảnh hưởng tới thai nhi.

Ngoài ra, triệu chứng này đôi khi che lấp các biểu hiện đau bụng liên quan tới thai sản như động thai, sảy thai, rau bong non,…Do đó, khi có xuất hiện đau bụng kéo dài người bệnh cần phải kiểm tra để điều trị kịp thời.

Đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tình trạng đi ngoài nhiều lần trong giai đoạn mang thai có thể làm gia tăng áp lực trong ổ bụng, khi thai nhi càng phát triển, áp lực này càng lớn.  Trường hợp này có thể dẫn tới tình trạng san giãn ở người mẹ trong bệnh trĩ, chèn ép hệ thống mạch máu chi dưới gây phù.

Chướng bụng đầy hơi

Viêm đại tràng gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi tồi tệ hơn, khiến bà bầu ăn uống khó tiêu, ăn không ngon miệng. Khi mang thai, các cơ bụng phải giãn nở chèn ép vào các thành phần xung quanh, cộng thêm tình trạng chướng bụng khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, bụng ậm ạch, khó chịu.

Rối loạn đại tiện

Bình thường khi mang thai, bà bầu thường phải đối mặt với tình trạng táo bón. Nhưng nếu bị viêm đại tràng trong thai kỳ thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn. Táo bón kéo dài khiến người mẹ phải gắng rặn gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Cách tốt nhất để phát hiện viêm đại tràng khi mang thai đó là kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ. Nếu phát hiện bất thường, chứng tỏ có dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý tốt nhất để không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đọc thêm: Khám bệnh đại tràng ở đâu uy tín?

Bệnh đại tràng khi mang thai có ảnh hưởng gì tới bà bầu và thai nhi?

Theo ý kiến của bác sĩ, bệnh đại tràng ở phụ nữ mang thai tuy không tác động trực tiếp tới thai nhi nhưng có một vài ảnh hưởng gián tiếp. Phải kể tới như:

Cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng

Nguyên nhân do hệ tiêu hóa của bà bầu bị tổn thương nên làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hấp thu dinh dưỡng của thai nhi.

Tăng nguy cơ sinh non

Phụ nữ mang thai khi bị viêm đại tràng thường bị rối loạn đại tiện, đi đại tiện nhiều lần, làm tăng áp lực rặn lên tử cung, người mẹ có thể sinh non khi thai chưa đủ tuần tuổi.

Ảnh hưởng tâm lý

Khi mắc bệnh đại tràng, người mẹ thường bị tâm lý stress, căng thẳng, lo lắng cho tình trạng bệnh. Tâm lý của người mẹ cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, nếu sản phụ dùng thuốc điều trị đại tràng trong 6 tháng cuối của thai kỳ thì hệ thống miễn dịch của bé bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

☛ Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán bệnh đại tràng

Làm thế nào nâng tỷ lệ mang thai khỏe mạnh khi mắc viêm đại tràng?

Khi có ý định mang thai, phụ nữ đang mắc phải viêm đại tràng nên kiểm soát bệnh và làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Trường hợp đang mang thai mà đã bị viêm đại tràng từ trước đó thì các triệu chứng của bệnh sẽ tiếp diễn và trở nên ngày một tồi tệ hơn.

Bệnh viêm đại tràng tái phát khiến bà bầu thường bị thiếu cân, không đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Cơ thể mẹ gầy yếu, suy dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ bị thiếu cân khi đẻ ra.

Do đó, phụ nữ mang thai mắc viêm đại tràng cần hỏi ý kiến bác sĩ khi có dự định mang thai để biết rõ mình phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Lưu ý, các chị em mang thai mắc viêm đại tràng dễ bị thiếu máu so với phụ nữ bình thường, nên trong suốt thai kỳ cần cung cấp đủ sắt vừa đủ cho mẹ và bé được khỏe mạnh.

Làm sao để chữa viêm đại tràng cho bà bầu an toàn và hiệu quả?

Thuốc điều trị viêm đại tràng cho bà bầu

Thuốc điều trị viêm đại tràng cho bà bầu 1

Khi điều trị viêm đại tràng cho bà bầu bằng thuốc cần phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và tác hại của nó. Sử dụng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ và sử dụng khi thật sự cần thiết.

Nếu bà bầu sử dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng, nhất là 2 loại thuốc methotrexate và thalidomide, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu có ý định mang thai cần trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp. Việc đổi thuốc này nên thực hiện trước 3 tháng khi thực hiện dự định mang thai.

Những loại thuốc steroid có thể gây nguy cơ hở hàm ếch ở bé sơ sinh. Các thuốc điều trị viêm đại tràng khác đều cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi các triệu chứng viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai ngày một nặng hơn và kéo dài, cần nhập viện để theo dõi và điều trị cụ thể. Không nên tự ý dùng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Thay vào đó, các bà bầu có thể sử dụng những loại men tiêu hóa lành tính, không ảnh hưởng tới thai nhi, để điều tiết các triệu chứng của viêm đại tràng như là smecta, lactomin, antibio…Đồng thời, bổ sung nguồn lợi khuẩn cần thiết như probiotic từ các thực phẩm lên men hay thực phẩm chức năng được bác sĩ khuyên dùng.

