Văn học dân gian là gì? Các thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian là một phần quan trọng không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung. Văn học dân gian mang nhiều đặc trưng và rất phong phú. Tuy nhiên, để hiểu rõ về các thể loại văn học dân gian hay những nét đặc trưng cơ bản của thể loại này thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi tổng hợp để bạn có thể tham khảo và hiểu hơn về mảng này nhé. 

Khái niệm văn học dân gian là gì?

Khái niệm văn học dân gian khá rộng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tùy theo tư duy hay góc nhìn nghiên cứu của mỗi quốc gia, khu vực mà sẽ có các khái niệm văn học dân gian với các cách diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có nội dung cốt lõi và những đặc trưng quan trọng của văn học dân gian.

văn học dân gian là gì

Vậy văn học dân gian là gì? Văn học dân gian được hiểu là những tác phẩm nghệ thuật được lưu giữ và lưu truyền lại qua ngôn từ truyền miệng và đã được ghi lại bằng chữ viết. Đặc điểm của văn học dân gian là các tác giả của tác phẩm văn học dân gian có thể có tác giả hoặc không. Bởi từ thời công xã nguyên thủy quá trình sáng tác các tác phẩm văn học dân gian đều được tập thể sáng tạo. Một người sẽ khởi xướng, sau đó tác phẩm được hình thành, được tập thể tiếp nhận. Những người khách tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại, dần hoàn thiện và làm phong phú thêm nội dung. Với mục đích phục vụ trực tiếp cho đời sống cộng đồng, tăng tinh thần sở thích cá nhân bằng cách truyền tai nhau. 

Theo Folklore, cho rằng khái niệm văn học dân gian đó là một di tích được để lại từ nền văn hóa tinh thần góp phần mang đến nhiều giá trị về vật chất và tinh thần trong đó có cả đạo đức, phong tục, và tín ngưỡng của người dân. 

Đối với văn học dân gian Việt Nam đã sản sinh ra các tác phẩm giúp nuôi dưỡng nhiều thế hệ từ khi còn nằm nôi đỏ hỏn đến khi lớn lên, trưởng thành. Văn học dân gian Việt Nam đã đóng góp không ít vào việc nâng cao đời sống người lao động, tâm hồn những con người bình dị. Đây là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho tình yêu, tình cảm của con người tỏa hương khoe sắc.

Qua văn học dân gian, chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn trước những ngôn ngữ kỳ diệu của tình yêu đối với góc vườn, ruộng lúa, thương hơn với những mảnh đời trong cuộc sống quanh ta. 

Đối với hệ thống văn học trên thế giới, thể loại văn học dân gian có vai trò cực kỳ quan trọng trong văn học. Chúng là một hệ thống nói lên những quan tâm điểm, tư tưởng có thể gây ảnh hưởng lớn đến nhân sinh. Ngày nay, dưới sự tác động của các tác phẩm văn học dân gian và nhận thức con người vẫn vô cùng mạnh mẽ.

Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Ngoài khái niệm thế nào là văn học dân gian thì đặc trưng của loại hình này cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Dưới đây là những đặc trưng cơ bản nhất của văn học dân gian bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về loại hình văn học này.

Tính nguyên hợp

Văn học dân gian thể hiện ở tính nguyên hợp nghĩa là hình thức hòa lẫn và ý thức xã hội trong các thể loại văn học này đang có. Văn học dân gian được xem như một bộ bách khoa toàn thư của người dân lao động.

Trong nội dung văn học dân gian tính nguyên hợp thể hiện sự phản ánh tình trạng về sự ý thức xã hội trong thời nguyên thuỷ, khi đó trong những lĩnh vực sản xuất tinh thần vẫn còn chưa được chuyên môn hoá. Nguyên nhân là do đại bộ phận người dân, hay các tác giả văn học dân gian không có điều kiện được trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực sản xuất tinh thần khác. Bởi vậy, họ thể hiện những kinh nghiệm, những tri thức và tư tưởng tình cảm của mình qua các tác phẩm văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.

văn học dân gian là gì

Bên cạnh đó, tính nguyên hợp của văn học dân gian còn được nhìn thấy qua mặt nghệ thuật về ngôn từ. Đó không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà còn là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Đã có nhiều chuyên gia phân tích và cho rằng biểu hiện của tính nguyên hợp được thể hiện qua tính biểu diễn. Văn học dân gian sẽ có ba dạng tồn tại đó là: tồn tại ẩn, cố định, tồn tại hiện (nghĩa là tồn tại thông qua hình thức diễn xướng). Trong đó, tồn tại bằng diễn xướng được cho là một dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian .

Văn học dân gian mang tính tập thể

Tính tập thể của các tác phẩm văn học dân gian được thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Đây đều là những sáng tác của nhân dana, nhưng không phải là tất cả nhân dân đều là tác giả của những tác phẩm này. 

Điều quan trọng mà mọi người hướng tới đó là được mọi người biểu diễn, thưởng thức, đạt được thành tự hay không? Trong quá trình đó, tập thể nhân dân sẽ cùng tham gia và đồng sáng tạo nên tác phẩm. 

Trong đặc trưng này có liên quan chặt chẽ đối với các đặc trưng khác của văn học dân gian đó là: tính truyền miệng và tính vô danh, tính khả biến…

Tính truyền miệng

Đặc trưng riêng biệt nổi bật của văn học dân gian đó là tính truyền miệng. Truyền miệng là hình thức sáng tác, lưu truyền lại các tác phẩm văn học dân gian. Ngay cả khi có chữ viết, các tác phẩm được tồn tại dưới dạng văn viết, được ghi chép thì hình thức này vẫn tiếp tục tồn tại.

Nguyên nhân hình thành đặc tính truyền miệng có nhiều ý kiến cho rằng do thời kỳ đó chưa xuất hiện chữ viết, người dân đa số đều không được đi học. Các phương tiện truyền thông như in ấn, giấy báo đều nằm trong giai cấp thống trị cai quản. Do đó, hình thức truyền miệng lúc đó đã trở thành phương tiện duy nhất của nhân dân.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng tính truyền miệng đã mang lại hình thức và vẻ đẹp mà không thể loại văn học nào có được. Cụ thể, do đặc tính này mà vô âm thanh của ngôn từ đã phong phú và được phát huy tối đa. Trong đó, việc ghi chép lại các tác phẩm văn học dân gian kể cả các công trình đã sưu tầm, biên soạn công phu đã làm mất đi đáng kể vỏ âm thanh của ngôn ngữ nói. Chính điều này, đã tạo nên một đặc trưng đặc sắc cho các tác phẩm văn học dân gian khi được trình bày trong môi trường diễn xướng. 

Do tính truyền miệng, nên các tác phẩm văn học dân gian thường khá ngắn gọn, có nhiều dị bản khác nhau, dễ nhớ, dễ thuộc. Tính truyền miệng của văn học dân gian và diễn xướng có mối liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra một cách sinh động, hào hứng.

Tính dị bản

Tính dị bản nghĩa là một tác phẩm có thể có nhiều bản kể, văn bản được viết khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở nhiều phương diện như thể loại, nội dung, đề tài, nghệ thuật.. và ở các yếu tố như sự kiện, tình tiết, thời gian, không gian, nhân vật, từ ngữ, hình ảnh…

Trong tính dị bản có 2 điểm nổi bật đó là yếu tố cố định không thể thay đổi và yếu tố mới. Điều này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa ứng tác và truyền thống. Có nghĩa là các tác phẩm văn học dân gian khi được truyền miệng sẽ có những sự thay đổi và cái sau được tạo ra hoàn toàn mới, xa rời hoặc có thể thoát ly hoàn toàn tác phẩm cũ cùng một công thức truyền thống.

Dựa theo các yếu tố giống nhau về hình thức ngôn ngữ, ta có thể khảo sát tính dị bản của các tác phẩm. Hầu như các bản dị bản không đi theo hệ thống nội dung cũ và hình thức thường thấy cho dù vẫn còn tồn tại một số yếu tố có liên hệ với tác phẩm cũ. 

