Vì sao bà bầu không được rướn người khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần phải kiêng cữ rất nhiều thứ, từ một số loại thực phẩm cho đến việc tranh một số hoạt động không nên, trong đó bao gồm cả không được rướn người khi mang thai. Đây là khuyến cáo được nhiều người khuyến khích không nên thực hiện để tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Vậy thì vì sao bà bầu không được rướn người khi mang thai?
 

Vì sao bà bầu không được rướn người khi mang thai?
 

Quan điểm về việc bà bầu rướn người khi mang thai

Quan điểm về hành động bà bầu rướn người khi mang thai đều được nhắc đến trong gian và cả theo góc nhìn khoa học. Điều này đã chứng minh rằng đây là hành động mà mẹ không nên làm trong quá trình mang thai để tránh ảnh hưởng đến em bé.

1. Bà bầu không được với tay theo quan điểm dân gian

Dân gian đưa ra rất nhiều quan niệm mà bà bầu nên làm và không nên làm trong quá quá trình mang thai, trong đó có việc kiêng không với tay. Theo quan niệm cho rằng khi mẹ với tay cao để làm các việc như treo quần áo sẽ làm cho em bé trong bị dây rốn quấn cổ, hay còn được gọi là tràng hoa quấn cổ và gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã bác bỏ rằng quan niệm này không có sơ sử khoa học. Vì trên thực tế, việc mẹ với cao tay với hiện tượng tràng hoa quấn cổ ở trẻ sơ sinh không có sự liên quan đến nhau. Mà nguyên nhân dẫn đến tràng hoa quấn cổ đó là em bé trong bụng đã có sự vận động và xoay chuyển tư thế, khiến cho dây rốn quấn vào trong cổ.

Đây là trường hợp rất thường gặp với những bé hiếu động. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng có thể làm cho bé bị dây rốn quấn cổ đó là vì dây rốn có độ dài bất thường hoặc do cấu trúc dây rốn yếu.

2. Rướn người khi mang thai theo góc nhìn khoa học

Mặc dù hậu quả của việc rướn người khi mang thai theo quan niệm dân gian là sai và không có một cơ sở khoa học nào để chứng minh điều này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên thực hiện các động tác với cao tay, nhón chân, rướn người và điều này cũng được các chuyên gia về y tế cảnh báo không nên thực hiện. Mặc dù đây là một thói quen của nhiều bà mẹ để có thể lấy được những vật ở trên cao nhưng điều này lại gây ra rất nhiều nguy cơ không tốt cho cả mẹ và bé.

Cụ thể, theo các chuyên gia, khi mẹ với tay cao kết hợp với nhón chân để lấy đồ vật, lúc này các đầu ngón chân sẽ phải chịu một lực rất lớn để giữ trọng lượng cơ thể. Điều này không tốt, đặc biệt là khi mang thai thì trọng lượng của mẹ lại còn tăng lên khá nhiều so với trước. Nếu như mẹ không thể giữ được thăng bằng thì sẽ rất dễ bị trượt ngã, rất nguy hiểm và đe dọa đến sự an toàn của cả mẹ và bé. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn dẫn đến việc sinh non hay nguy hiểm hơn là sảy thai.

Chưa kể đến việc khi mẹ lấy đồ nặng trên cao, nếu không cẩn thận có thể các vật nặng rơi xuống và gây nguy hiểm cho người mẹ. Cùng với đó là hành động này còn gây khó chịu cho mẹ và bé vì cơ vùng bụng bị căng ra. Vậy nên, dù là đối với quan niệm nào thì bạn cũng biết rằng, việc rướn người là điều cần tránh để bảo vệ cả mẹ và em bé.
 

Vì sao bà bầu không được rướn người
 

Một số tư thế và hành động mẹ bầu cần tránh trong giai đoạn mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ phải kiêng không được được rướn người, với tay, nhón chân để đảm bảo thai kỳ được lớn lên và phát triển bình thường mà bên cạnh đó còn có rất nhiều hành động khác nên tránh. Cụ thể, một số tư thế và hành động mẹ bầu cần tránh trong giai đoạn mang thai đó là:

Không trèo cao: Đây là một hành động mà mẹ bầu tuyệt đối cần tránh. Bởi vì khi đứng lên ghế hoặc lên thang, mẹ bầu rất dễ bị mất thăng bằng và ngã. Trong trường hợp này thì việc nguy hiểm dẫn đến sinh non hoặc nặng hơn là sảy thai là rất lớn.

Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu: Khi ngồi hoặc đứng trong một khoảng thời gian dài, các mạch máu lưu thông có thể bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai hoặc một số bệnh thường gặp ở mẹ bầu như giãn tĩnh mạch, phù chân.

Hạn chế ngồi xổm: Có thể bạn không biết nhưng việc ngồi xổm sẽ gây chèn ép tử cung và ảnh hưởng không tốt cho em bé. Vậy nên, tư thế đúng cách đó là mẹ bên ngồi trên ghế có tựa lưng để cho cơ thể được cảm thấy thoải mái nhất. Không những thế, bạn cũng nên tham khảo các tư thế ngồi cho bà bầu để giúp mẹ thoải mái mà vẫn tốt cho sự phát triển của bé yêu.

Không nằm ngửa: Một tư thế khác mẹ bầu nên tránh đó chính là nằm ngửa khi ngủ. Bởi vì trong những tháng cuối, khi bầu to mà mẹ còn nằm ngửa sẽ rất dễ khiến cho các động mạch, cột sống… bị chèn ép và làm giảm lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Theo như các chuyên gia tư vấn thì tư thế tốt nhất cho bà bầu đó là nằm nghiêng về bên trái.

Hạn chế khom lưng: Hành động khom lưng cũng là điều mà mẹ bầu nên hạn chế để tránh gây sức ép lên cột sống dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị đau lưng.

Tránh thực hiện các hoạt động mạnh: Những hoạt động thực hiện với cường độ mạnh không chỉ khiến cho bản thân người mẹ cảm thấy mệt mỏi mà hơn hết, điều này còn dễ gây ra tình trạng sinh non.

Không mang vác vật nặng: Cũng giống như việc thực hiện các hoạt động mạnh, mang vác vật nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người mẹ thường xuyên bị đau lưng, mệt mỏi và dễ dẫn đến nguy cơ sinh non. Hơn hết là nếu không cẩn thận, mẹ còn có thể sẽ bị ngã, dẫn đến sảy thai.
 

Bà bầu rướn người
 

Các tư thế tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Bên cạnh những tư thế mẹ bầu nên tránh thì bên cạnh đó, cũng có các tư thế tốt cho người mẹ và em bé. Cụ thể đó là:

Nằm nghiêng về bên trái: Đây là tư thế được nhiều chuyên gia khuyến các bà bầu nên thực hiện bởi vì điều này không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà bên cạnh đó còn hiệu quả cho quá trình lưu thông máu, cung cấp dinh dưỡng tốt hơn cho em bé. Đồng thời, tư thế này nằm cũng giúp cho động mạch chủ không bị chèn ép tử cung, giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn.

Đi lại nhẹ nhàng: Nhiều người thường thắc mắc bà bầu đi nhiều có tốt không? Có thai thì đi lại thế nào cho an toàn? Theo các chuyên gia, phụ nữ khi đang mang thai chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, mỗi ngày nên đi bộ khoảng 30 phút để cơ thể được thả lỏng, tăng khả năng lưu thông máu, giúp cho cơ thể được khỏe mạnh và đồng thời cũng là giúp cho mẹ ngủ ngon hơn.

Dùng gối ôm khi ngủ: Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm gối ôm để bà bầu gác chân hoặc dựa lưng khi nằm và bạn cũng có thể dùng sản phẩm này. Như vậy, giấc ngủ của mẹ sẽ ngon hơn, dễ chịu và đặc biệt là tránh được tình trạng đau lưng.

Rướn người khi mang thai

Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa để bạn có thể hiểu được vì sao bà bầu không được rướn người. Đây là một hành động rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới mẹ và em bé. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều hành động và tư thế khác mà mẹ bầu nên cũng như không bên làm. Điều bạn cần làm đó là tìm hiểu về những việc này và thực hiện theo để đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh cũng như bảo vệ cho bản thân mình.