Xem thêm thông tin chi tiết: Thuốc chữa viêm đại tràng cho bà bầu

Chữa viêm đại tràng cho mẹ bầu bằng bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng dùng các vị thuốc thảo dược tự nhiên an toàn cho bà bầu. Áp dụng một số bài thuốc dưới đây giúp cải thiện tình trạng:

Bài thuốc 1

  • Bột nghệ vàng
  • Mật ong nguyên chất

Cách dùng như sau: Mỗi lần sử dụng 2 thìa cà phê bột nghệ ăn chung với 1 thìa cà phê mật ong, ngày uống 1 lần. Có thể trộn bột nghệ chung với mật ong rồi vo thành viên nhỏ cất vào hũ thủy tinh dùng chữa bệnh dần, mỗi lần dùng khoảng 5 viên.

Bài thuốc này khá hiệu quả đối với phụ nữ mang thai giúp kích thích hệ tiêu hóa, kháng khuẩn đồng thời làm lành vết loét ở lớp niêm mạc hoàn toàn. Dùng thuốc liên tục trong 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.

Bài thuốc 2

  • Mè đen 100g
  • Mật ong

Cách sử dụng như sau: Mè đen rang lửa nhỏ cho chín thơm rồi giã nhuyễn bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp kín. Mỗi lần dùng một thìa mè đen ăn chung với 1/2 thìa mật ong, mỗi ngày dùng 2 lần. Cách chữa viêm đại tràng cho bà bầu khá an toàn giúp giảm các triệu chứng của bệnh mà không ảnh hưởng tới thai nhi.

☛ Xem đầy đủ: Cách chữa viêm đại tràng bằng bài thuốc nam

Duy trì chế độ ăn khoa học

Duy trì chế độ ăn khoa học 1

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và bệnh viêm đại tràng nói riêng. Do đó, các mẹ bầu nên lưu ý một số điểm sau để xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường chất xơ cho cơ thể, giúp ngăn ngừa và khắc phục triệu chứng táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước và hạn chế táo bón.
  • Giảm chất béo, bổ sung chất đạm cho cơ thể từ các loại thức ăn dễ tiêu hóa như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các loại thịt nạc, cá nạc. Thịt heo cần băm nhuyễn trước khi chế biến để đường ruột dễ tiêu hóa.
  • Nếu bà mẹ mang thai hay bị đầy bụng tiêu chảy sau khi uống sữa bầu, thì nên thay thế bằng các loại sữa tách béo, sữa không lactose hoặc sữa chua.
  • Không nên ăn rau sống, thức ăn tanh, lạnh, uống nước chưa đun sôi hoặc ăn thức ăn chưa được nấu chín kỹ bởi chúng dễ gây tiêu chảy.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, dưa muối hay các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas,…
  • Thức ăn nên được chế biến dưới dạng hấp luộc giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Bà bầu thường bị những cơn nghén hành hạ, tùy từng người mà nghén nặng hay nhẹ. Do đó, việc ăn uống gặp khá nhiều khó khăn. Có nhiều chị em không ăn uống được gì, ăn là ói ra hết, dễ dẫn tới tình trạng viêm loét ở dạ dày, đại tràng. Chị em xây dựng cho mình chế độ ăn khoa học để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, bị nôn nói cũng phải ăn không được bỏ bữa.

Một số món ăn ngon cho bà bầu bị viêm đại tràng

Đối với người bệnh bị viêm đại tràng chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đặc biệt là bà bầu. Để hạn chế các triệu chứng của bệnh khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng vừa cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé vừa hỗ trợ điều trị hiệu quả:

1/ Món cháo củ sen

Nguyên liệu:

  • Gạo 100g
  • Củ sen 150g
  • Đường trắng 30g

Cách làm như sau:

  • Củ sen bỏ phần vỏ sau đó rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn
  • Gạo vo sạch
  • Cho gạo và củ sen nấu chung với nhau cho tới khi chín mềm, sau đó cho đường và một chút muối vào khuấy tan
  • Ăn món này mỗi ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm

Duy trì chế độ ăn khoa học 2

2/ Món cháo trái vải và hoài sơn

Nguyên liệu:

  • Gạo 60g
  • Hoài sơn (củ mài): 40g
  • Thịt quả vải khô 50g
  • Hạt sen 30g

Cách làm như sau:

  • Các nguyên liệu củ mài, hạt sen và vải khô đều đem giã nhỏ và để chung với nhau
  • Gạo vo kỹ nấu chín sau đó cho 3 nguyên liệu trên vào nấu thật nhừ
  • Ăn khi còn nóng
  • Thời gian điều trị viêm đại tràng bằng món ăn này thường kéo dài từ nửa tháng tới 20 ngày nên dùng vào buổi tối.

Chế độ nghỉ ngơi

Khi mang thai, tâm sinh lý thay đổi thất thường nên bà bầu hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng. Khi căng thẳng, bộ máy tiêu hóa bị co bóp và áp lực lớn đồng thời các axit trong cơ thể tăng cao hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, cần giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái trong thai kỳ có ảnh hưởng rất lớn giúp phòng viêm đại tràng khi mang thai hiệu quả.

☛ Có thể bạn muốn biết: Bị viêm đại tràng có ảnh hưởng tới việc mang thai