Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc: Bí Mật Chôn Vùi Ít Ai Biết
Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là “Thành dài vạn dặm”, là một bức tường dài nhất Thế Giới, là một công trình kiến trúc cổ được hình thành trên máu thịt của người dân Trung Quốc. Với nhiều bí ẩn lịch sử thời nhà Tần chưa được bật mí. Bài viết dưới đây sẽ là kết luận, mở ra trang sách hào hùng và bi ai trong quá trình hình thành nên bức tường Vạn Lý Trường Thành ngày nay.
Mục Lục
Vạn Lý Trường Thành ở đâu?
Nhiều người đã nghĩ Vạn Lý Trường Thành là công trình ở Bắc Kinh nhưng Vạn Lý Trường Thành (tiếng Trung: 万里长城 (Thành dài vạn lý), tiếng Anh: Great Wall of China) thật ra là tên gọi chung của tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng ước tính có niên đại hơn 2500 năm, kéo dài tới 21196,18 km từ phía Đông sang Tây.
Trải qua rất nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa. Bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước đã tự độc lập xây những đoạn tường thành ở phía Bắc nhằm tránh giặc Hung Nô tràn xuống.
Đến khi Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa ông đã cho tiếp tục xây dựng nhằm liên kết các tuyến phòng thủ đã tồn tại trước đó. Công trình còn được tiếp tục xây dựng tới triều đại nhà Minh.
Vạn Lý Trường Thành có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu.
Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng.
Qua hàng ngàn năm, qua các triều đại, nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị tàn phá nghiêm trọng do cả tác động của chiến tranh, con người và thiên nhiên. Vạn Lý Trường Thành được khám phá ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh, từ 1368 – 1647, bắt đầu từ Hổ Sơn (Liêu Ninh) và kết thúc ở Gia Dục Quan (Cam Túc).
Ngày nay, những phần nổi tiếng nhất của bức tường thành vạn dặm này là Bát Đạt Lĩnh (Badaling), Mộ Điền Dục (Mutianyu), Kim Sơn Lĩnh (Jinshangling), Tư Mã Đài (Simatai), Cửa ải Gia Dục Quan, Cư Dung Quan, Sơn Hải Quan.
Trong đó, Mộ Điền Dục là phần tường thành được gợi ý cho du khách tour Bắc Kinh giá rẻ đến nhiều nhất còn Kim Sơn Lĩnh và Tư Mã Đài lại thích hợp hơn cho hoạt động đi bộ đường dài.
Thời gian thích hợp để đi Vạn Lý Trường Thành?
Vì Vạn Lý Trường Thành nằm sát Bắc Kinh cho nên thời điểm thích hợp nhất để đến đây cũng giống như thời điểm thích hợp nhất để du lịch Bắc Kinh.
Thời tiết ở Bắc Kinh phân hóa 4 mùa rõ rệt như mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Mùa xuân ẩm ướt và khá lạnh do dư âm mùa đông để lại. Mùa hè nóng bức với nền nhiệt cao nhất có thể lên tới 37 độ C. Mùa thu thời tiết mát mẻ và dễ chịu nhất. Mùa đông lạnh với nhiệt độ có thể xuống dưới -15 độ.
Vì thế, thời điểm thích hợp nhất để đến đây là và đầu hè hoặc mùa thu. Đây là khoảng thời gian khách du lịch đến Trung Quốc nhiều nhất, dẫn tới việc tăng cao trong giá vé máy bay, giá phòng khách sạn.
Bạn có thể chọn các mùa thấp điểm hơn, nhưng việc đi lại cũng như thăm thú sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vạn Lý Trường Thành dài bao nhiêu km?
Vạn lý trường thành hay còn gọi là Trường Thành. Đây là tên gọi chung cho hệ thống thành lũy dài hàng nghìn km từ Đông sang Tây.
Công trình vĩ đại này đi qua 7 địa điểm chính của Trung Quốc. Bao gồm: Sơn Hải Quan, Gia Dục Quan, Nương Tử Quan, Ngọc Môn Quan, Biển Đẩu Quan, Nhạn Môn Quan và Cư Dung Quan.
Và trải dài qua 15 tỉnh thành và khu tự trị. Bao gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương.