Tính nghệ thuật gắn với quần chúng

Văn học dân gian là gì? Đó là một loại hình sinh ra và tồn tại như một bộ phận hợp thành trong sinh hoạt đời sống của nhân dân. Những tác phẩm văn học dân gian có tích hữu dụng chẳng hạn như những bài hát ru gắn liền với cuộc sống của nhiều gia đình, hay những bài hát dân ca, các nghi lễ, truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ hội….Với đặc trưng này văn học dân gian có tính đa chức năng với chức năng đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Chức năng của văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian có 4 chức năng cơ bản chính đó là:

Về chức năng nhận thức

Đây được xem là một bộ bách khoa toàn thư các kiến thức về tôn giáo, triết học của nhân dân. Văn học dân gian lưu giữu truyền lại các hệ thống về tri thức xã hội, về tự nhiên, kinh nghiệm sống, tâm linh, cách ứng xử…Đọc các tác phẩm văn học dân gian bạn sẽ học được nhiều bài học sinh động, sâu sắc, gần gũi với mọi phương diện trong cuộc sống.

Về chức năng giáo dục

Các thể loại văn học dân gian có khả năng định hướng về mặt đạo đức, luân lý của con người trong xã hội. Chức năng này có tác động, ảnh hưởng và chi phối trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có rất nhiều tác phẩm thuộc thể loại hát nói mang ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Tuy nhiên, phần lớn các sáng tác thường chứa đựng ý nghĩa giáo dục theo hàm ẩn, theo nghĩa gián tiếp nhắc đến hơn là nói ra trực tiếp.

văn học dân gian là gì

Về chức năng thẩm mĩ

Quan niệm thẩm mỹ của cộng động đó là vẻ đẹp của sự đôn hậu, sự giản dị của người dân. Văn học dân gian là một nghệ thuật chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi được sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại. Nghĩa là các thành phần nghệ thuậ ngôn từ phải được kết nối với các thành phần nghệ thuật trong âm nhạc, vũ đạo, trong môi trường diễn xướng.

Về chức năng sinh hoạt

Các sáng tác văn học dân gian ra đời và trở thành một phần trong môi trường sinh hoạt và lao động của người dân. Văn học dân gian đã gắn bó mật thiết với cuộc đời của mỗi người xuyên suốt từ khi sinh ra cho đến khi còn lại chỉ là một nấm mồ. Trong môi trường và thói quen sinh hoạt của người dân là điều kiện quan trọng để cho ra những tác phẩm văn học dân gian được hình thành và phát triển. 

Các thể loại văn học dân gian thường gặp

Văn học dân gian Việt Nam hay văn học dân gian trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống thể loại văn học dân gian. Mỗi thể loại sẽ thể hiện hoặc phản ánh cuộc sống theo nội dung và cách thức riêng. Dưới đây là các thể loại văn học dân gian và các đặc trưng của mỗi thể loại của văn học dân gian Việt Nam gồm có:

Thần thoại

Thể loại này kể về các vị thần, nhằm mục đích giải thích về sự xuất hiện của tự nhiên, văn hóa, phản ánh sự nhận thức của con người trong thời cổ đại và nguồn gốc của thế giới, thể hiện khát vọng sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại lúc đó. 

Ví dụ: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Nữ Oa vá trời…

Truyền thuyết

Truyền thuyết là các tác phẩm kể về sự kiện, nhân vật lịch sử, giải thích nguồn gốc, các phong vật của địa phương thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của người dân với những người có công với đất nước, hoặc với cộng đồng dân cư của một vùng. Truyền thuyết thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật phổ biến đó là phóng đại, khoa trương kết hợp với các yếu tố hư ảo thần kỳ…

Ví dụ một số truyện truyền thuyết như: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….

Sử thi

Là những tác phẩm được theo kiểu tự sự có nội dung hàm chứa theo quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, có nhịp, xây dựng hình ảnh nhân vật trung tâm là những anh hùng, các dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó. Để kể về các biến cố lớn diễn ra trong đời sống của cộng đồng và dân cư thời cổ đại. 

