Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên? Vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta năm 1858 bởi Đà Nẵng có vị trí chiến lược và địa hình thuận lợi.
Đà Nẵng là cảng nước sâu nên tàu chiến Pháp có thể di chuyển dễ dàng. Hơn nữa, Đà Nẵng cách kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam, sau khi chiếm được Đà Nẵng chỉ cần vượt đèo Hải Vân tiến đánh Huế. Nên Pháp cho rằng có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đà Nẵng nằm trên ranh giới tự nhiên bắc nam, phía tây giáp nước bạn Lào, phía đông giáp biển rộng lớn, phía nam giáp đất Gia Định màu mỡ, vựa lúa lớn nhất nước ta. Do đó, đánh chiếm Đà Nẵng là con đường ngắn nhất, nhanh nhất và tiết kiệm nhất cho Pháp để có thể thuận lợi thực hiện “Đánh nhanh thắng nhanh”.
Không những thế, Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp lập cứ điểm Kitô giáo, Pháp mong nhận được sự ủng hộ của giáo dân khi đổ bộ vào vùng này.
Tại sao Pháp chọn Gia Định là nơi tiến công tiếp theo?
Chúng muốn nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, rồi đánh thắng Huế để khống chế nước ta, nhưng trước sự kháng cự của quân dân ta, ý đồ của liên quân Pháp – Tây Ban Nha không thành hiện thực. Tướng De Genouilly đang bị cầm chân tại Đà Nẵng buộc phải thay đổi kế hoạch và rút 2/3 quân (tức 2000 người) cùng gần một nửa số chiến thuyền (8 chiếc) ra khỏi mặt trận Đà Nẵng nhằm chuyển sang xâm chiếm Gia Định. Theo Tướng De Genouilly, Sài Gòn nằm trên sông, tàu thuyền của quân Pháp sẽ ra vào dễ dàng, không phải hành quân trên bộ; bên cạnh đó, quân dân kinh thành Huế một phần sống dựa vào gạo Sài Gòn, tàu chở gạo từ Sài Gòn ra Huế sẽ ra khơi vào tháng 3, nên chúng quyết định tiến công Sài Gòn – Gia Định để ngăn đường lương thực vào Huế.
Không thể “đánh nhanh, thắng nhanh” ở Đà Nẵng, nên Pháp chọn Sài Gòn làm mặt trận thứ hai vì quả thực Sài Gòn là địa bàn thuận lợi hơn Hà Nội, bởi mạng lưới sông ngòi ở đây chằng chịt, sản vật nhiều, của cải và gạo nhiều. Do đó, Pháp muốn chiếm Sài Gòn để lập nghiệp, trấn thủ, hành quân thuận lợi, thông thương thuận lợi.
Vì sao Pháp không đánh Huế ngay từ đầu?
Pháp không thể đánh thẳng vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là kinh đô của triều đình phong kiến nhà Nguyễn nên việc phòng thủ ở đây rất chắc chắn, nhất là đường biển. Bên cạnh đó, cửa biển Thuận An chỉ có diện tích nhỏ, tàu chiến ra vào không thuận tiện, thuận lợi như cảng biển Đà Nẵng.
Vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?
Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là bởi nhà Nguyễn đã thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối đúng đắn, thiếu ý chí quyết tâm chống giặc. Nhà Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ 19, nhiều nhà tư tưởng đã đề xuất canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng triều Nguyễn đã bác bỏ con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục nền pháp trị cũ; sức mạnh quốc gia ngày một suy yếu, mất dần sức đề kháng trong công cuộc chống Pháp. Có thể thấy, vì những ham muốn ích kỷ của bản thân, triều đình nhà Nguyễn đã hy sinh lợi ích của đất nước.
Trong kháng chiến chống Pháp, triều đình nhà Nguyễn cũng có nhiều sai lầm, như từ bỏ con đường vũ trang kháng Pháp, đi theo con đường hiệp thương và đầu hàng; bỏ qua những cơ hội
Năm 1860, quân Pháp gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc ngừng tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất yếu. Triều đình nhà Nguyễn không nhân cơ hội tấn công mà chỉ cử người đến Gia Định lập phòng tuyến chặn giặc. Trong khi nhân dân không ngừng đánh giặc thì triều đình có tư tưởng thủ hòa.
