Vật liệu xây dựng là gì? Phân loại vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là gì ? Thực tế thì khi nhắc tới vật liệu xây dựng nhiều người sẽ cho rằng những gì được dùng trong các công trình xây dựng thì đều là vật liệu xây dựng. Vậy, cách hiểu này thực tế có đúng hay không? Mặc dù không phải là một thuật ngữ mới mẻ, thế nhưng để định nghĩa và hiểu chính xác về vật liệu xây dựng thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vật liệu xây dựng là gì và cách phân loại các vật liệu xây dựng hiện nay.
1. Giải đáp chi tiết về vật liệu xây dựng là gì?
Vật liệu xây dựng là gì? Tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng chưa chắc 100% người được hỏi đã trả lời chính xác.
Khi nói tới vật liệu xây dựng, người ta sẽ nghĩ ngay tới gạch, cát, sỏi, đá,…hay nói tóm lại là những gì được dùng cho các công trình xây dựng thì đó là những vật liệu xây dựng. Với cách hiểu này thì thực tế mới chỉ đúng một phần mà thôi.
Theo Wikipedia, vật liệu xây dựng chính là “bất kỳ vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng. Có thể là từ tự nhiên như đất sét, đá, cát, gỗ,… hay nhân tạo (do con người sáng tạo ra)”.
Vật liệu xây dựng là gì
Dựa trên Nghị quyết 124 của Chính phủ thì vật liệu cây dựng được định nghĩa là “sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên các công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện”.
Với hai định nghĩa được nêu trên, ta có thể tổng hợp lại thành khái niệm chính xác về vật liệu xây dựng như sau:
Vật liệu xây dựng là các sản phẩm hữu cơ, vô cơ, kim loại có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo, được sử dụng để tạo nên các công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện.
Theo đó, các trang thiết bị điện mặc dù cũng được sử dụng cho các công trình xây dựng, tuy nhiên, nó sẽ không được coi là vật liệu xây dựng mà chỉ là trang thiết bị mà thôi. Điều này được xem là một điểm rất dễ nhầm lẫn trong suy nghĩ của rất nhiều người khi nói tới vật liệu xây dựng.
Với sự phát triển của ngành xây dựng nói chung và sự cần thiết của các vật liệu xây dựng nói riêng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, ở một số nước thì đây còn là một ngành công nghiệp giàu tiềm năng. Đa số, việc sản xuất vật liệu xây dựng sẽ được chuyên môn hóa theo từng loại vật liệu cụ thể. Ví dụ như nghề mộc, sản xuất tôn, thép,…. Mỗi một yếu tố sẽ được tổng hợp và từng bước để hoàn thiện nên các công trình xây dựng.
Xem thêm: Những thông tin bạn cần biết về bảo hành công trình xây dựng mới nhất
Định nghĩa chính xác về vật liệu xây dựng
2. Phân loại các vật liệu xây dựng hiện nay
Với sự đa dạng về vật liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng thì việc phân loại và gọi tên chính xác từng loại vật liệu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được mục đích cũng như công dụng của từng loại vật liệu xây dựng đó.
Các loại vật liệu xây dựng sẽ được phân loại như sau:
2.1. Nhóm các vật liệu xây dựng cơ bản
Vật liệu xây dựng cơ bản được hiểu là nhóm gồm các loại vật liệu có vai trò trong việc quyết định đến tuổi đời của công trình xây dựng đó. Đây đều là những vật liệu xây dựng tạo nên phần thô của công trình, đảm bảo yếu tố nền tảng được kiên cố, chắc chắn để gioa tăng tuổi thọ cho công trình xây dựng.
Với ý nghĩa trên, các vật liệu thô sẽ là những vật liệu quen thuộc mà chúng ta vẫn thường thấy khi đi qua các công trình xây dựng như: Xi măng, đất, cát, đá, sỏi, gạch,… Mỗi một vật liệu này đều có nhiệm vụ và vai trò riêng biệt trong quá trình xây thô.
Nhóm vật liệu xây dựng cơ bản
2.2. Nhóm các vật liệu xây dựng kết cấu
Vật liệu xây dựng kết cấu được hiểu là yếu tố kết dính và tạo các liên kết chặt chẽ giữa các vật liệu với nhau nhằm mục đích tạo nên trạng thái cân bằng cho công trình.
Trong quá trình xây dựng, thi công công trình thì vật liệu liên kết đóng vai trò quan trọng để tạo nên một sự gắn kết chặt chẽ, hoàn hảo. Đảm bảo được trạng thái cân bằng, ổn định và kiên cố cho công trình thi công.
Các loại vật liệu liên kết có thể kể đến như:
2.2.1. Vật liệu vữa
Vữa được hiểu là một hỗn hợp nhân tạo, được con người tạo ra bằng cách kết hợp những vật liệu có tính kết dính với nước theo tỷ lệ nhất định. Từ đó thu được một hỗn hợp khi cứng có thể chịu được lực và liên kết được các vật liệu khác với nhau.
Cách phân loại vữa sẽ được thực hiện dựa trên 3 yếu tố sau:
– Phân loại vữa theo chất kết dính: nếu chất kết dính là xi măng ta sẽ có vữa xi măng, tương tự sẽ là vữa vôi, vữa thạch cao,…
– Phân loại vữa theo công dụng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng vữa mà vữa sẽ được gọi tên tương ứng. Ví dụ như vữa trát, vữa xây, vữa để trang trí hay vữa chống thấm,….