Theo thống kê từ nghiên cứu và tính toán đo lường trong nhiều năm liền. Vạn lý trường thành ước tính dài 21.196.180m ~ 21.196,18km (khoảng 21.000km).
Nếu tính theo cách chắp nối hết tất cả các đoạn tường thành với nhau. Thì chiều dài có thể lên đến 56.000 km. Chiều cao trung bình của tường khoảng 7m. Chiều rộng mặt trên của tường khoảng 5 – 6m.
Hiện nay, do nhiều lý do mà công trình kiến trúc này bị tàn phá khá nhiều. Ước tính chỉ còn khoảng 8,2% tường thành còn nguyên vẹn. Có đến 74,1% bị hư hại. Còn lại thì chỉ còn dấu tích của nền.
Xem thêm: TOP Các Địa Điểm Ưa Thích Không Nên Bỏ Lỡ Tại Singapore
Lý do xây dựng Trường Thành
Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, Tần Thủy Hoàng là một vị vua rất mê tín. Minh chứng là từ việc ông đã sai người đi tìm bằng được thuốc “Trường sinh bất tử”. Đến cả điều này mà vị vua cũng mù quáng thì việc tin vào một lời “sấm truyền” bịa đặt không rõ từ đâu để xây thành dài ngàn dặm là điều quá bình thường.
Cụ thể, trong vài năm đầu dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng, cuộc sống của dân chúng và tình hình đất nước không có mấy sự biển chuyển. Điều này càng làm gia tăng nỗi lo sợ của Tần Thủy Hoàng. Vị vua này lo rằng sẽ có một ngày nhà Tần sẽ rơi vào tay của nhà Hồ.
Chính vì vậy, năm thứ 32, Tần Thủy Hoàng đã phái Lô Sinh đi tìm bằng được người có thế tiên đoán được vận mệnh đất nước. Và tất nhiên, hành trình đi tìm “lời tiên tri” của nhà họ Lô này đã thất bại.
Khi trở về để không bị trừng phạt, tên này đã thêu dệt lên những lời bịa đặt và nói rằng tương lai của nhà Tần sẽ trở nên tốt đẹp và phát triển. Tuy nhiên, đây không phải là những lời mà Tần Thủy Hoàng muốn nghe, điều ông muốn biết là làm thế nào có thể củng cố được chính quyền.
Một lần nữa, Tần Thủy Hoàng lại bắt Lô Sinh đi tìm “thần tiên” có thể gỡ rối những thắc mắc trong lòng ông bất lâu nay. Sau nhiều lần “Xôi hỏng bỏng không”, cuối cùng Lô Sinh cũng đã mang về một cuốn sách, được hắn ta gọi là “Sách tiên”.
Trong cuốn sách này xuất hiện dòng chữ khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng hoảng sợ và đã hạ lệnh ngay cho binh lính đi xây dựng thành. Đó chính là “Vong Tần giả Hồ dã”, có nghĩa là “Tần mất do Hồ”.
Vào thời bấy giờ, nhà Hồ hay còn có tên gọi khác là quân Hung Nô. Đây là một nước Phương Bắc có mối tư thù không xóa bỏ với nhà tần. Cũng vì lời tiên tri không rõ đúng sai này, Tần Thủy Hoàng đã phái tướng lĩnh cùng 30 nghìn binh sĩ tiến đánh Hung Nô.
Tuy đã giành được thế chủ động, nhưng Tần Thủy Hoàng chưa thể nguôi quai. Và từ đó, tường thành được xây dựng để ngăn chặn sự xâm lược của các nước Phương Bắc, cụ thể là giặc Hung Nô.
Tóm tắt về Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc
Vạn Lý Trường Thành Bi Thương Và Hùng Tráng
Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc có chiều dài 21.196 km được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong khoảng 2000 năm từ thế kỷ 5 trước công nguyên cho tới thế kỷ 16 để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.
Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, “Nghĩa địa dài nhất Trái Đất”. Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành.
Ước tính 300 ngàn binh lính với không biết bao nhiêu tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách… phải làm khổ sai trong miền rừng núi trùng trùng điệp điệp, mùa đông thì lạnh buốt, nước đóng băng, mùa hè thì không khí nóng như nung, mù mịt cát bụi.
