VỀ MỘT KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX (Trường hợp Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch)
ThS. Lê Thị Hải Yến
1. Mở đầu
Thời trung đại Việt Nam, mẫu hình trí thức tồn tại lâu dài nhất, có tác động lớn nhất đến đời sống tinh thần xã hội là nhà nho. Viết về loại hình (kiểu tác giả) nhà nho đã có nhiều thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước: GS. Trương Tửu, GS. Trần Đình Hượu, PGS. TS Trần Ngọc Vương. Một số các công trình luận án, luận văn, bài nghiên cứu triển khai đề tài theo kiểu nghiên cứu từng loại nhà nho riêng biệt: kiểu hành đạo Nguyễn Du/ Nguyễn Đình Chiểu/ Đào Tấn; kiểu ẩn dật Nguyễn Bỉnh Khiêm/ Nguyễn Khuyến; kiểu tài tử Nguyễn Công Trứ/ Cao Bá Quát… Dù đã thực sự nỗ lực trong việc phân chia loại hình nhà nho song các nhà nghiên cứu cũng phải thừa nhận rằng sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Nguyên nhân do tính nguyên hợp của loại hình trí thức nhà nho, rất khó xác định vị một cá nhân nào đó là thuộc mẫu nhà nho này hay mẫu nhà nho kia. Trong trường hợp như thế, chúng ta bằng lòng với cách phân chia loại hình tác giả nhà nho thành ba kiểu cơ bản: nhà nho hành đạo; nhà nho ẩn dật; nhà nho tài tử.
Trong ba kiểu nhà nho trên, nhà nho hành đạo (còn gọi là nhà nho nhập thế, nho sĩ quan liêu) là loại hình nhà nho chính thống chiếm vị trí lớn, áp đảo. Do những đặc điểm riêng về lịch sử, giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, khi lí tưởng trung quân bị rạn nứt, con đường đi hành đạo của nhà nho qua hai ngã rẽ: một kiểu hành đạo truyền thống như Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889), Nguyễn Thông (1827-188), Phan Văn Trị (1830-1910), Nguyễn Quang Bích (1832-1890)… với tinh thần trung nghĩa, đứng lên dùng thơ văn làm vũ khí chống lại thực dân Pháp. Họ trăn trở về con đường chống Pháp cứu nước, đề cao tinh thần nghĩa khí của một bậc anh hùng và khí tiết của một nhà nho. Nhận diện sáng tác của kiểu tác giả này, có thể thấy, thơ văn yêu nước trở thành chủ lưu, đa dạng, dồi dào, là nguồn sức mạnh tinh thần của dân tộc. Một kiểu nhà nho hành đạo khác do được tiếp xúc với văn minh phương Tây, nhìn ra được vấn đề mới, đề xuất hàng loạt cải cách hướng tới tiến bộ khoa học kĩ thuật, khát vọng đưa đất nước phát triển theo mô hình xã hội phương Tây. Ở đây, chúng tôi đề cập đến bốn gương mặt canh tân tích cực nhất: Phạm Phú Thứ (1821-1882), Đặng Huy Trứ (1825-1890), Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898). Các sáng tác của họ từ văn chính luận đến thơ ca chan chứa nỗi niềm ưu thời mẫn thế, niềm phẫn uất trước thực tại, khao khát đổi thay với tinh thần trách nhiệm rất cao của người trí thức đối với đất nước. Chúng tôi gọi họ là kiểu nhà nho hành đạo mang tư tưởng canh tân hay gọi tắt là nhà nho cải cách, nhà nho canh tân.
2. Nội dung
2.1. Từ nhà nho truyền thống
Trong truyền thống, nhà nho hành đạo là những người sẵn sàng thực hành những nguyên tắc đạo lý của Nho gia, sẵn sàng dấn thân nhập cuộc, suốt đời nguyện thực hiện lý tưởng “Thượng trí quân, hạ trạch dân” (trên thì giúp vua, dưới thì chăm dân). Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương, con đường đi của một nhà nho hành đạo: Đỗ đạt – làm quan – cáo quan. Nhà nho hành đạo tìm thấy ý nghĩa và lẽ sống ở lý tưởng Nho giáo. Họ đề cao đạo và chí, chú trọng đến vấn đề tu thân, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đối với nhà nho hành đạo truyền thống phải có hai điều kiện tiên quyết: 1. Được học tập trong môi trường của Nho giáo; 2. Đi thi đỗ đạt và ra làm quan.