Đối lập với phong trào nhân dân kháng chiến, triều đình ký với Pháp một hiệp ước ngày 5 tháng 6 năm 1862, cắt ba tỉnh miền Đông cho Pháp, đồng thời chịu nhiều thiệt thòi khác. Sau đó, triều đình cũng ra lệnh giải tán các nghĩa quân chống Pháp. Có thể nói, từ năm 1962, nhân dân kháng chiến tách biệt hoàn toàn với triều đình, chống cả Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta năm 1858 bởi Đà Nẵng có vị trí chiến lược và địa hình thuận lợi.Đà Nẵng là cảng nước sâu nên tàu chiến Pháp có thể di chuyển dễ dàng. Hơn nữa, Đà Nẵng cách kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam, sau khi chiếm được Đà Nẵng chỉ cần vượt đèo Hải Vân tiến đánh Huế. Nên Pháp cho rằng có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam.Đà Nẵng nằm trên ranh giới tự nhiên bắc nam, phía tây giáp nước bạn Lào, phía đông giáp biển rộng lớn, phía nam giáp đất Gia Định màu mỡ, vựa lúa lớn nhất nước ta. Do đó, đánh chiếm Đà Nẵng là con đường ngắn nhất, nhanh nhất và tiết kiệm nhất cho Pháp để có thể thuận lợi thực hiện “Đánh nhanh thắng nhanh”.Không những thế, Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp lập cứ điểm Kitô giáo, Pháp mong nhận được sự ủng hộ của giáo dân khi đổ bộ vào vùng này.Chúng muốn nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, rồi đánh thắng Huế để khống chế nước ta, nhưng trước sự kháng cự của quân dân ta, ý đồ của liên quân Pháp – Tây Ban Nha không thành hiện thực. Tướng De Genouilly đang bị cầm chân tại Đà Nẵng buộc phải thay đổi kế hoạch và rút 2/3 quân (tức 2000 người) cùng gần một nửa số chiến thuyền (8 chiếc) ra khỏi mặt trận Đà Nẵng nhằm chuyển sang xâm chiếm Gia Định. Theo Tướng De Genouilly, Sài Gòn nằm trên sông, tàu thuyền của quân Pháp sẽ ra vào dễ dàng, không phải hành quân trên bộ; bên cạnh đó, quân dân kinh thành Huế một phần sống dựa vào gạo Sài Gòn, tàu chở gạo từ Sài Gòn ra Huế sẽ ra khơi vào tháng 3, nên chúng quyết định tiến công Sài Gòn – Gia Định để ngăn đường lương thực vào Huế.Không thể “đánh nhanh, thắng nhanh” ở Đà Nẵng, nên Pháp chọn Sài Gòn làm mặt trận thứ hai vì quả thực Sài Gòn là địa bàn thuận lợi hơn Hà Nội, bởi mạng lưới sông ngòi ở đây chằng chịt, sản vật nhiều, của cải và gạo nhiều. Do đó, Pháp muốn chiếm Sài Gòn để lập nghiệp, trấn thủ, hành quân thuận lợi, thông thương thuận lợi.Pháp không thể đánh thẳng vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là kinh đô của triều đình phong kiến nhà Nguyễn nên việc phòng thủ ở đây rất chắc chắn, nhất là đường biển. Bên cạnh đó, cửa biển Thuận An chỉ có diện tích nhỏ, tàu chiến ra vào không thuận tiện, thuận lợi như cảng biển Đà Nẵng.Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là bởi nhà Nguyễn đã thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối đúng đắn, thiếu ý chí quyết tâm chống giặc. Nhà Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ 19, nhiều nhà tư tưởng đã đề xuất canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng triều Nguyễn đã bác bỏ con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục nền pháp trị cũ; sức mạnh quốc gia ngày một suy yếu, mất dần sức đề kháng trong công cuộc chống Pháp. Có thể thấy, vì những ham muốn ích kỷ của bản thân, triều đình nhà Nguyễn đã hy sinh lợi ích của đất nước.Trong kháng chiến chống Pháp, triều đình nhà Nguyễn cũng có nhiều sai lầm, như từ bỏ con đường vũ trang kháng Pháp, đi theo con đường hiệp thương và đầu hàng; bỏ qua những cơ hội lịch sử để giành chiến thắng, từng bước đầu hàng hoàn toàn. Ngay từ đầu, đường lối kháng chiến của triều đình đã theo hướng phòng ngự, việc tấn công thiếu chủ động, nhu nhược trước yêu sách của thực dân Pháp.Năm 1860, quân Pháp gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc ngừng tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất yếu. Triều đình nhà Nguyễn không nhân cơ hội tấn công mà chỉ cử người đến Gia Định lập phòng tuyến chặn giặc. Trong khi nhân dân không ngừng đánh giặc thì triều đình có tư tưởng thủ hòa.Đối lập với phong trào nhân dân kháng chiến, triều đình ký với Pháp một hiệp ước ngày 5 tháng 6 năm 1862, cắt ba tỉnh miền Đông cho Pháp, đồng thời chịu nhiều thiệt thòi khác. Sau đó, triều đình cũng ra lệnh giải tán các nghĩa quân chống Pháp. Có thể nói, từ năm 1962, nhân dân kháng chiến tách biệt hoàn toàn với triều đình, chống cả Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.