Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến?

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến nhé.

Giai cấp quý tộc phong kiến là gì? Được hình thành từ đâu?

Giai cấp phong kiến thuộc họ dòng sang. Đây là giai cấp nắm đặc quyền trong thời đại phong kiến hay chiếm hữu nô lệ, có chức tước cha truyền con nối.

+ Được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.

+ Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.

+ Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của những người lao động làm thuê.

Giai cấp quý tộc phong kiến thống trị các giai cấp khác như thế nào?

Vì giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Do đó, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v…

Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.

Giai cấp tư sản đã đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến, để giành lấy địa vị chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình, cởi bỏ những rào cản của xã hội phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến?

Vì giai cấp tư sản là giai cấp có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị xã hội. Họ lại bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu.

Giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến vào trong thời kì trung đại ở Châu Âu là bởi vì:

Giai cấp tư sản mới hình thành, có thế lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

Giai cấp tư sản đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Vì thế để giải quyết mâu thuẫn về kinh tế với địa vị xã hội của chính giai cấp mình, họ đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến để dành địa vị xã hội cho tương xứng.

Nội dung liên quan đến câu hỏi vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến

Xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.

Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v… Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.

Nội dung thể hiện trong các tác phẩm văn hóa Phục Hưng

+ Lên án, đả kích giáo hội kito và giai cấp thống trị phong kiến.

+ Đề cao giá trị con người, coi con người là “khuân vàng thước ngọc”, là sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa.

+ Đòi quyền tự do các nhân, đòi giải phóng con người khỏi trật tự và lễ giáo phong kiến cổ hủ, lạc hậu.

+ Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Bằng những tác phẩm của mình, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí. Ngược lại, giá trị chân chính của con người được đề cao ; con người phải được tự do phát triển. Văn hoá Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Trên đây là nội dung bài viết về vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến và những nội dung liên quan đến chủ đề này. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.