Phạm Phú Thứ (1820-1883) tên thật là Phạm Hào, tự Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu là Giá Viên, Trúc Ẩn, người làng Đông Bàn, huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam. Sinh trong gia đình dòng dõi nho học,vốn có tiếng thông minh, học giỏi, ông đỗ Giải nguyên năm 1842 khi mới 22 tuổi, thi Hội đỗ Hôi nguyên, Đệ giáp đồng Tiến sĩ khoa thi 1843. Phạm Phú Thứ hành đạo rất tích cực, đã giữ nhiều chức quan khác nhau trong triều đình Tự Đức, cao nhất lên đến Thượng thư bộ Hộ, sung Thương chính đại thần. Mang trong mình khí chất của nhà nho, ông từng dâng sớ can gián vua Tự Đức không nên ham mải vui chơi. Dù bị thăng giáng nhiều lần nhưng Phạm Phú Thứ vẫn kiên trì theo đuổi con đường canh tân, học tập những cái mới nhằm cứu vãn tình thế nước nhà trước nguy cơ xâm lăng của thực dân Pháp. Còn Đặng Huy Trứ (1825-1873) tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trại là người làng Hưng Điền, Thừa Thiên Huế. Đặng Huy Trứ sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở nông thôn, ông nội Đặng Quang Tuấn (1752 – 1825) – một nhà nho nổi tiếng suốt đời làm nghề dạy học. Ngay từ nhỏ, Đặng Huy Trứ đã được cha truyền dạy cho những chuẩn mực đạo đức Nho giáo: 12 tuổi biết sơ cách ngắt câu khi đọc Ngũ kinh, Tứ truyện và Tam sử, 14 tuổi thông hiểu thể văn tam trường. Chính vì vậy, triết lý đạo đức nhân sinh của Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tư tưởng và hành động của Đặng Huy Trứ. Những giá trị tinh thần quý báu mà ông được thừa hưởng chính là tình cảm yêu thương gắn bó với nhân dân lao động, quí trọng đạo đức, phẩm cách cá nhân, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người con đối với gia đình, làng xóm, sự quý trọng học vấn và sự quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện con người toàn diện. Đỗ Giải Nguyên năm 1847, sau 8 năm dạy học, ông ra làm quan khi đã ngoài ba mươi tuổi, đúng vào lúc giặc Tây nổ súng khiêu khích ở cửa ngõ Kinh đô 1856. Trong gần 20 năm hành đạo ông giữ nhiều chức vụ, ở nhiều nơi: lúc làm ngự sử trong triều đình, khi làm Bố Chánh ở Quảng Nam, lúc lại đi sứ Trung Quốc… Tấm lòng tận tụy của ông với nhà vua, với nhân dân đất nước trước sau “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” chẳng khác gì tiên sinh cùng tên Nguyễn Công Trứ khi xưa. Như vậy, con đường công danh của Phạm Phú Thứ hay Đặng Huy Trứ là con đường lập thân chính thống của các nhà nho hành đạo.
Trường hợp Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch có phần đặc biệt hơn. Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) sinh ở làng Bùi Chu huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo nhưng lại sớm tiếp xúc với Nho giáo, trưởng thành trong môi trường Nho giáo. Ông học thông Tứ thư Ngũ kinh của Nho giáo. Dù không đi thi nhưng ông có thời gian mở trường dạy chữ Hán tại nhà rồi được mời dạy chữ Hán cho giám mục Gauthier (hay Ngô Gia Hậu). Vốn liếng về Hán học của Nguyễn Trường Tộ, như thế, hẳn không thua kém gì những người theo con đường khoa cử. Ông từng được người đời truyền tụng là Trạng Tộ. Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898) tên tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ. Nguyễn Lộ Trạch sinh tại Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, quê gốc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có cha đỗ Tiến sĩ cùng khoa với Phạm Phú Thứ
Về văn chương, theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương, với nhà nho hành đạo “chiếu biểu, cáo, tấu, sớ, thơ, phú, văn sách, cùng với các thứ văn chép sử được xếp lên hàng các thể loại nghiêm túc nhất, chứ không phải từ khúc, hý khúc, tiểu thuyết.” [9, tr.54]. Văn chương “còn là công cụ chính trị, là phương tiện để thực thi giáo hóa. Thứ văn chương đó cũng phải hướng tới đại đa số nhân dân, mà phần lớn là mù chữ, để truyền đạt những thông tri hành chính, quan phương chứ không phải truyền đạt những xúc cảm cá nhân, cho nên dễ hình dung vì sao, chúng là những sản phẩm đồng loạt.” [9, tr.55]. Chúng tôi nhận thấy, trước tác các mà nhà nho canh tân để lại văn chính luận với các thể: điều trần, luận thuyết, tấu, sớ, khải chiếm ưu thế hơn cả. Xét nội dung, Nho giáo xâm nhập mạnh mẽ khiến cho sáng tác của các nhà nho canh tân chưa thoát khỏi phạm trù văn học nhà nho. Nguyễn Lộ Trạch trong lời tựa Quỳ ưu lục từng mượn lời của Trương Quảng Khê vịnh Giả Nghị để bày tỏ hoài bão và lí tưởng của mình: “Ngã diệc vị quân trường thái tức/ “Trị an” đồ tác Hán văn chương” (Ta cũng vì ông than thở mãi/ “Trị an” chỉ một áng văn chương. Văn chương trở thành phương tiện “trị an”, bộc lộ lí tưởng, hoãi bão của một nhà nho nặng lòng với đất nước. Thơ văn của Phạm Phú Thứ hay Đặng Huy Trứ đặc biệt biểu dương những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, trong đó có những giá trị nhân đạo của Nho giáo. Tìm hiểu sáng tác của Đặng Huy Trứ có thể khẳng định chữ “trung” và chữ “hiếu”, chữ “dũng” (rường cột của Nho giáo) là nội dung chủ đạo. Đối với Nguyễn Trường Tộ ông luôn coi ngôi vua là quí, chức quan là trọng, không muốn thay đổi chế độ quân chủ mà muốn có một người cầm quyền đủ khả năng dẫn dắt muôn dân đất nước. Hơn thế, qua các bản điều trần, chúng ta thấy rõ là ông có một vốn liếng về Hán học rất lớn, không thua các vị khoa bảng của triều đình Huế lúc bấy giờ. “Văn chương cú pháp cũng như những nhận thức về lịch sử, luật lệ Đông Phương cũ qua các bài viết của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình vua Tự Đức, không ai chê vào chỗ nào.” [1, tr.20]. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, ông đã tiếp thu Nho giáo khá sâu sắc và thiết thực. Ông vận dụng các khái niệm Nho giáo để biểu đạt các ý tưởng của mình về thời thế, về đạo lý có tính thuyết phục cao. Mặc dù theo Công giáo nhưng Nguyễn Trường Tộ vẫn tiếp tục tư duy theo cách của nho sĩ, vẫn biện luận lịch sử trong viễn cảnh của Kinh Dịch. Ông viết: “Khí đất là từ Bắc đến Nam, vận trời là từ Tây sang Đông. Theo Hà Đồ thì Thủy về phương Bắc, hỏa về phương Nam, kim ở về phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thủy thì diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là lẽ tự nhiên của trời đất luôn như vậy” [1, tr. 107]. Vì thế ông giải thích thất bại của Việt Nam trước Pháp như kết quả tất yếu của thuyết địa chính trị Âm Dương (phía Tây do kim đại diện, đóng vai trò chi phối, phía Đông do mộc đại diện, bị chi phối). Tinh thần của kẻ sĩ nhà nho khiến Nguyễn Trường Tộ đi đến giải thích sức mạnh của phương Tây có được là do biết cách học phương Đông phát triển: “Các nước phương Đông là ông tổ của trăm nghề,… những cái khôn khéo của người phương Tây ngày nay chính là lượm lặt được cái dư thừa của người phương Đông mình ngày xưa”. [1, tr.137]…
Rõ ràng, những triết lý nhân sinh của Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc, làm nền tảng cốt lõi trong việc hình thành, phát triển tư tưởng cũng như hành động của các nhà nho canh tân sau này. Tất nhiên, Nho giáo cũng khiến các nhà nho gặp phải nhiều cản trở trên con đường đi đến khái niệm minh, xã hội phương Tây, duy tân, hiện đại hóa khiến cho tư tưởng canh tân của họ dù tiến bộ nhưng vẫn thất bại. Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại trong một bài viết khác.
