Vẽ Bản Đồ Việt Nam: Hướng Dẫn Nhanh Trong 6 Bước

Làm thế nào để vẽ bản đồ Việt Nam nhanh nhất ? Kỹ thuật vẽ bản đồ Việt Nam đã được dạy tại chương trình phổ thông. Với 6 bước đơn giản và dụng cụ cần thiết như giấy A4, bút vẽ, tẩy là có thể thực hiện trong vòng 15 phút.

Hướng dẫn cách vẽ bản đồ Việt Nam

Vẽ lược đồ Việt Nam theo phương pháp vẽ bản đồ Việt Nam lớp 12

Vẽ bản đồ Việt Nam đã được dạy tại chương trình phổ thông. Vì vậy nếu bạn muốn vẽ bản đồ Việt Nam, có thể tham khảo cách vẽ bản đồ Việt Nam lớp 12 trên giấy A4.

Hình ảnh bản đồ Việt Nam 

Khi vẽ bản đồ Việt Nam cần lưu ý cố gắng vẽ chính xác nhât các đường biên giới, sau đó là ranh giới vùng miền, địa danh. Bên cạnh đó cần một hình mẫu bản đồ để tiện theo dõi, đối chiếu các tọa đọ, ranh giới đát liền, biển đảo và đường biên giới với các nước. 

Việc thực hiện vẽ bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị dụng cụ, gồm các dụng cụ như sau: 

  • Giấy A4.

  • Bút chì: dùng bút chì gỗ (có thể mua loại bút 2B). Mục đích để dễ vẽ các đường uốn cong không gây gãy ngòi như chì kim.

  • Thước kẻ: khoảng 30cm (hoặc 20cm), vạch rõ đơn vị mm, nên chọn thước có độ dài vừa phải để vẽ các đường được thẳng tránh bị lem.

  • Gôm/tẩy: để chỉnh sửa nếu vẽ sai. 

  • Ngoài ra các bạn cũng có thể chuẩn bị màu để cho bản đồ thêm thu hút và một số dụng cụ bổ trợ khác.

Các bước vẽ bản đồ Việt Nam 

Bước 1: Kẻ khung ô vuông

Hướng dẫn vẽ bản đồ Việt Nam - Vẽ khung ô vuông

 

  • Khung ô vuông khoảng 40 ô có đánh dấu thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Với chiều ngang là 5 ô chiều dọc là 8 ô. 

  • Từ trái qua phải (hàng ngang) là A đến E, từ trên xuống dưới (hàng dọc) là 1 đến 8. Chiều của ô vuông tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.

  • Trong đó, kinh tuyến là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B.

Mẹo vẽ nhanh: dùng thước thẳng 30cm, mỗi ô vuông lấy bằng 3,4 cm.

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế

Xác định các điểm thắt quan trọng nhất bằng cách xác định các kinh tuyến, vĩ tuyến vị trí nằm trên.

Hướng dẫn vẽ bản đồ Việt Nam - Xác định đường và điểm khống chế

Xác định các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc gắn với địa danh cụ thể. Trong đó

  • Điểm cực Đông có tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ  thuộc tỉnh Khánh Hòa

  • Điểm cực Tây có tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E thuộc tỉnh Điện Biên

  • Điểm cực Nam có tọa độ 8°34′  Bắc, 104°40′  Đông thuộc tỉnh Cà Mau

  • Điểm cực Bắc có tọa độ  23°22’59″B – 105°20’20″Đ  thuộc tỉnh Hà Giang

Nối các điểm đã đánh dấu lại với nhau thành hình lược đồ cơ bản. Xóa những đường vẽ nháp dư thừa.

Bước 3: Vẽ các đường được quy định

Nét đứt là đường biên giới, nét liền là đường bờ biển

Hướng dẫn vẽ bản đồ Việt Nam - Vẽ các đường được quy định

Chia nhỏ theo từng khu vực, từ trên xuống dưới, miền bắc sau đó đến miền trung, tây nguyên và miền nam.

Bước 4: Vẽ các đường đi của sông ngòi

Vẽ các nhánh sông lớn trong bản đồ.

Vẽ các con sông ở đây có sông Tiền và sông Hậu. Tiếp theo là con sông rất quan trọng là sông Đồng Nai. Tiếp theo là sông Cả sông Mã sông Đà, sông Hồng. Sông Đà và sông Hồng nối với nhau. Sau đó, vẽ sông Thái Bình.

Vẽ sông Tiền sông Hậu nối với sông MeKong ở Campuchia

Bước 5: Vẽ quần đảo và ranh giới của các nước lân cận

Vẽ quần Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam để thể hiện, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Bổ sung đường biên giới của các nước lân cận, đường chảy của sông lớn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Bước 6: Hoàn thiện hình ảnh bản đồ Việt Nam 

Tẩy, xóa phần kẻ ô vuông còn dư thừa, chấm điểm nổi bật các thành phố lớn, thủ đô, tô màu nếu cần thiết.

Hướng dẫn tra bản đồ vệ tinh Việt Nam

Bản đồ vệ tinh cho phép bạn xem hình ảnh thực tế của khu vực địa lý từ vệ tinh. Có thể xem hình ảnh này bằng cách truy nhập vào website google map hoặc ứng dụng trên điện thoại. Ở góc trái trên thành tìm kiếm có biểu tượng Menu. Bạn click vào đây và chọn chế độ xem “Vệ tinh” hoặc “Satelite”. 

Hướng dẫn tra bản đồ vệ tinh Việt Nam

Phân biệt các loại bản đồ địa lý Việt Nam

Theo ICSM (Ủy ban Liên chính phủ về Đo đạc và Bản đồ) có 5 loại bản đồ thông dụng nhất bao gồm:

  • Bản đồ địa lý chung

  • Bản đồ địa hình

  • Bản đồ chuyên đề

  • Bản đồ điều hướng

  • Bản đồ quy hoạch địa chính

Bản đồ địa lý chung: Đây là loại bản đồ thông thường, thể hiện đồng đều tất cả các yếu tố địa lý trên bề mặt trái đất gồm cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế – xã hội mà không lựa chọn nội dung ưu tiên thể hiện. 

Bản đồ địa hình: Bản đồ địa hình nổi bật so với các loại bản đồ khác bởi độ hiển thị ở mức độ chi tiết nhất, với các đường đồng mức để thiết lập bản đồ cảnh quan. Bản đồ địa hình là bản đồ trên đó không chỉ biểu diễn địa vật mà còn thể hiện hình dáng cao thấp khác nhau của mặt đất.

Bản đồ chuyên đề: Là loại bản đồ được thể hiện bất cứ điều gì từ địa chất đến mật độ dân số hay thời tiết, thậm chí là các loại bản đồ này dùng để theo dõi vị trí của cá voi.

Bản đồ điều hướng: Cùng với bản đồ địa lý chung và bản đồ địa hình, bản đồ điều hướng là một công cụ tuyệt vời khi muốn tra cứu sự di chuyển cho dù ở trên biển hay trên không.

Bản đồ quy hoạch địa chính: Bản đồ địa chính là một trong những hình thức thiết lập bản đồ lâu đời nhất bởi người Ai Cập cổ đại, là những người đã phát triển các bản vẽ địa chính để xác lập quyền sở hữu đất đai sau khi sông Nile bị lũ lụt.

Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về cách vẽ bản đồ Việt Nam, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ Quốc Bảo Bất Động Sản để được tư vấn tận tình, chuyên nghiệp và miễn phí.

CHUYÊN NHẬN MUA BÁN KÝ GỬI – CHO THUÊ – THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT BẤT ĐỘNG SẢN

Hotline 24/7: 0909 835 113

(Phone, iMessage, Viber, Zalo, Whatsapp, Wechat)

Hotline dự án tư vấn Bất Động Sản: 0909 835 113

(Phone, Viber, Zalo, iMessage, Wechat, Whatsap

 

Rate this post