Trên thành cất những đồn canh, và có đường rộng chạy ngựa được giữa các đồn với nhau. Không biết bao nhiêu lời than thở, bao nhiêu nước mắt của thân nhân những người đó, không văn nhân thi sĩ nào chép lại hết được.
Kiến trúc xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng dọc theo bức tường.
Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó.
Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải.
Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan, nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa.
Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều “phong hoả đài” trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.
Năm 1644, người Mãn châu vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục Bình tây vương Ngô Tam Quế của nhà Minh mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo.
Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, bởi vì người Mãn Châu đã lập nên nhà Thanh, mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó.
Vạn Lý Trường Thành không chỉ là bức tường. Đó là một hệ thống phòng thủ quân sự kết hợp với tháp canh để giám sát, pháo đài cho các điểm chỉ huy và hậu cần, tháp báo hiệu để liên lạc,…
Trong triều đại nhà Minh (1368-1644), Vạn Lý Trường Thành đã được xây dựng lại để trở nên mạnh mẽ hơn và tinh vi hơn, nhờ kỹ thuật xây dựng đòi hỏi yêu cầu cao hơn đang phát triển.
- Thân tường: Vạn Lý Trường Thành thường có những khối cao 1,8 mét với những lỗ hổng, và những bức tường cao 1,2 m.
- Các tháp canh: Mỗi bức tường lớn khoảng 500 m hoặc thấp hơn (1.640 feet) có một tháp bên cạnh cho phép những người phòng thủ bắn mũi tên vào những kẻ tấn công tiến gần đến bức tường.
Pháo đài được xây dựng tại các điểm truy cập quan trọng, dễ bị tấn công, như Pháo đài Shanhai Pass, Pháo đài Juyong Pass và Pháo đài Jiayu Pass. Trên pháo đài có rất nhiều cửa và cửa vòm. Các cổng vào pháo đài là những công trình mạnh nhất và bất khả xâm phạm nhất trên Great Wall.
14 bí mật được chôn vùi về Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc ít ai biết
1. Tường thành được xây dựng hơn 1.800 năm
Một trong những sự thật thú vị mà ít người biết tới đó chính là thời gian xây dựng Vạn Lý Trường Thành. 1800 năm chính là quãng thời gian để hoàn thành công trình thế kỷ này.
Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất được đất nước đã cho xây dựng Tường Thành được 10.000 dặm. Sau đó các triều đại kế tiếp đã tiếp tục công cuộc tu sửa và kéo dài tường thành. Nhà Tần có công khôi phục Tường Thành, nhưng lại được hoàn thành vào thời nhà Minh.
2. Không phải một bức tường thống nhất
Nhiều người nghĩ rằng Vạn Lý Trường Thành là một cấu trúc không gián đoạn. Nhưng trong thực tế, Vạn Lý Trường Thành là tập hợp mạng lưới 20.000 km tường bắc qua biên giới phía bắc lãnh thổ của các đế quốc xa xưa ở Trung Quốc. Bạn có thể tham quan các phần rời nhau của bức tường thành nổi tiếng này tại rất nhiều tỉnh của Trung Quốc.
3. Tường Thành Được Xây Dựng Vì Một Câu Sấm
Qua các tài liệu lịch sử ghi chép lại, người có công thống nhất các bức tường thành là Tần Thủy Hoàng thực chất là một vị vua hết sức mê tín. Việc xây dựng tường thành ngoài ý nghĩa quân sự thì còn một câu chuyện ẩn chứa sau đó.
Sau khi đất nước thống nhất, Tần Thủy Hoàng luôn luôn lo sợ vì không biết tương lai, vận mệnh đất nước sẽ ra sao. Ông đã sai một tên lính nhà họ Nô đi tìm người có khả năng “tiên tri” tương lai.
Sau nhiều lần “xôi hỏng bỏng không”, họ Nô này cuối cùng đã mang về được một cuốn sách, trong đó có một câu khiến động lực xây tường thành của Tần Thủy Hoàng trở lên mãnh liệt hơn bao giờ hết đó chính là “Vong Tần giả Hồ dã”, dịch ra là “Tần mất là do Hồ”.
