Về Buôn Đôn khám phá văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đăk Lăk | Viet Fun Travel
Buôn Đôn là một bản dân tộc đẹp và hấp dẫn du khách nhất ở Đăk Lăk. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang dã của một bản làng miền núi, Buôn Đôn còn lưu giữ lại nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Về Buôn Đôn khám phá văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đăk Lăk là cơ hội để du khách tìm hiểu thêm về những lễ hội, những điệu múa dân tộc Ê đê, M’Nông. Nào, hãy cùng Viet Fun Travel về Buôn Đôn nhé!
Cồng chiêng là nhạc cụ đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên
1. Tìm hiểu nguồn gốc cồng chiêng Tây Nguyên
Từ xưa, người dân tộc ở Tây Nguyên đã biết sử dụng nhạc cụ để tạo nên những bản đồng ca của núi rừng. Lấy ý tưởng từ đàn đá, người dân tộc Tây Nguyên đã tạo nên một loại nhạc cụ được làm bằng đồng, cứng rắn và phát ra âm thanh mạnh mẽ. Người dân tộc Tây Nguyên đặt tên cho loại nhạc cụ đó là cồng chiêng.
Cồng chiêng là 2 loại nhạc cụ rất phổ biển ở các buôn làng dân tộc Tây Nguyên. Cách phân biệt cồng chiêng dễ dàng nhất đó là nhìn qua hình dáng bề ngoài: cồng có núm, còn chiêng thì không có núm. Đa số các loại cồng chiêng được làm từ kim loại đồng là chủ yếu. Tuy nhiên, có một số cồng chiêng được làm từ hợp kim đồng pha thêm vàng, bạc hoặc đồng đen để tạo nên các loại cồng chiêng có âm thanh khác nhau.
Cồng chiêng được xem là tài sản vô giá của người dân tộc Tây Nguyên
Cồng chiêng là một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân các buôn làng Tây Nguyên. Từ xa xưa, người dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng để đánh trong nhưng ngày xuống lúa, gặt lúa. Trong tất cả những ngày lễ hội lớn của người Tây Nguyên như lễ bỏ mạ, lễ đâm trâu, lễ đua voi… đều có âm thanh của tiếng cồng chiêng.
Để biết rõ hơn về nguồn gốc cồng chiêng ở Tây Nguyên, du khách hãy tìm về Buôn Đôn gần thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Cồng chiêng gắn liền với mọi hoạt động văn hóa, lễ hội của người Ê Đê, M’Nông ở Buôn Đôn. Theo lời kể của già làng Buôn Đôn, mỗi chiếc cồng chiêng đều chứa một vị thần của núi rừng. Do đó, cồng chiêng được xem là tài sản vô giá của cả buôn làng.
Các lễ hội lớn ở Tây Nguyên đều có sự xuất hiện của vũ điệu cồng chiêng
Hình ảnh những người dân tộc Tây Nguyên nhảy múa bên đống lửa, tay cầm cồng chiêng đánh lên những bản đồng ca của núi rừng là nét đặc trưng riêng ở Buôn Đôn. Để thưởng thức vũ điệu cồng chiêng Tây Nguyên ở Buôn Đôn, du khách nên đi du lịch Buôn Đôn vào đúng dịp lễ hội đua voi diễn ra vào cuối tháng 3 Âm Lịch hàng năm.
2. Khám phá lễ hội đua voi ở Buôn Đôn
Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn là một trong những lễ hội lớn của người dân tộc Ê Đê sinh sống ở đây. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày cuối tháng 3 Âm Lịch hàng năm tại huyện Buôn Đôn. Nơi tổ chức lễ hội đua voi ở Buôn Đôn là một khoảng sân rộng lớn có một đường đua dài 500m, còn chiều ngang đủ chỗ cho 30 chú voi đứng thành hàng.
Đua voi là một lễ hội lớn của người Ê Đê ở Buôn Đôn
Với người dân tộc ở Buôn Đôn thì lễ hội cồng chiêng chính là một ngày hội lớn nhất trong năm. Còn với khách du lịch Đăk Lăk, lễ hội đua voi là dịp để tìm hiểu thêm về đời sống tinh thần của người dân tộc Tây Nguyên. Trong lễ hội còn có những hoạt động thú vị như lễ cúng nước, lễ cúng sức khỏe cho voi, thi voi đá bóng, thi đua voi, lễ tắm voi…
Những chú voi tham gia lễ hội là những chú voi khỏe mạnh nhất trong làng. Trên lưng mỗi chú voi là 2 quản tượng hay còn gọi là nài voi. Vào ngày diễn ra cuộc đua voi, già làng Buôn Đôn sẽ tiến hành những nghi thức cúng tế đặc biệt của người Ê Đê dành cho voi, như đặt cơm thịt lên đầu voi, tưới rượu và máu lên mình voi. Sau khi kết thúc lễ cúng là màn biểu diễn vũ điệu cồng chiêng đặc sắc.
