Ví dụ về chiến lược bắt chước sản phẩm của các thương hiệu lớn

Chiến lược bắt chước sản phẩm là gì? Đây có phải là hành vi đạo nhái sản phẩm hay không? chiến lược này có những ưu nhược điểm nào mà doanh nghiệp cần phải lưu ý? Hãy cùng phân tích một ví dụ về chiến lược bắt chước sản phẩm để hiểu hơn về chiến lược này.

Trong bài viết dưới đây, đơn vị Tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo Online TOMAZ sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Xem ngay!!

Chiến lược bắt chước sản phẩm là gì?

Chiến lược bắt chước sản phẩm là chiến lược thực hiện khi thị trường có các thay đổi nhất định. Sản phẩm của bạn đã không còn phù hợp nhưng doanh nghiệp chưa dám đổi mới trước vì sợ những rủi ro. Khi đó doanh nghiệp đưa ra các giải pháp bắt chước sản phẩm mới các hãng khác phát hành có hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ dựa vào sản phẩm của đối thủ đã thành công trên thị trường để thực thi chiến lược người theo sau 

Ví dụ về chiến lược bắt chước sao chép sản phẩm 

Sao chép sản phẩm là một dạng chiến lược thực hiện giống người đi trước từ  sản phẩm, bao gói, cách phân phối, cách quảng cáo,…Một trong những cách thực hiện dạng chiến lược sao chép sản phẩm này là cách giả mạo. Doanh nghiệp cố ý tạo ra sự lẫn lộn giữa sản phẩm đã thành công và sản phẩm sao chép. Đây là cách làm không được ủng hộ cũng như làm mất thiện cảm của khách hàng với thương hiệu.

Sản phẩm kẹo hương xoài nhân muối ớt Alpenliebe được nhiều đơn vị sao chép sản phẩm trên thị trường thời gian qua

Sản phẩm kẹo hương xoài nhân muối ớt Alpenliebe được nhiều đơn vị sao chép sản phẩm trên thị trường thời gian qua

Ví dụ về chiến lược bắt chước sản phẩm dạng sao chép này có thể thấy nhiều ở các thương hiệu bánh kẹo, hàng tiêu dùng. Gây nhầm lẫn và bức xúc với nhiều khách hàng.

Có thể bạn đã biết, sự bùng nổ về loại kẹo mới mang tính đột phá vào cuối năm 2020 của Alpenliebe là kẹo hương xoài nhân muối ớt. Một sự kết hợp độc đáo phá vỡ những nguyên tắc về kẹo ngọt trước đây giúp cho Alpenliebe đạt thành công lớn. 

Sau khi kẹo hương xoài nhân muối ớt được đón nhận rất tích cực, có nhiều đối thủ của Alpenliebe thực hiện chiến lược bắt chước sản phẩm. Từ sản phẩm, bao bì đến cách phân phối các đơn vị này không có gì khác biệt. Tuy có thể thu về doanh thu nhưng lại khiến thương hiệu mất điểm với người tiêu dùng.

Ví dụ về chiến lược bắt chước kiểu sản phẩm 

Cũng là dạng bắt chước sản phẩm phát hành trước ở nhiều phương diện nhưng đơn vị cố tạo ra được những điểm khác biệt so với sản phẩm ấy. Tuy nhiên, khác biệt chỉ có thể dừng lại ở cách đóng gói, quảng cáo hay định giá,… Những chiến lược marketing phần lớn vẫn sẽ giống nhau

Coca - Cola và Pepsi là những đối thủ sử dụng chiến thuật bắt chước sản phẩm điển hình

Coca – Cola và Pepsi là những đối thủ sử dụng chiến thuật bắt chước sản phẩm điển hình

Ví dụ về chiến lược bắt chước sản phẩm dạng nhái kiểu sản phẩm có thể thấy nhiều ở các ông lớn đầu ngành. Chẳng hạn như 2 đối thủ có sức ảnh hưởng nhất ngành nước giải khát là Coca-cola và Pepsico.