– Phân loại vữa theo khối lượng, thể tích: Với yếu tố này, vữa sẽ được chia thành vữa nặng và vữa nhẹ.
Vật liệu xây dựng kết cấu
2.2.2. Vật liệu bê tông
Bên cạnh vữa thì bê tông chính là vật liệu kết dính tiếp theo. Bê tông được tạo ra từ việc kết hợp nhều loại vật liệu khác nhau và sau khi đông lại sẽ được một tảng cứng như đá.
Những loại bê tông phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Bê tông tươi, bê tông nhựa hay các loại bê tông đặc biệt khác,…
2.2.3. Vật liệu phụ gia
Các vật liệu phụ gia trong xây dựng thường rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Chỉ với một lượng vừa đủ thì phụ gia xây dựng có thể làm biến đổi tính chất của vữa hay bê tông theo ý muốn. Điều này giúp cho ý đồ thực hiện được đảm bảo hơn, mang lại hiệu quả chính xác hơn.
Phụ gia xây dựng được chia thành 3 loại, bao gồm:
– Phụ gia hóa học
– Phụ gia khoáng hoạt tính
– Các loại phụ gia khác có đặc thù riêng biệt
Phụ gia trong xây dựng
2.3. Nhóm các vật liệu xây dựng hoàn thiện
Vật liệu xây dựng hoàn thiện được hiểu là nhóm gồm các vật liệu nằm trong khâu cuối cùng trước khi tiến hành bàn giao công trình. Các vật liệu này sẽ đóng vai trò trong quá trình hoàn thiện công trình một cách hoàn hảo, từ tường, trần cho tới sàn nhà,…để mang đến giá trị thẩm mỹ cũng như đảm bảo chất lượng sử dụng công trình sau này.
Vật liệu xây dựng hoàn thiện sẽ được chia làm 2 loại cơ bản:
– Vật liệu hoàn thiện tường, trần
– Vật liệu hoàn thiện sàn
Tùy vào mục đích và ý đồ thiết kế mà tường, trần và sàn sẽ được sử dụng các vật liệu phù hợp để đảm bảo giá trị thẩm mỹ và nâng cao chất lượng của công trình.
2.4. Vật liệu xây dựng nội ngoại thất
Về cơ bản thì vật liệu xây dựng nội ngoại thất cũng thuộc vật liệu xây dựng hoàn thiện. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù và vai trò chính là trang trí thì nhóm vật liệu này sẽ được tách riêng.
Đối với vật liệu xây dựng nội thất, đây sẽ là những vật liệu được sử dụng để trang trí ở bên trong ngôi nhà hay các công trình nói chung. Bên cạnh vai trò trang trí thì đây sẽ là những vật có vai trò và công dụng nhất định với con người. Ví dụ bàn ghế để ngồi, TV đề xem, giường để nằm,…
Trái với vật liệu nội thất thì vật liệu ngoại thất được sử dụng ở bên ngoài ngôi nhà. So với nội thất thì ngoại thất thường không mang tính bắt buộc, hơn hết, sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mà ngoại thất sẽ được sử dụng hoặc không. Thông thường, những gia đình có kinh tế khá giả sẽ đầu tư cho ngoại thất để ngôi nhà trở nên khác biệt và đặc biệt hơn so với việc chỉ sơn thông thường.
Vật liệu nội ngoại thất
Ngoài các cách phân loại trên thì vật liệu xây dựng cũng có thể được phân loại như Vật liệu xây dựng tự nhiên, Vật liệu xây dựng nhân tạo hay Vật liệu xây dựng từ chất cấu thành,… Tuy nhiên, tùy thuộc vào quá trình áp dụng mà bạn sẽ lựa chọn cách phân loại vật liệu xây dựng sao cho phù hợp nhất.
Thực tế hiện nay thì vật liệu xây dựng sẽ là một phần quan trọng để tạo và hoàn thiện một công trình. Việc quản lý và sử dụng vật liệu xây dựng hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng công trình. Vì thế mà việc sử dụng các phần mềm quản lý công trình miễn phí sẽ là cách giúp các nhà thầu có thể cân bằng được số vốn cho việc chi trả các yếu tố cho công trình xây dựng của mình.
Phần mềm Quản lý công trình 365 đang là một trong những phần mềm chuyển đổi số được nhắc đến nhiều ở ngành xây dựng. Với giao diện thân thiện và việc tích hợp các chức năng trong một phần mềm, quản lý công trình đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trên đây là các thông tin chi tiết về vật liệu xây dựng là gì và cách phân loại các vật liệu xây dựng ra sao. Mong rằng, bài viết đã gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích cũng như giúp bạn có thêm những gợi ý về quá trình chuyển đổi số trong xây dựng với phần mềm quản lý công trình miễn phí hiện nay.
Công trình xây dựng theo tuyến là gì và có đặc điểm ra sao?
Công trình xây dựng theo tuyến là gì và có đặc điểm ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Công trình xây dựng theo tuyến là gì
Chia sẻ: