Ví dụ minh họa dạy học giải quyết vấn đề trong môn Tự nhiên xã hội ở Tiểu học – 123docz.net

– Khái niệm Năng lực công nghệ: là khả năng huy động kiến thức, kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật thực hiện nhiệm vụ theo một phương pháp, quy trình công nghệ nhất

VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

2.2. Ví dụ minh họa dạy học giải quyết vấn đề trong môn Tự nhiên xã hội ở Tiểu học

Vận dụng qui trình dạy học GQVĐ được đề xuất ở trên, chúng tôi xây dựng ví dụ minh
họa trong dạy học một hoạt động của Bài 46 – Khả năng kì diệu của lá cây môn TN&XH 3.
Mục tiêu của hoạt động dạy học này giúp HS biết được chức năng thoát hơi nước của lá cây.
Đồng thời rèn luyện cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nghiên cứu khoa học, làm
việc nhóm,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

– Bước 1. Đặt vấn đề.

GV đưa tình huống cho vấn đề:
Chúng ta đều biết rằng hàng ngày
rễ cây hút một lượng lớn nước
vào thân cây. Cây dùng nước để
quang hợp và sử dụng cho các
hoạt động sống khác và chỉ giữ
lại một phần rất nhỏ. Vậy phần
nước còn lại đã đi đâu?

Học sinh đọc các kiến thức về chức năng của rễ cây đã
được học:

+ Rễ cây có chức năng hút nước và chất khoáng cho
cây.

+ Tìm hiểu về chức năng của lá cây: Lá cây có chức
năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

– Yêu cầu HS phân tích tình
huống để nhận biết được vấn đề.

– Bước 2: Đề xuất các giải thuyết
để giải quyết vấn đề

Gv tổ chức cho cả lớp học đề xuất
các giả thuyết cho vấn đề đặt ra

HS đề xuất giải thuyết: Ở cây quá trình thoát hơi nước
diễn ra ở lá cây.

– Bước 3: Lập kế hoạch và thực
hiện giải quyết vấn đề

GV chia lớp thành 4 nhóm. HS
trong mỗi nhóm làm việc độc lập,
sau đó nêu ý kiến thảo luận
nhóm, thống nhất và đề xuất dụng
cụ, cách tiến hành thí nghiệm.
GV có thể định hướng cho các
nhóm lựa chọn thí nghiệm và hỗ
trợ HS trong quá trình tiến hành
thí nghiệm. GV có thể chia nhóm
HS tiến hành thí nghiệm: Nhóm
1 và 2 làm thí nghiệm 1; Nhóm 3
và 4 làm thí nghiệm 2.

GV lưu ý HS trong quá trình làm
thí nghiệm đều sửu dụng 2 cây
tươi. Một cây cần cắt bỏ lá, 1 cây
còn lá để chứng minh được vài
trò của lá trong thí nghiệm.

– HS đề xuất dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm

+ Thí nghiệm 1:

Bước 1: Trồng hai cây tươi vào chậu: chậu A cắt bỏ
lá, chậu B không cắt bỏ lá

Bước 2: Chùm túi ni lông vào cả hai cây
Bước 3: Để sau vài giờ và quan sát

Kết quả: thành túi ni lông ở chậu A vẫn trong. Thành
túi ni lông ở chậu B mờ đi, không nhìn thất rõ lá, có
những giọt nước li ti ở trong đó.

Giải thích: Do ở chậu B cây có lá nên có hiện tượng
thoát hơi nước làm cho túi ni lông bị mờ đi, chậu A
cây không còn lá nên không có hiện tượng này

+ Thí nghiệm 2:

Bước 1: Lấy hai lọ thủy tinh A và B có mức nước bằng
nhau trên phủ một lớp dầu. Lọ A có cây tươi có rễ,
thân, lá. Lọ B có cây tươi có rễ, thân và không có lá
Bước 2: Đặt cả hai lọ lên bàn cân sao cho cân thăng
bằng

Bước 3. Để sau 2 giờ và quan sát hiện tượng xảy ra.
Kết quả: Sau 2 giờ, mực nước ở lọ A giảm xuống và
mực nước ở lọ B giữ nguyên. Cán cân lệnh về phía có
lọ B.

Giải thích: Do cây ở lọ A có hiện tượng thoát hơi nước
qua lá và nước đó là do dễ hút lên. Làm cho nước trong
lọ A giảm đi. Lọ B không có hiện tượng đó nên cân
nghiêng về phía lọ B.

– Bước 4: Kết luận

GV tổ chức cho HS thảo luận và
yêu cầu các nhóm cử đại diện
trình bày kết quả nghiên cứu của
nhóm mình, học sinh các nhóm
khác nêu thắc mắc

Kết luận: Từ hai thí nghiệm trên
rút ra kết luận: Phần lớn nước do
rễ hút lên sẽ được thải ra ngoài
qua hiện tượng thoát hơi nước ở
lá.

– Đại diện nhóm 1 và 2: Thí nghiệm 1: Đã chứng minh
được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây
không có lá không có hiện tượng đó. Tuy nhiên chưa
chứng minh được lượng nước thoát ra là do dễ hút lên.
– Đại diện nhóm 3 và 4: Thí nghiệm 2. Chứng minh
được nước do dễ hút lên đã được thoát ra ngoài qua lá
cây.

Giải thuyết đưa ra là đúng

(Trang 74 -75 )

Một phần của tài liệu
VOL.48-XH_3.2021