Ví dụ sử thi như: Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường), Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê)…

các thể loại của văn học dân gian

Truyện cổ tích

là các tác phẩm thuộc thể loại văn học tự sự dân gian có nội dung hư cấu có chủ đích. Bao gồm các câu chuyện về cổ tích thần kỳ, thế sự, nhân hóa loài vật, phiêu lưu…Đây là những loại truyện ngắn, chủ yếu về các nhân vật trong dân gian được hư cấu lên như thần tiên, yêu tinh…sở hữu phép thuật, có bùa mê…Nhằm thể hiện tinh thần nhân đạo, sự lạc quan của người dân lao động.

Ví dụ: Truyện cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau…

Truyện ngụ ngôn

Là các câu truyện kể bằng văn xuôi hoặc bằng thơ qua hình ảnh loài vật, cây cối, đồ vật…làm hình ảnh ẩn dụ để nói bóng gió hoặc kín đáo về chuyện đời, chuyện người, để nêu lên các bài học về sự luân lý, kinh nghiệm trong cuộc sống

Ví dụ: Trí khôn của ta đây, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ…

Truyện cười

Truyện cười dân gian khá rộng lớn tuy nhiên kết cấu chặt chẽ, đang dạng, kết thúc thường đem lại nhiều bất ngờ, kể về các sự việc gây cười nhằm mục đích giải trí, đồng thời phê phán  lấy tiếng cười để khen chê những thói hư tật xấu ở đời. 

Ví dụ: Làm theo vợ dặn, đẽo cày giữa đường, Sang cả mình con…

Tục ngữ

Là thể loại văn học dân gian được thể hiện dưới hình thức câu ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, phần lớn có hình ảnh, có vần điệu, là những kinh nghiệm được đúc kết từ những thực tiễn, những hiện tượng thiên nhiên trong lao động sản xuất, cuộc sống hàng ngày của nhân dân. 

Câu đố

câu đố

Là thể loại văn học dân gian sử dụng những bài văn vần, những câu nói vần, mô tả vật đố, qua hình ảnh, sáng tạo câu đố để tìm đặc trưng và chức năng của từng vật khác biệt. Từ đó phản ánh thông qua hình ảnh so sánh, hình tượng hóa.

Ca dao

Là thể loại thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng qua những câu hát, những lời trữ tình có kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng. Thường ca dao được phổ biến theo thể thơ lục bát để dễ nhớ và dễ thuộc.

Là thể loại tự sự có hình thức văn vần, phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong xã, trong nước, theo hình thức văn vần. Qua đó thể hiện sự khen chê của người dân đối với các sự kiện, sự việc diễn ra.

Truyện thơ

Là những sáng tác được viết theo thể thơ lục bát được viết bằng chữ Nôm. Phần lớn các tác phẩm truyện thơ đều là thể thơ quen thuộc nhất với quần chúng nên dễ nhớ, dễ đọc.

Ví dụ: Truyện thơ Phạm Công – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu….

Chèo

Đây là một thể loại nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, đặc biệt ở các khu vực đồng bằng Bắc bộ chèo phát triển mạnh nhất. Thể loại này thường kết hợp với yếu tố trữ tình để ca ngợi, tưởng nhớ, chia sẻ những tấm gương đạo đức. Đồng thời cũng phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Ví dụ: nổi tiếng là vở chèo Thị Mầu lên chùa

>>> Bài viết tham khảo: Tần số là gì? Đơn vị & tổng hợp các công thức tính tần số

Trên đây là những chia sẻ về văn học dân gian là gì, những nét đặc trưng, các thể loại văn học dân gian hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị về phạm trù văn học này. Không chỉ đa dạng về nội dung mà còn là những bài học về sự nhân văn, giá trị của con người mà chúng ta vẫn còn lưu giữ đến tận ngày nay. Để tìm hiểu thêm những kiến thức khác hãy thường xuyên truy cập vào thapgiainhiettashin.com.vn nhé!