Lúc này, Hoàng Thủy Đế đã vô cùng lo sợ về một tương lai nhà Tần diệt vong nên ông đã hạ chiếu chỉ cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
4. Gạo nếp được dùng làm vữa
Sau hơn 2000 năm xây dựng từ triều đại này đến triều đại khác, từ thế kỉ này đến thế kỉ khác. Mà Vạn Lý Trường Thành vẫn còn tồn tại kiên cố, vững chắc khiến nhiều người phải trầm trồ, thắc mắc.
Các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào cuộc và phát hiện ra ngoài những nguyên liệu xây dựng bình thường như đất đá, gạch vụn, gỗ, đá vôi,.. thì điều đặc biệt vô cùng bất ngờ ở đây chính là gạo nếp được đưa vào làm công thức vữa nhờ sự kết dính hoàn hảo. Hợp chất amylopectin có trong gạo đã giúp Vạn Lý Trường Thành vững chắc và trường tồn đến ngày hôm nay.
5. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân
Việc xây dựng, bảo trì, giám sát Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân thời nhà Tần. Để phân biệt với người dân lao động, quản sự đã cạo đầu tù nhân và bôi đen mặt họ rồi trói tay chân lại thành một chuỗi.
Những tù nhân phạm tội giết người hay trốn thuế đều bị trừng phạt bằng nhiệm vụ xây Trường Thành. Đây là công việc cực kỳ nguy hiểm, theo ước tính có khoảng 400.000 người chết trong quá trình xây dựng.
Xem thêm: Chơi Gì Ở Pattaya? 20+ Địa Điểm Du Lịch Thái Lan Độc Đáo
6. Gà trống được đưa đến Trường Thành để tôn vinh người chết
Rất nhiều người bỏ mạng trong quá trình xây dụng Trường Thành. Gia đình của họ đau buồn và lo sợ linh hồn người thân mắc kẹt lại trong công trình. Có quan niệm cho rằng, linh hồn kẻ phạm tội ăn năn sẽ được giải thoát với một chú gà trống theo sau.
7. Thơ cổ tiên đoán về việc xây dựng Trường Thành
Kinh Thi, một bộ sưu tập thơ cổ của Trung Quốc được viết khoảng giữa thế kỷ thứ 7 và 11 TCN, đã dự đoán đúng việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đây là một sự nỗ lực nhằm chống lại những kẻ xâm lược thông qua việc phát triển một hàng rào phòng thủ.
8. Trường Thành tôn vinh các nhân vật huyền thoại
9. Nhà Minh góp công lớn nhất xây dựng lên Vạn Lý Trường Thành
Ngày nay, những di tích về Vạn lý Trường Thành chủ yếu được xây ở thời nhà Minh (1368-1644). Vạn lý Trường Thành ngày nay được xây từ năm 1474, sau một giai đoạn nhà Minh không ngừng mở mang bờ cõi, chuyển về trạng thái phòng thủ, theo History.
Việc mở rộng, gia cố Vạn lý Trường Thành phù hợp với chiến lược này. Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng dọc theo bức tường. Bức tường được xây bằng những vật liệu tốt với đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành, tốt hơn nhiều so với thời Tần Thủy Hoàng.
Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây dựng từ năm 1474 vào thời nhà Minh, sau khi mở mang bở cõi, chuyển về trạng thái phòng thủ.
Nhà Minh đã mở rông, ra cố Vạn Lý Trường Thành, ước tính có khoảng 25.000 nghìn tháp canh được xây dựng dọc theo bức tường. Bức tường được xây dựng, gia cố bằng vậy liệu tốt như đá tốt và chắc chắn hơn nhiều so với thời Tần.
Tuy tường thành được xây dựng với quy mô lớn nhưng số người chết khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành thời Nhà Minh lại không được xử sách ghi chép.
10. Phòng thủ bằng tường thành không tốt
Mặc dù nỗ lực xây dựng Vạn Lý Trường Thành như một hệ thống phòng thủ quân sự, trong lịch sử có rất nhiều kẻ thù của nước này đã vượt qua được. Vào thế kỷ thứ 17, cuộc xâm lược của Mãn Châu cũng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Minh.
11. Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ (Mặt Trăng) như lời đồn
Từ năm 1750, rất lâu trước khi con người thám hiểm không gian, William Sturkley – một mục sư người Anh và là bạn của nhà toán học Newton đã cho rằng có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành từ Mặt trăng.
Stukeley viết rằng: “Bức tường hùng vĩ dài bốn dặm (Tường thành Hadrian) chỉ bị vượt qua bởi Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Bức thành Vạn Lý đã khắc họa nên đường nét to lớn trên bề mặt địa cầu và có thể được nhìn thấy rõ ở mặt trăng”.
Tuy nhiên, sự thật là không thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ mặt trăng bằng mắt thường hay bằng máy ảnh. Rõ ràng, chiều rộng của bức thành nhìn từ Mặt trăng tương đương với nhìn một sợi tóc từ khoảng cách 3km.
Nói cách khác, để nhìn được Vạn Lý Trường Thành từ Mặt trăng sẽ yêu cầu thị lực siêu phàm với độ phân giải không gian tốt hơn 17.000 lần so với thị lực bình thường là 20/20.
12. Hàng nghìn km bức tường lớn ban đầu đã biến mất
Ngày nay, phần còn lại của Vạn Lý Trường Thành vẫn là một con số ấn tượng – hơn 20.000 km, dù chiều dài này giảm rất nhiều so với thời kỳ đỉnh cao dưới triều đại nhà Minh. Gần 2.000 km công trình xây dựng trong thời kỳ này đã bị phá hủy.
13. Du khách sẽ bị phạt khoảng 5000 tệ (17 triệu đồng) nếu bị bắt quả tang lấy gạch từ di tích Vạn Lý Trường Thành
Du khách đi tour Bắc Kinh nhớ là chỉ nên chụp ảnh lưu niệm ở đây chứ đừng mang gạch, các phần khác của tường thành mang về hay viết vẽ lên tường thành nhé. Nếu không bạn sẽ vô tình vướng vào những rắc rối không đáng có đấy.
14. Trong Cách Mạng Văn Hóa (1966 – 1976) nhiều viên gạch của Vạn Lý Trường Thành đã được dung vào việc xây nhà, trang trại, hồ chứa
Đây cũng là một trong những lý do Vạn Lý Trường Thành bị tàn phá do nhân tạo. Không chỉ vậy, các phần Vạn Lý Trường Thành ở Cam Túc và Ninh Hạ có khả năng biến mất sau 20 năm, do sa mạc hóa và cách sử dụng đất của con người.
Phần nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành – Bát Đạt Lĩnh được hơn 300 nguyên thủ quốc gia và nhân vật VIP từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan
Người đầu tiên trong số đó là chính khách Liên Xô Klim Voroshilov, 1957. Tổng thống Barack Obama, Nữ hoàng Elizabeth II, Tom Cruise hay Jennifer Lawrence cũng là những nhân vật nổi tiếng đã đến nơi này.
Các địa điểm tham quan vui chơi tại Vạn Lý Trường Thành
Trường thành Bát Đạt Lĩnh
Đoạn trường thành Bát Đạt Lĩnh là một trong những kì quan thế giới thuộc Vạn Lí trường thành từ thời nhà Minh. Nơi đây mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế nổi tiếng với phong cảnh hữu tình cùng với rất nhiều những địa điểm nổi tiếng khác kèm theo.
Bát Đạt Lĩnh là một trong những điểm du lịch nên ghé thăm của Bắc Kinh khi từng có hơn 300 người nổi tiếng trên thế giới như Nixon, Thatcher… từng đến đây.
Bát Đạt Lĩnh cao 1015m so với mực nước biển và tiền trạm phía ngoài của Cư Dung quan. Đoạn thành được chia làm hai phía nam-bắc. Phần phía nam với 7 cửa quan nhưng tương đối ít khách tham quan.
Phần thành phía bắc có 11 cửa quan nhưng khó để leo lên. Cửa quan thứ 8 ở phía bắc chính là cửa quan cao nhất của Bát Đạt Lĩnh, còn được gọi là góc nhìn Đài Loan, nơi bạn sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về trường thành.