2.2. Tiếp xúc với phương Tây và thay đổi phương thức hành đạo
Nửa sau thế kỉ XIX, sự xâm lược của thực dân Pháp, sự bảo thủ trì trệ của Nho giáo đặt ra những vấn đề cấp bách trong tư tưởng và hành động của nhà nho. Gấp rút nhất lúc này là tìm lời giải đáp cho câu hỏi nên duy tân hay thủ cựu, chính đạo hay tà thuyết, chiến hay hòa. Đến đây, các nhà nho gặp phải những nội dung mà tư tưởng – đạo đức chính trị Nho giáo không chuẩn bị cho họ. Câu hỏi đòi ở kẻ sĩ quân tử suy nghĩ, hành động tương ứng. Cùng thời điểm đó, xuất hiện hai dòng tư tưởng canh tân: Dòng một, các nhà nho chưa hề tiếp xúc với văn minh phương Tây với những đề nghị cải cách trong khuôn khổ trật tự xã hội truyền thống, tiêu biểu: Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889), Hoàng Diệu (1829-1882), Nguyễn Quang Bích (1832-1890). Dòng hai, dòng tư tưởng của những nhà nho cấp tiến, tiếp xúc với tân thư, tân báo và những tư tưởng tiến bộ của phương Tây, vượt ra khỏi tư tưởng bảo thủ của Nho giáo, tiêu biểu Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Trên nền tảng của Nho giáo, họ vay mượn các học thuyết khác, cho nên đạo đức là của nhà nho nhưng con đường, phương thức hành đạo đã thay đổi.
Về Đặng Huy Trứ, mặc dù chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của Nho học như nhiều người đã phân tích, nhưng ông có nhiều đề xuất thiết thực, yêu cầu cần phải bỏ lối học từ chương trích cú của Nho học, cần tiếp thu khoa học kĩ thuật của phương Tây để làm cho dân giàu, nước mạnh. Ông coi dân là gốc của nước, là chủ của thần. Ngoài việc là nhà nho duy nhất ở nước ta dám đi buôn, là người đầu tiên đem ngành nhiếp ảnh vào nước ta, Đặng Huy Trứ còn biết đến với tư cách một nhà tiên phong trên con đường canh tân. Ông cùng nhiều nhà nho có tư tưởng canh tân khác đã sớm tìm kiếm những kiến thức mới, mong tìm ra những biện pháp hữu hiệu để cứu dân cứu nước, để tự cường tự trị. Được sự ửng hộ của Phạm Phú Thứ ông được cử đi sứ Trung Quốc hai lần vào năm 1865 và 1867
Về Phạm Phú Thứ, tư tưởng canh tân của ông đã manh nha từ năm 1851 (sau chuyến đi công cán sang Quảng Châu) và có chuyển biến tích cực sau chuyến đi Pháp năm 1863. Thời điểm này, Phạm Phú Thứ được vua Tự Đức sung làm Khâm sai, hội với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp để đàm phán với Pháp và Tây Ban Nha về Hòa ước Nhâm Tuất. Ông sưu tầm và mang nhiều tài liệu biên soạn, đóng thành sách, quyên tiền in ấn giơi thiệu, phổ biến kiến thức mới cho thanh niên trong nước được biết: Bác vật tân biên (Sách nói về khoa học tự nhiên), Khai môi yếu pháp (Sách nói về cách khai mỏ), Hàng hải kim châm (Sách nói về cách đi biển), Vạn quốc công pháp (Lề lối giao thiệp quốc tế). Khi về nước, ngoài bản tường trình cốt để thuyết phục vua Tự Đức mau “cải cách việc học tập và phát triển công nghiệp”, Phạm Phú Thứ còn dâng lên vua hai tác phẩm do ông làm trong chuyến đi, là Tây hành nhật ký và Tây Phù thi thảo. Tuy chuyến đi chỉ gần 9 tháng nhưng Tây hành nhật ký mang lại cái nhìn khá đầy đủ về cả địa lý, chính trị, kinh tế, tôn giáo, phong tục về những vùng đất ông đã đi qua, như cảng Aden, Le Caire, cảng Alexandrie, Toulon, Marseille… về phương Tây và nước Pháp. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bộ sách Tây hành nhật kí được ông cho khắc bản in trên gỗ là sách cổ nhất Việt Nam nói về canh tân.
Về Nguyễn Trường Tộ, lúc trẻ theo đòi bút nghiên song ông không ôm mộng khoa bảng công danh như hầu hết nho sĩ đương thời. Ông dành thì giờ “xôi kinh nấu sử” cho việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình chính trị và những tri thức văn hóa mới mẻ trên thế giới. Theo ông, phải canh tân đất nước, bởi “Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh ra thời đại nào cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì người sinh ra vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa. Rồi dần dần thời thế đổi dời, làm sao có thể mãi mãi ôm giữ phép xưa được” [1, tr.225]. Nguyễn Trường Tộ thông hiểu ngoại ngữ. Ngoài biết chữ Hán, tiếng Trung ông thông thạo tiếng Pháp. ông từng làm phiên dịch cho quân Pháp. Những năm tháng theo giám mục Gauthier sang Ý, đến Pháp, được tiếp xúc với văn minh phương Tây, lối học thực dụng Pháp, Nguyễn Trường Tộ đã có dịp đối chiếu lối học từ chương của ta, từ đó ông đề cao lối học thực dụng và dâng lên triều đình bản điều trần trình bày ý tưởng của mình về việc học kết hợp với hành và việc sửa đổi học thuật. Đi đến đâu về ông kịp thời có điều trần dâng lên vua đến đó. Những đề xuất của ông có tính đột phá so với tư tưởng có của các nhà trí thức đương thời. Với 58 bản điều trần Nguyễn Trường Tộ trở thành nhà nho canh tân tích cực, tiến bộ nhất nửa cuối thế kỉ XIX. Nối chí Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch nổi tiếng là người uyên bác, có kiến thức mới mẻ và đặc biệt có tầm nhìn xa trông. Nguyễn Lộ Trạch ít có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa khoa học kĩ thuật phương Tây, nhưng với khả năng tự tìm tòi sáng tạo ông tìm đến sách báo theo quan điểm phương Tây được viết bằng tiếng Trung, trong đó có những cuốn do Phạm Phú Thứ khắc in giới thiệu. May mắn hơn nhiều nhà nho khác (vì kết hôn với con gái Trần Tiễn Thành), Nguyễn Lộ Trạch được khám phá rất sớm những tài liệu do trí thức cải cách Nguyễn Trường Tộ thảo ra gửi cho vua Tự Đức. Tin tưởng vào thành công của công cuộc cải cách, ông đưa ra khẩu hiệu tẩy chay các kì thi. Ông đã nhìn thấy những điểm hạn chế của Nho giáo, đề xuất tư tưởng canh tân đất nước qua những bản điều trần nổi tiếng: Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, Thiên hạ đại thế luận. Đề xuất cải cách, canh tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch thực sự rất phong phú trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, học thuật, ngoại giao, võ bị, cải cách văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử. Điều đó cho thấy tầm nhìn xa trông rộng, năng lực tư duy, khả năng nhận thức trước thực tế mới của hai nhà nho canh tân này.
Có thể thấy, sự tiếp xúc với văn minh, khoa học kĩ thuật phương Tây đã đem đến chuyển biến lớn lao trong phương thức hành đạo của các nhà nho Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Và vì thế, với các nhà nho canh tân hiện tượng “ba trong một” hay “hai trong một” trở thành hiện tượng nổi bật. Nghĩa là, trong một nhà nho có thể nhìn thấy một nhà văn hóa, một nhà cải cách xã hội, một tác giả văn học. Việc tìm hiểu nhà nho canh tân ở mỗi điểm nhìn trên hứa hẹn sẽ đem đến những đóng góp mới.
3. Kết luận
Trên đây, chúng tôi đã chỉ ra một kiểu nhà nho hành đạo mang tư tưởng canh tân Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX qua trường hợp: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Sinh ra và lớn lên trong môi trường Nho giáo, sớm được tiếp xúc với văn minh, khoa học kỹ thuật phương Tây, quan trọng hơn là đầu óc nhạy bén với cái mới, khát vọng thay đổi vận mệnh đất nước các nhà nho đã có nhiều đề xuất canh tân đất nước. Tư tưởng cải cách của các nhà nho ở nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, văn hóa dù trên thực tế không được chấp nhận và thực thi nhưng nỗi niềm đau đáu vì nước, những đề xuất và văn chương của họ là một tài sản quí của tư tưởng và văn học dân tộc.
Tài liệu tham khảo
Thời trung đại Việt Nam, mẫu hình trí thức tồn tại lâu dài nhất, có tác động lớn nhất đến đời sống tinh thần xã hội là nhà nho. Viết về loại hình (kiểu tác giả) nhà nho đã có nhiều thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước: GS. Trương Tửu, GS. Trần Đình Hượu, PGS. TS Trần Ngọc Vương. Một số các công trình luận án, luận văn, bài nghiên cứu triển khai đề tài theo kiểu nghiên cứu từng loại nhà nho riêng biệt: kiểu hành đạo Nguyễn Du/ Nguyễn Đình Chiểu/ Đào Tấn; kiểu ẩn dật Nguyễn Bỉnh Khiêm/ Nguyễn Khuyến; kiểu tài tử Nguyễn Công Trứ/ Cao Bá Quát… Dù đã thực sự nỗ lực trong việc phân chia loại hình nhà nho song các nhà nghiên cứu cũng phải thừa nhận rằng sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Nguyên nhân do tính nguyên hợp của loại hình trí thức nhà nho, rất khó xác định vị một cá nhân nào đó là thuộc mẫu nhà nho này hay mẫu nhà nho kia. Trong trường hợp như thế, chúng ta bằng lòng với cách phân chia loại hình tác giả nhà nho thành ba kiểu cơ bản: nhà nho hành đạo; nhà nho ẩn dật; nhà nho tài tử.Trong ba kiểu nhà nho trên, nhà nho hành đạo (còn gọi là nhà nho nhập thế, nho sĩ quan liêu) là loại hình nhà nho chính thống chiếm vị trí lớn, áp đảo. Do những đặc điểm riêng về lịch sử, giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, khi lí tưởng trung quân bị rạn nứt, con đường đi hành đạo của nhà nho qua hai ngã rẽ: một kiểu hành đạo truyền thống như Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889), Nguyễn Thông (1827-188), Phan Văn Trị (1830-1910), Nguyễn Quang Bích (1832-1890)… với tinh thần trung nghĩa, đứng lên dùng thơ văn làm vũ khí chống lại thực dân Pháp. Họ trăn trở về con đường chống Pháp cứu nước, đề cao tinh thần nghĩa khí của một bậc anh hùng và khí tiết của một nhà nho. Nhận diện sáng tác của kiểu tác giả này, có thể thấy, thơ văn yêu nước trở thành chủ lưu, đa dạng, dồi dào, là nguồn sức mạnh tinh thần của dân tộc. Một kiểu nhà nho hành đạo khác do được tiếp xúc với văn minh phương Tây, nhìn ra được vấn đề mới, đề xuất hàng loạt cải cách hướng tới tiến bộ khoa học kĩ thuật, khát vọng đưa đất nước phát triển theo mô hình xã hội phương Tây. Ở đây, chúng tôi đề cập đến bốn gương mặt canh tân tích cực nhất: Phạm Phú Thứ (1821-1882), Đặng Huy Trứ (1825-1890), Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898). Các sáng tác của họ từ văn chính luận đến thơ ca chan chứa nỗi niềm ưu thời mẫn thế, niềm phẫn uất trước thực tại, khao khát đổi thay với tinh thần trách nhiệm rất cao của người trí thức đối với đất nước. Chúng tôi gọi họ là kiểu nhà nho hành đạo mang tư tưởng canh tân hay gọi tắt là nhà nho cải cách, nhà nho canh tân.2.1. Từ nhà nho truyền thốngTrong truyền thống, nhà nho hành đạo là những người sẵn sàng thực hành những nguyên tắc đạo lý của Nho gia, sẵn sàng dấn thân nhập cuộc, suốt đời nguyện thực hiện lý tưởng “Thượng trí quân, hạ trạch dân” (trên thì giúp vua, dưới thì chăm dân). Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương, con đường đi của một nhà nho hành đạo: Đỗ đạt – làm quan – cáo quan. Nhà nho hành đạo tìm thấy ý nghĩa và lẽ sống ở lý tưởng Nho giáo. Họ đề cao đạo và chí, chú trọng đến vấn đề tu thân, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đối với nhà nho hành đạo truyền thống phải có hai điều kiện tiên quyết: 1. Được học tập trong môi trường của Nho giáo; 2. Đi thi đỗ đạt và ra làm quan.Phạm Phú Thứ (1820-1883) tên thật là Phạm Hào, tự Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu là Giá Viên, Trúc Ẩn, người làng Đông Bàn, huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam. Sinh trong gia đình dòng dõi nho học,vốn có tiếng thông minh, học giỏi, ông đỗ Giải nguyên năm 1842 khi mới 22 tuổi, thi Hội đỗ Hôi nguyên, Đệ giáp đồng Tiến sĩ khoa thi 1843. Phạm Phú Thứ hành đạo rất tích cực, đã giữ nhiều chức quan khác nhau trong triều đình Tự Đức, cao nhất lên đến Thượng thư bộ Hộ, sung Thương chính đại thần. Mang trong mình khí chất của nhà nho, ông từng dâng sớ can gián vua Tự Đức không nên ham mải vui chơi. Dù bị thăng giáng nhiều lần nhưng Phạm Phú Thứ vẫn kiên trì theo đuổi con đường canh tân, học tập những cái mới nhằm cứu vãn tình thế nước nhà trước nguy cơ xâm lăng của thực dân Pháp. Còn Đặng Huy Trứ (1825-1873) tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trại là người làng Hưng Điền, Thừa Thiên Huế. Đặng Huy Trứ sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở nông thôn, ông nội Đặng Quang Tuấn (1752 – 1825) – một nhà nho nổi tiếng suốt đời làm nghề dạy học. Ngay từ nhỏ, Đặng Huy Trứ đã được cha truyền dạy cho những chuẩn mực đạo đức Nho giáo: 12 tuổi biết sơ cách ngắt câu khi đọc Ngũ kinh, Tứ truyện và Tam sử, 14 tuổi thông hiểu thể văn tam trường. Chính vì vậy, triết lý đạo đức nhân sinh của Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tư tưởng và hành động của Đặng Huy Trứ. Những giá trị tinh thần quý báu