Coca-cola và Pepsico luôn có những chiến lược bắt chước sản phẩm với đa phần các dòng sản phẩm nước uống. Mỗi khi hãng này ra mắt một loại thức uống hương vị mới, chẳng bao lâu hãng còn lại cũng cho ra mắt sản phẩm có hương vị tương tự. Tuy nhiên trong khi Coca-cola luôn nhấn mạnh đến thức uống thì pepsi lại chọn cách nhấn mạnh đến người dùng thức uống.

Một số Ví dụ về chiến lược bắt chước sản phẩm của hai ông lớn này có thể kể đến các thương hiệu nước uống như:

  • Nước ngọt có ga Coca – cola và Pepsi
  • Nước uống tinh khiết Aquafina và Dasani
  • Nước cam ép Twister và Splash

Ví dụ về chiến lược bắt chước cải tiến sản phẩm

Đây là dạng bắt chước sản phẩm khiến các thương hiệu phát hành trước lo lắng nhất. Đơn vị đi sau dựa trên các hoạt động và sản phẩm của người dẫn đầu để đi theo nhưng chủ động cải tiến những điểm chưa hợp lý. Đổi mới cách đóng gói, cải tiến kênh phân phối, đổi mới lực lượng bán hàng,… Cố gắng làm tốt những điểm nhỏ nhất để tạo nên bước nhảy vượt bậc trên thị trường.

Omo có những chiến lược cải tiến sản phẩm theo kịp với nhu cầu người dùng

Omo có những chiến lược cải tiến sản phẩm theo kịp với nhu cầu người dùng

Ví dụ về chiến lược bắt chước sản phẩm dạng cải tiến sản phẩm có thể thấy rất nhiều và ở hầu hết mọi thương hiệu ở thị trường. Hầu hết các sản phẩm đều có những khoảng thời gian nhất định. Nếu không cải tiến sản phẩm theo đúng nhu cầu thị trường cũng như những đổi mới so với đối thủ thì rất nhanh thương hiệu của bạn sẽ bị lãng quên. Do đó hầu hết các thương hiệu đều có những chiến lược bắt chước sản phẩm dạng cải tiến. Cải tiến sản phẩm hiện tại dựa trên những đổi mới của đối thủ. 

Chẳng hạn như OMO được biết đến như một thương hiệu bột giặt quốc dân mà người người, nhà nhà thế hệ trước đều dùng. Thế nhưng, theo thời gian OMO đã có những cải tiến như nước giặt máy, nước giặt tinh dầu, viên giặt tiện lợi,…Có cả viên nén vệ sinh lồng giặt, nước giặt tăng cường và những sản phẩm giặt tẩy khác.

Bên cạnh nghiên cứu thị trường thì việc áp dụng chiến lược bắt chước sản phẩm dạng cải tiến đã giúp OMO đạt được những thành tựu như hôm nay. Các thương hiệu khác muốn tồn tại và phát triển bền vững trong xã hội đổi mới liên tục này thì chắc phải biết đến chiến lược này.

Trong bài viết trên TOMAZ – Đơn vị tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo online đã giúp bạn tìm hiểu ví dụ thực tế về ví dụ chiến lược bắt chước sản phẩm . Hy vọng mang đến cho bạn được những kiến thức hữu ích và thú vị.

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG THÚ VỊ KHÁC TẠI ĐÂY

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0977 47 47 90 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

TOMAZ – Công ty tư vấn và triển khai chiến lược quảng cáo online chỉ tính phí theo kết quả đạt được.

TOMAZ – ĐẠT KẾT QUẢ TRẢ CHI PHÍ

Văn phòng 1: 29 Nguyễn Tấn Kỳ, Phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi
Văn phòng 2: 668 Phạm Văn Bạch, Phường 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 0977 47 47 90
Email: [email protected]
Fanpage: facebook.com/tomaz.vn