Trong lễ hội có màn múa cồng chiêng đặc sắc của người cô gái Ê Đê
Những vũ công mặc áo truyền thống dân tộc, mang theo các loại cồng chiêng đủ kích thước ra sân và bắt đầu gõ cồng chiêng, nhảy múa theo tiếng nhạc quanh đài cúng. Tất cả người dân tộc tham gia lễ hội tràn xuống khoảng sân rộng lớn để nhảy múa, ca hát cùng nhau trong âm thanh cồng chiêng rộn rã sôi động. Tuy không biết họ hát về điều gì nhưng nhìn vào khuôn mặt vui tươi của mọi người thì chắc đây là một bài hát cầu được mùa, bình an và hạnh phúc.
Sau lễ hội, du khách sẽ được những chú voi tham gia lễ hội đưa đi tham quan Buôn Đôn. Du khách cũng đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản ở Buôn Đôn như gà nướng, gỏi cá, rượu cần… Ngoài ra, du khách cũng có thể thuê những bộ đồ dân tộc để chụp ảnh khi tham gia lễ hội đua voi ở Buôn Đôn.
3. Khám phá văn hóa cồng chiêng ở thác Dray Nur
Thác Dray Nur là một địa điểm du lịch đặc sắc ở Buôn Ma Thuột
Thác Dray Nur là một địa điểm du lịch Buôn Ma Thuột nằm gần Buôn Đôn, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 26km. Khám phá thác Dray Nur là một trong những hoạt động du khách không nên bỏ qua trong chuyến đi du lịch Buôn Ma Thuột. Du khách chắc chắn sẽ thích thú khi được ngắm thác Dray Nur hùng vĩ và khám phá văn hóa cồng chiêng qua những lễ hội tại thác Dray Nur.
Vé vào cổng khu du lịch thác Dray Nur là 30.000 đồng/người. Du khách còn được tặng thêm 1 ly cà phê nóng khi vào cổng nữa. Giá vé trên đã bao gồm vé tham quan vườn hoa, tham quan nhà sàn, check – in tại thác Dray Nur, đi cầu treo, đi xe ngựa…
Buổi tối ở khu du lịch Thác Dray Nur diễn ra văn nghệ, múa cồng chiêng
Sau khi trải qua chuyến đi tham quan thác Dray Nur đầy thú vị, du khách có thể thuê lều và qua đêm tại khu du lịch. Vào buổi tối, ở khu du lịch thác Dray Nur sẽ diễn ra các hoạt động đốt lửa trại, ăn tối bên đống lửa. Du khách chắc chắn sẽ bị lôi cuốn bởi vị ngon và hương thơm của những món ăn đặc sản Tây Nguyên như cơm lam ống tre, thịt nướng, cá nướng… Trong bữa ăn tối của người dân tộc Tây Nguyên không thể thiếu hương vị thơm ngon của rượu cần.
Sau bữa tối là tiết mục ca hát và múa cồng chiêng của người dân tộc Ê Đê. Những điệu múa cồng chiêng mạnh mẽ, những câu hát trong trẻo của các cô gái dân tộc Ê Đê khiến không khí cả khu cắm trại trở nên vô cùng sôi động. Đây cũng là lý do vì sao mà du khách nào đến khu du lịch thác Dray Nur đều muốn qua đêm ở đây.
Nghe già làng kể về cồng chiêng Tây Nguyên
Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội khám phá văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên khi ghé thăm buôn làng Kuốp, Nui và Tua của người Ê Đê sinh sống gần khu du lịch. Người dân ở đây vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống từ xa xưa như ở nhà sàn, săn bắt và dệt thổ cẩm. Du khách đến thăm các buôn làng này sẽ có cơ hội được xem cách những cô gái Ê Đê dệt thổ cẩm, tận mắt thấy những công cụ đi săn thô sơ của người Ê Đê…
Xem thêm “Khám phá khu du lịch thác Dray Nur”.
Về Buôn Đôn khám phá văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đăk Lăk, du khách không chỉ được nghe những âm thanh cồng chiêng mạnh mẽ, ngắm nhìn những điệu vũ Tây Nguyên mềm mại mà còn được khám phá vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Vậy du khách còn đợi gì mà chưa lên kế hoạch đi Buôn Đôn ngay hôm nay?
Du lịch Việt Vui tổng hợp