Vết sưng do bị ong đốt phải làm gì để chữa khỏi?
Vết sưng do bị ong đốt phải làm gì mới hết?
Bị ong đốt không phải là tai nạn hiếm gặp. Vết ong đốt bị sưng nếu không được xử lý đúng các có thể gây đau đớn và mang đến nguy cơ đối với sức khỏe. Vậy khi bị ong đốt phải làm gì để hết sưng?
Bị ong đốt là một trong những tai nạn có thể gặp trong cuộc sống và nếu bị ong đốt phải làm gì với vết sưng và những tổn thương khác do chúng để lại? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây, đồng thời bạn cũng tìm thấy những kiến thức khác để xử lý giúp đảm bảo sức khỏe và tính mạng của nạn nhân.
Mục Lục
Bị sưng do ong đốt gây những nguy cơ nào?
Bị ong đốt là tai nạn không phải là không thể xảy ra trong cuộc sống. Ở Việt Nam, có khá nhiều loại ong có thể đốt người như: ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày, ong vàng… Độc tính của mỗi loài khác nhau nên cách xử lý cũng không giống nhau. Vết ong đốt thường sẽ bị sưng đỏ gây đau đớn và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe và tính mạng như: sốc phản vệ, tan máu, suy thận cấp…
Loài ong khác nhau có độc tính vết đốt khác nhau.
Tùy theo loài ong và thể trạng của nạn nhân, vết ong đốt có thể bị sưng đỏ trong vài ngày đến vài tuần. Ong có thể đốt tại nhiều vị trí như vùng đầu, mặt hay cổ gây biến chứng phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân, khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ, tụt huyết áp…
Cách sơ cứu khi bị ong đốt như thế nào?
Nếu sơ suất bị ong đuổi theo đốt, bạn cần chạy thật nhanh ra khỏi đó, đồng thời thực hiện những cách sơ cứu khi bị ong đốt dưới đây:
- Lấy nọc ong ra khỏi bề mặt da. Dùng nhíp để gắp vòi chích ra nhanh chóng. Nếu vòi ong lún sâu vào da, không nên dùng tay để nặng ra vì có thể khiến nó cắm sâu vào mạch máu dẫn đến độc tố lan ra toàn cơ thể.
- Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch iot.
- Dùng biện pháp phù hợp để giảm đau tại vị trí bị ong đốt.
- Uống nhiều nước để pha loãng độc tố và đào thải độc tố ra ngoài.
- Nếu vết ong đốt bị ngứa thì không nên gãi. Hành động này khiến da bị tổn thương và tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhanh chóng lấy ngòi ong ra sau khi bị đốt.
Cần phải thực hiện những biện pháp trên càng sớm càng tốt để giảm bớt tác hại của độc tố trước khi được chữa trị y tế. Đặc biệt, cần lưu ý những loài ong có độc lực cao như ong bắp cày hay ong vò vẽ. Nếu bị đốt ở những vị trí như đầu, mặt hay cổ, nan nhân có thể xuất hiện những biến chứng như: khó thở, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu… cần được khám và điều trị nhanh chóng.
Vết sưng do bị ong đốt phải làm gì mới hết?
Vị trí bị ong đốt sẽ bị sưng đỏ, đau nhức và ngứa ngáy khó chịu. Vậy bị sưng đau ở khu vực bị ong đốt thì hãy thực hiện những biện pháp sau để xoa dịu vết sưng và hạn chế độc tố lan rộng ra khu vực khác:
Chườm đá viên
Dùng đá viên là cách đơn giản để giảm sưng do ong đốt.
Sử dụng đá viên để chườm vết đốt là cách hiệu quả để giảm sưng và giảm đau. Thực hiện bằng cách bọc đá viên trong khăn mềm và chườm lên vết ong đốt trong khoảng 20 – 30 phút. Đây là cách dễ áp dụng và tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Bôi kem đánh răng
Thành phần trong kem đánh răng có tác dụng trung hòa độc tố trong nọc ong. Khi bị ong đốt, hãy bôi một lớp mỏng kem đánh răng lên vị trí bị đốt. Bôi kem đánh răng để giảm sưng đau do ong đốt là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể tự thực hiện ngay tại nhà.
Bôi mật ong
Mật ong được chứng minh có tác dụng làm giảm cơn đau vết thương do bị ong đốt. Bôi một ít mật ong lên vết đốt và giữ nguyên trong vòng 30 phút. Những ai bị dị ứng với mật ong thì nên áp dụng phương pháp khác.
Đắp bùn
Lấy một ít đất trộn cùng với nước để tạo hỗn hợp bùn đắp lên trên vết thương. Khi lớp bùn đã khô thì rửa sạch da với nước. Phương pháp này giúp giảm đau và hạn chế độc tố hiệu quả.
Sử dụng dấm táo
Dấm táo hiệu quả trong kháng viêm và giảm sưng vết ong đốt nhanh chóng. Thoa dấm táo lên vết ong đốt giúp xoa dịu vết thương và giảm cảm giác ngứa. Thực hiện hai lần mỗi ngày để làm lành vết thương và loại bỏ độc tố.
Dấm táo hiệu quả trong việc trung hòa độc tố do ong đốt.
Làm cách nào để phòng tránh bị ong đốt?
Bị ong đốt không phải là tai nạn phổ biến nhưng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nạn nhân. Do đó, cần cố gắng để tránh việc bị đốt bằng những biện pháp sau:
- Hạn chế đi lại ở những nơi có nhiều tổ ong.
- Căn dặn trẻ em không chọc phá tổ ong.
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi lấy mật ong.
- Dùng khói hoặc lửa để xua đuổi đàn ong chứ không nên dùng que hoặc gậy chọc vào tổ ong.
- Thường xuyên tỉa cành các cây trong vườn để hạn chế việc ong làm tổ xung quanh nhà.
- Đi dã ngoại trong rừng thì nên chọn trang phục che kín co thể để hạn chế nguy cơ bị ong đốt.
Như vậy, qua những thông tin trên, mong rằng bạn đã biết cách sơ cứu khi bị ong đốt cũng như những phương pháp giúp làm giảm sưng vết thương hiệu quả. Hãy nhanh chóng áp dụng những biện pháp cần thiết để hạn chế sự tổn thương gây nên bởi vết đốt. Đồng thời, hãy thực hiện biện pháp phòng ngừa để tránh tai nạn bị ong đốt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.