Cửa Ải Gia Dụ Quan
Cửa ải Gia Dụ Quan này được xây dựng vào đầu thời nhà Minh, khoảng năm 1372. Pháo đài ở đây được củng cố rất nhiều do sợ hãi trước một cuộc tấn công của hoàng đế Thiếp Mộc Nhi (Timur Lenk), người sáng lập triều đại Timurid ở Trung Á, song vị hoàng đế này đã chết vì tuổi già trong khi đang dẫn một đội quân hướng đến Trung Quốc.
Do được xây dựng trên sa mạc Gobi và là cực Tây của lãnh thổ Trung Quốc khi xưa nên ngoài tác dụng phòng thủ, cửa ải này còn là một trạm dừng quan trọng của Con đường Tơ lụa huyền thoại kết nối Trung Quốc với các nước Tây và Trung Á.
Gia Dục Quan có cấu trúc hình thang với chu vi 733 m và diện tích trên 33.500 m². Tổng chiều dài tường thành là 733 m và chiều cao tường thành là 11 m.
Cửa ải Gia Dục Quan có hai cổng: một ở phía Đông và một ở phía Tây. Mặt phía Nam và Bắc của cửa ải kết nối với Vạn Lý Trường Thành. Cứ tại mỗi góc của cửa ải sẽ có một tháp canh. Gia Dục Quan bao gồm ba tuyến phòng thủ: thành nội, thành ngoại và các hào nước.
Cửa Ải Sơn Hải Quan
Sơn Hải quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt, vị tướng nổi tiếng của nhà Minh xây dựng.
Với con mắt sắc bén về quân sự, Từ Đạt đã xây dựng Sơn Hải Quan vừa kiểm soát được núi lại khống chế được biển này. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng.
Cửa ải Sơn Hải Quan có dạng hình vuông, với chu vi khoảng 4km cùng các bức tường cao 14 mét, dày 7 mét. Các mặt phía Đông, Nam và Bắc có hào sâu và rộng bao quanh, ở phía trung tâm cửa ải có một tháp chuông cao.
Tất cả bốn mặt thành đều có cổng nhưng Trấn Đông Môn ở phía Đông là cổng quan trọng nhất và vẫn còn tồn tại đến ngày nay do vị trí đối mặt với phía ngoài cửa ải. Trên cổng thành có treo một bức hoành phi thể hiện một tên gọi khác của Sơn Hải Quan là “Thiên hạ đệ nhất quan”.
Nương Tử Quan (Vi Trạch Quan)
Nương Tử Quan nằm trên địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Nơi đó địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Cửa ải này trước kia có tên Vi Trạch Quan.
Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là “nương tử quân”.
Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ rằng “Trực thuộc Nương tử Quan”.
Cư Dung Quan
Cư Dung Quan là đoạn thành cổ gần thủ đô Bắc Kinh nhất. Đoạn thành này được xây dựng từ năm 770 – 221 trước Công nguyên Đây là một trong những cửa ải chính yếu để đi qua núi của Trường Thành.
Khách đi du lịch Trung Quốc đến đây ngoài việc đi tham quan di tích cổ còn có thể được ngắm toàn cảnh dãy núi Quân Đô và Thái Hằng từ xa. Khách tham quan cũng đừng bỏ qua chuyến đi đến một trong những cổng thành với tháp canh cao vút rồi ghé thăm trung tâm của ải là Vân Đài bằng đá cẩm thạch trắng khổng lồ.
Nơi đây từng là nền của nhiều tháp chùa và giữ được những hình ảnh Đức Phật chạm khắc bằng nhiều thứ tiếng trên tường và mái vòm.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ dọc theo hai đoạn đông và tây của Trường Thành rồi lên đồi men theo nhiều bậc thang để ngắm quang cảnh tuyệt đẹp từ trên cao cũng như tiếp tục tham quan các tòa Biểu Trung Quán, đền Quan Đế và Thành Hoàng, Gác Tứ Phương cùng nhiều khu sinh hoạt của binh lính.
Biển Đầu Quan
Cũng nằm thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Thực chất nó lại là một vùng đất bằng phẳng, dốc từ hướng Đông xuống hướng Tây nên mới được người dân nơi đây gọi là biển Đầu Quan.