mà ông được thừa hưởng chính là tình cảm yêu thương gắn bó với nhân dân lao động, quí trọng đạo đức, phẩm cách cá nhân, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người con đối với gia đình, làng xóm, sự quý trọng học vấn và sự quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện con người toàn diện. Đỗ Giải Nguyên năm 1847, sau 8 năm dạy học, ông ra làm quan khi đã ngoài ba mươi tuổi, đúng vào lúc giặc Tây nổ súng khiêu khích ở cửa ngõ Kinh đô 1856. Trong gần 20 năm hành đạo ông giữ nhiều chức vụ, ở nhiều nơi: lúc làm ngự sử trong triều đình, khi làm Bố Chánh ở Quảng Nam, lúc lại đi sứ Trung Quốc… Tấm lòng tận tụy của ông với nhà vua, với nhân dân đất nước trước sau “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” chẳng khác gì tiên sinh cùng tên Nguyễn Công Trứ khi xưa. Như vậy, con đường công danh của Phạm Phú Thứ hay Đặng Huy Trứ là con đường lập thân chính thống của các nhà nho hành đạo.Trường hợp Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch có phần đặc biệt hơn. Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) sinh ở làng Bùi Chu huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo nhưng lại sớm tiếp xúc với Nho giáo, trưởng thành trong môi trường Nho giáo. Ông học thông Tứ thư Ngũ kinh của Nho giáo. Dù không đi thi nhưng ông có thời gian mở trường dạy chữ Hán tại nhà rồi được mời dạy chữ Hán cho giám mục Gauthier (hay Ngô Gia Hậu). Vốn liếng về Hán học của Nguyễn Trường Tộ, như thế, hẳn không thua kém gì những người theo con đường khoa cử. Ông từng được người đời truyền tụng là Trạng Tộ. Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898) tên tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ. Nguyễn Lộ Trạch sinh tại Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, quê gốc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có cha đỗ Tiến sĩ cùng khoa với Phạm Phú Thứ [1] từng giữ chức Tổng đốc hàm Thượng thư. Năm 20 tuổi, kết hôn với bà Trần Thị Nhàn, con gái Thượng thư bộ Binh Trần Tiễn Thành [2] . Dù không theo con đường khoa cử nhưng ông đọc nhiều sách, kiến thức sâu rộng, học nghề thuốc, đi nhiều nơi, người ta gọi ông là “cậu ấm tàng tàng”. Như vậy, với Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch dù không đi theo con đường của các nhà nho hành đạo truyền thống nhưng họ đều là những kẻ sĩ quân tử, học, tu dưỡng và trưởng thành trong môi trường Nho giáo. Chính yếu tố Hán học, đạo lý Nho giáo đã ăn sâu bén rễ trở thành cội nguồn cho những tư tưởng canh tân của hai ông.Về văn chương, theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương, với nhà nho hành đạo “chiếu biểu, cáo, tấu, sớ, thơ, phú, văn sách, cùng với các thứ văn chép sử được xếp lên hàng các thể loại nghiêm túc nhất, chứ không phải từ khúc, hý khúc, tiểu thuyết.” [9, tr.54]. Văn chương “còn là công cụ chính trị, là phương tiện để thực thi giáo hóa. Thứ văn chương đó cũng phải hướng tới đại đa số nhân dân, mà phần lớn là mù chữ, để truyền đạt những thông tri hành chính, quan phương chứ không phải truyền đạt những xúc cảm cá nhân, cho nên dễ hình dung vì sao, chúng là những sản phẩm đồng loạt.” [9, tr.55]. Chúng tôi nhận thấy, trước tác các mà nhà nho canh tân để lại văn chính luận với các thể: điều trần, luận thuyết, tấu, sớ, khải chiếm ưu thế hơn cả. Xét nội dung, Nho giáo xâm nhập mạnh mẽ khiến cho sáng tác của các nhà nho canh tân chưa thoát khỏi phạm trù văn học nhà nho. Nguyễn Lộ Trạch trong lời tựa Quỳ ưu lục từng mượn lời của Trương Quảng Khê vịnh Giả Nghị để bày tỏ hoài bão và lí tưởng của mình: “Ngã diệc vị quân trường thái tức/ “Trị an” đồ tác Hán văn chương” (Ta cũng vì ông than thở mãi/ “Trị an” chỉ một áng văn chương. Văn chương trở thành phương tiện “trị an”, bộc lộ lí tưởng, hoãi bão của một nhà nho nặng lòng với đất nước. Thơ văn của Phạm Phú Thứ hay Đặng Huy Trứ đặc biệt biểu dương những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, trong đó có những giá trị nhân đạo của Nho giáo. Tìm hiểu sáng tác của Đặng Huy Trứ có thể khẳng định chữ “trung” và chữ “hiếu”, chữ “dũng” (rường cột của Nho giáo) là nội dung chủ đạo. Đối với Nguyễn Trường Tộ ông luôn coi ngôi vua là quí, chức quan là trọng, không muốn thay đổi chế độ quân chủ mà muốn có một người cầm quyền đủ khả năng dẫn dắt muôn dân đất nước. Hơn thế, qua các bản điều trần, chúng ta thấy rõ là ông có một vốn liếng về Hán học rất lớn, không thua các vị khoa bảng của triều đình Huế lúc bấy giờ. “Văn chương cú pháp cũng như những nhận thức về lịch sử, luật lệ Đông Phương cũ qua các bài viết của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình vua Tự Đức, không ai chê vào chỗ nào.” [1, tr.20]. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, ông đã tiếp thu Nho giáo khá sâu sắc và thiết thực. Ông vận dụng các khái niệm Nho giáo để biểu đạt các ý tưởng của mình về thời thế, về đạo lý có tính thuyết phục cao. Mặc dù theo Công giáo nhưng Nguyễn Trường Tộ vẫn tiếp tục tư duy theo cách của nho sĩ, vẫn biện luận lịch sử trong viễn cảnh của Kinh Dịch. Ông viết: “Khí đất là từ Bắc đến Nam, vận trời là từ Tây sang Đông. Theo Hà Đồ thì Thủy về phương Bắc, hỏa về phương Nam, kim ở về phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thủy thì diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là lẽ tự nhiên của trời đất luôn như vậy” [1, tr. 107]. Vì thế ông giải thích thất bại của Việt Nam trước Pháp như kết quả tất yếu của thuyết địa chính trị Âm Dương (phía Tây do kim đại diện, đóng vai trò chi phối, phía Đông do mộc đại diện, bị chi phối). Tinh thần của kẻ sĩ nhà nho khiến Nguyễn Trường Tộ đi đến giải thích sức mạnh của phương Tây có được là do biết cách học phương Đông phát triển: “Các nước phương Đông là ông tổ của trăm nghề,… những cái khôn khéo của người phương Tây ngày nay chính là lượm lặt được cái dư thừa của người phương Đông mình ngày xưa”. [1, tr.137]…Rõ ràng, những triết lý nhân sinh của Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc, làm nền tảng cốt lõi trong việc hình thành, phát triển tư tưởng cũng như hành động của các nhà nho canh tân sau này. Tất nhiên, Nho giáo cũng khiến các nhà nho gặp phải nhiều cản trở trên con đường đi đến khái niệm minh, xã hội phương Tây, duy tân, hiện đại hóa khiến cho tư tưởng canh tân của họ dù tiến bộ nhưng vẫn thất bại. Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại trong một bài viết khác.2.2. Tiếp xúc với phương Tây và thay đổi phương thức hành đạoNửa sau thế kỉ XIX, sự xâm lược của thực dân Pháp, sự bảo thủ trì trệ của Nho giáo đặt ra những vấn đề cấp bách trong tư tưởng và hành động của nhà nho. Gấp rút nhất lúc này là tìm lời giải đáp cho câu hỏi nên duy tân hay thủ cựu, chính đạo hay tà thuyết, chiến hay hòa. Đến đây, các nhà nho gặp phải những nội dung mà tư tưởng – đạo đức chính trị Nho giáo không chuẩn bị cho họ. Câu hỏi đòi ở kẻ sĩ quân tử suy nghĩ, hành động tương ứng. Cùng thời điểm đó, xuất hiện hai dòng tư tưởng canh tân: Dòng một, các nhà nho chưa hề tiếp xúc với văn minh phương Tây với những đề nghị cải cách trong khuôn khổ trật tự xã hội truyền thống, tiêu biểu: Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889), Hoàng Diệu (1829-1882), Nguyễn Quang Bích (1832-1890). Dòng hai, dòng tư tưởng của những nhà nho cấp tiến, tiếp xúc với tân thư, tân báo và những tư tưởng tiến bộ của phương Tây, vượt ra khỏi tư tưởng bảo thủ của Nho giáo, tiêu biểu Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Trên nền tảng của Nho giáo, họ vay mượn các học thuyết khác, cho nên đạo đức là của nhà nho nhưng con đường, phương thức hành đạo đã thay đổi.Về Đặng Huy Trứ, mặc dù chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của Nho học như nhiều người đã phân tích, nhưng ông có nhiều đề xuất thiết thực, yêu cầu cần phải bỏ lối học từ chương trích cú của Nho học, cần tiếp thu khoa học kĩ thuật của phương Tây để làm cho dân giàu, nước mạnh. Ông coi dân là gốc của nước, là chủ của thần. Ngoài việc là nhà nho duy nhất ở nước ta dám đi buôn, là người đầu tiên đem ngành nhiếp ảnh vào nước ta, Đặng Huy Trứ còn biết đến với tư cách một nhà tiên phong trên con đường canh tân. Ông cùng nhiều nhà nho có tư tưởng canh tân khác đã sớm tìm kiếm những kiến thức mới, mong tìm ra những biện pháp hữu hiệu để cứu dân cứu nước, để tự cường tự trị. Được sự ửng hộ của Phạm Phú Thứ ông được cử đi sứ Trung Quốc hai lần vào năm 1865 và 1867 [3] . Trong thời gian ở nước ngoài Đặng Huy Trứ gặp gỡ, trao đổi ý kiến với nhiều nhà canh tân của Trung Quốc. Ông tiếp xúc với việc chế tạo máy móc, đóng thuyền, đúc súng đạn. Ông cũng sưu tầm các sách báo nước ngoài, dịch ra và giới thiệu với giới trí thức trong nước. Đặng Huy Trứ còn rất tích cực trong việc gặp gỡ và động viên một số người Việt Nam được cử sang Hương Cảng học nghề đóng tàu thủy chạy bằng hơi nước. Với sự giúp đỡ của người Anh họ đã đóng thành công một con tàu đầu tiên dưới triều Tự Đức và đặt tên là Mẫn Thỏa. Như vậy, Đặng Huy Trứ không được sang các nước phương Tây nhưng ông đã sớm có sự tiếp xúc với người Tây dương cũng như nền khoa học kĩ thuật của họ. Những năm cuối đời, trên giường bệnh, ông dành hết tâm huyết và chút sức lực cuối cùng để bàn về vấn đề chống tham những. Cuốn Từ thụ yếu quy bàn về 104 kiểu hối lộ không thể nhận (Từ), 5 trường hợp có thể nhận quà biếu (Thụ) thực sự là những vấn đề nóng hổi và còn nguyên ý nghĩa với chúng ta ngày nay. Với những đóng góp tích cực đó, Phan Bội Châu đánh giá ông là “một trong những người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam”.Về Phạm Phú Thứ, tư tưởng canh tân của ông đã manh nha từ năm 1851 (sau chuyến đi công cán sang Quảng Châu) và có chuyển biến tích cực sau chuyến đi Pháp năm 1863. Thời điểm này, Phạm Phú Thứ được vua Tự Đức sung làm Khâm sai, hội với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp để đàm phán với Pháp và