Nhạn Môn Quan
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng. Hai bên là vách núi dựng đứng, những con nhạn con én không sao bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.
Lão Long Đầu
Lão Long Đầu thuộc Sơn Hải Quan, còn gọi là Du Quan, một trong những cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành nằm ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc. Ải là cực đông của tuyến Trường thành dưới thời nhà Minh (1368-1644), nổi danh là “thiên hạ đệ nhất quan”.
Phần trường thành gặp vịnh biển Bột Hải (phía đông bắc Trung Quốc) mang tên Lão Long Đầu, được cho là điểm khởi đầu của Vạn Lý Trường Thành, với hình dáng như đầu một con rồng cúi xuống biển uống nước.
Xây từ năm 1579, phần thành vươn hơn 20 m ra biển, du khách có thể đi bộ tới đây và nhìn thẳng ra đại dương.
Xem thêm: Poland Là Nước Nào? Có Phải Là Quốc Gia Ba Lan Không?
Những câu chuyện ly kỳ liên quan đến Vạn Lý Trường Thành
Câu chuyện nàng Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành
Câu chuyện về nàng Mạnh Khương Nữ khóc chồng là truyền thuyết dân gian nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời nhà Tần. Chuyện kể rằng, trong đêm tân hôm của mình, chồng Mạnh Khương Nữ bị bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Mùa đông đến, nàng đan áo rồi lặn lội đường xa đi tìm chồng.
Nàng đi 10 ngàn dặm để tìm trồng bị bắ đi xây tường thành. Khi đến nơi, nàng nghe hung tin chồng mình đã chết rồi. Xung quanh chỉ là núi rừng, vách đá, không biết kiếm xác chồng ở đâu, tuyệt vọng, nàng khóc hết 3 ngày 3 đêm.
Tiếng khóc của nàng vang xa 800 dặm trường thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Sau khi an táng phu quân, nàng Mạnh Khương Nữ liền nhảy xuống biển tự vẫn.
Thực tế, nàng Mạnh Khương Nữ không phải họ Mạnh, đây là một cách đặt tên phổ biến ở thời Tiên Tần. Nàng họ Khương, một họ phổ biến của nước tề thời đó. Từ Mạnh là để chỉ người con trưởng nhất của người vợ lẽ.
Truyền thuyết về 99.999 viên gạch ở Gia Dục Quan
Gia Dục Quan là cửa ải phía tây của Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng bởi một người đàn ông tên là Yi Kaizhan vào thời nhà Minh (1368 -1644). Ông là một người giỏi về tính toán số học.
Ông đã lên kế hoạch và tính toán cần 99.999 viên gạch để xây dựng lên tường thành. Khi Gia Dục quan hoàn thành, có một viên gạch còn sót lại, được đặt lỏng lẻo trên một cổng thành và nó vẫn còn lại cho đến nay.
Truyền thuyết về nàng Bao Tự đốt Đài Ly Sơn
Câu chuyện xảy ra ở triều đại Tây Chu (thế kỷ 11 TCN – 711 TCN). Khi đó, Bao Tự là một mỹ nữ hết lòng được Chu U vương sủng ái, tuy vậy, nàng lại không bao giờ cười.
Vì say mê nàng bao tự, vua quyết tâm dùng đủ mọi cách để làm nàng cười. Khi được Quắc Công Thạch khuyên Chu U Vương đốt lửa cho chư hầu đến.
Chu U Vương liền cho người đốt lửa trên các tháp dầu, các Trư Hầu cứ ngỡ là có giặc, bèn hốt hoảng đem quân đến ứng cứu. Khi đến kinh thành phát hiện Chu U Vương chỉ đốt lửa cho vui, các trư hầu hậm hực cuốn cờ ra về. Bao Tự ở trên thành liền bật cười lớn tiếng. Chu U Vương thấy vậy, nên một thời gian lại đốt lửa lừa các chư hầu.
Về sau, có giặc tới đánh kinh thành thật, Chu U Vương vội vàng đốt lửa triệu hồi các vị trư hầu tới ứng cứu. Sau một vài lần bị lừa, các vị trư hầu tưởng đùa nên không tới nữa.