Tây Ban Nha về Hòa ước Nhâm Tuất. Ông sưu tầm và mang nhiều tài liệu biên soạn, đóng thành sách, quyên tiền in ấn giơi thiệu, phổ biến kiến thức mới cho thanh niên trong nước được biết: Bác vật tân biên (Sách nói về khoa học tự nhiên), Khai môi yếu pháp (Sách nói về cách khai mỏ), Hàng hải kim châm (Sách nói về cách đi biển), Vạn quốc công pháp (Lề lối giao thiệp quốc tế). Khi về nước, ngoài bản tường trình cốt để thuyết phục vua Tự Đức mau “cải cách việc học tập và phát triển công nghiệp”, Phạm Phú Thứ còn dâng lên vua hai tác phẩm do ông làm trong chuyến đi, là Tây hành nhật ký và Tây Phù thi thảo. Tuy chuyến đi chỉ gần 9 tháng nhưng Tây hành nhật ký mang lại cái nhìn khá đầy đủ về cả địa lý, chính trị, kinh tế, tôn giáo, phong tục về những vùng đất ông đã đi qua, như cảng Aden, Le Caire, cảng Alexandrie, Toulon, Marseille… về phương Tây và nước Pháp. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bộ sách Tây hành nhật kí được ông cho khắc bản in trên gỗ là sách cổ nhất Việt Nam nói về canh tân.Về Nguyễn Trường Tộ, lúc trẻ theo đòi bút nghiên song ông không ôm mộng khoa bảng công danh như hầu hết nho sĩ đương thời. Ông dành thì giờ “xôi kinh nấu sử” cho việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình chính trị và những tri thức văn hóa mới mẻ trên thế giới. Theo ông, phải canh tân đất nước, bởi “Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh ra thời đại nào cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì người sinh ra vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa. Rồi dần dần thời thế đổi dời, làm sao có thể mãi mãi ôm giữ phép xưa được” [1, tr.225]. Nguyễn Trường Tộ thông hiểu ngoại ngữ. Ngoài biết chữ Hán, tiếng Trung ông thông thạo tiếng Pháp. ông từng làm phiên dịch cho quân Pháp. Những năm tháng theo giám mục Gauthier sang Ý, đến Pháp, được tiếp xúc với văn minh phương Tây, lối học thực dụng Pháp, Nguyễn Trường Tộ đã có dịp đối chiếu lối học từ chương của ta, từ đó ông đề cao lối học thực dụng và dâng lên triều đình bản điều trần trình bày ý tưởng của mình về việc học kết hợp với hành và việc sửa đổi học thuật. Đi đến đâu về ông kịp thời có điều trần dâng lên vua đến đó. Những đề xuất của ông có tính đột phá so với tư tưởng có của các nhà trí thức đương thời. Với 58 bản điều trần Nguyễn Trường Tộ trở thành nhà nho canh tân tích cực, tiến bộ nhất nửa cuối thế kỉ XIX. Nối chí Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch nổi tiếng là người uyên bác, có kiến thức mới mẻ và đặc biệt có tầm nhìn xa trông. Nguyễn Lộ Trạch ít có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa khoa học kĩ thuật phương Tây, nhưng với khả năng tự tìm tòi sáng tạo ông tìm đến sách báo theo quan điểm phương Tây được viết bằng tiếng Trung, trong đó có những cuốn do Phạm Phú Thứ khắc in giới thiệu. May mắn hơn nhiều nhà nho khác (vì kết hôn với con gái Trần Tiễn Thành), Nguyễn Lộ Trạch được khám phá rất sớm những tài liệu do trí thức cải cách Nguyễn Trường Tộ thảo ra gửi cho vua Tự Đức. Tin tưởng vào thành công của công cuộc cải cách, ông đưa ra khẩu hiệu tẩy chay các kì thi. Ông đã nhìn thấy những điểm hạn chế của Nho giáo, đề xuất tư tưởng canh tân đất nước qua những bản điều trần nổi tiếng: Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, Thiên hạ đại thế luận. Đề xuất cải cách, canh tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch thực sự rất phong phú trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, học thuật, ngoại giao, võ bị, cải cách văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử. Điều đó cho thấy tầm nhìn xa trông rộng, năng lực tư duy, khả năng nhận thức trước thực tế mới của hai nhà nho canh tân này.Có thể thấy, sự tiếp xúc với văn minh, khoa học kĩ thuật phương Tây đã đem đến chuyển biến lớn lao trong phương thức hành đạo của các nhà nho Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Và vì thế, với các nhà nho canh tân hiện tượng “ba trong một” hay “hai trong một” trở thành hiện tượng nổi bật. Nghĩa là, trong một nhà nho có thể nhìn thấy một nhà văn hóa, một nhà cải cách xã hội, một tác giả văn học. Việc tìm hiểu nhà nho canh tân ở mỗi điểm nhìn trên hứa hẹn sẽ đem đến những đóng góp mới.Trên đây, chúng tôi đã chỉ ra một kiểu nhà nho hành đạo mang tư tưởng canh tân Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX qua trường hợp: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Sinh ra và lớn lên trong môi trường Nho giáo, sớm được tiếp xúc với văn minh, khoa học kỹ thuật phương Tây, quan trọng hơn là đầu óc nhạy bén với cái mới, khát vọng thay đổi vận mệnh đất nước các nhà nho đã có nhiều đề xuất canh tân đất nước. Tư tưởng cải cách của các nhà nho ở nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, văn hóa dù trên thực tế không được chấp nhận và thực thi nhưng nỗi niềm đau đáu vì nước, những đề xuất và văn chương của họ là một tài sản quí của tư tưởng và văn học dân tộc.