Cuối cùng nhà Chu sụp đổ, quân nổi loại đánh vào trong hoàng cung, Bao Tự thắt cổ tự tử.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc
Thường thì du khách sẽ đến du lịch Bắc Kinh rồi đến thăm Vạn Lý Trường Thành. Vì các phần được bảo quản tốt nhất và cũng nằm trong danh sách những phần nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành nằm ở ngoại ô Bắc Kinh, cách trung tâm thành phố chỉ tầm 1 đến 2 giờ lái xe.
Một số đoạn thành cách Bắc Kinh khoảng 64 km cho đến 144 km, du khách có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc thuê xe hơi, taxi để đến Vạn Lý Trường Thành.
Trong khi taxi là phương tiện di chuyển khá nhanh và thoải mái nhưng với mức giá không dễ chịu cho lắm thì các phương tiện công cộng như tàu S2, tàu ngầm, xe buýt (xe số 877 hoặc xe buýt Express 916).
Lưu ý là khi đi xe buýt, toàn bộ các điểm dừng và thông báo trên loa hoàn toàn được viết và nói bằng tiếng Trung nên khá khó khăn nếu bạn không chuẩn bị trước lộ trình của mình đấy nhé.
Ngoài ra thì còn một loại hình di chuyển khác đó là thuê xe trọn gói. Với khoảng cách di chuyển từ 1,5 đến 2 giờ thì chi phí thuê xe ô tô con khứ hồi rơi vào khoảng 800 cho đến 1000 tệ (1 tệ tương đường 3.700vnđ). Người lái xe không rành tiếng Anh, nên hãy mang theo mình công cụ dịch tiếng hoặc đặt sẵn thời gian đón ngay khi đặt xe nhé.
Một số du khách lại thích đi theo tour thăm Vạn Lý Trường Thành hơn, do độ an toàn và không cần lo lắng nhiều về bất đồng ngôn ngữ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hình thức thăm quan này ở các trang web du lịch.
Những kinh nghiệm khi đến Vạn Lý Trường Thành
- Với độ dài như thế thì việc đi hết Vạn Lý Trường Thành là một điều không tưởng và cũng không nên. Du khách chỉ nên chọn những đoạn tường thành phát triển du lịch như đã nêu bên trên nhé.
- Nhiều đoạn Trường Thành nằm giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, nhiều con đường quanh co lên xuống rất đẹp nên nhớ mang theo máy ảnh hay sạc đầy đủ pin điện thoại để có thể lưu giữ thật nhiều khoảnh khắc tuyệt vời ở đây nhé.
- Đi đêm, trời lạnh và sương, hãy mang theo áo khoác nhẹ, chuẩn bị áo mưa mỏng để tránh cảm lạnh. Đi vào ban ngày thì cần mang theo nước, mũ, kem chống nắng và kính râm để tránh say nắng hoặc bị cháy da nhé.
- Đường đi trên trường thành khá dài và có độ đốc nên đừng đi giày cao gót đến đây mà hãy chọn một đôi giày thể thao thật êm chân để tiện di chuyển và check in nhé bạn.
- Một lưu ý khác là bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ cùng nước uống để sử dụng khi cần thiết, nhất là nếu đi vào mùa hè.
Các câu hỏi thường gặp về Vạn Lý Trường Thành?
Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc dài bao nhiêu km?
Theo nghiên cứu sơ bộ năm 2009, chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 8 850 km. Nhưng theo số liệu mới được công bố mới nhất, chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 21 196 km, thật sự nếu chấp nối tất cả các đoạn trường thành đã biết ngày nay lại với nhau thì chiều dài chính xác của nó có thể lên tới hơn 50 000 km.
Vạn Lý Trường Thành ai xây và xây bao nhiêu năm?
Vạn Lý Trường Thành do Tần Thủy Hoàng xây dựng từ thời Xuân Thu năm thế kỉ 770-476 trước công nguyên, tức bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640.
Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc được xây dựng dưới triều nào?
Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Minh.
Tại sao lại xây Vạn Lý Trường Thành?
Mục đích chính xây Vạn Lý Trường Thành là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ.