VĂN HÓA ĐỌC
Mục Lục
Thông điệp của Bà Irina Bokova–Tổng Giám đốc UNESCO nhân Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 2015
Ngày Sách và Bản quyền Thế giới là dịp để mọi người chúng ta nhận thức được sức mạnh của những cuốn sách trong việc làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, để chúng ta cùng ủng hộ sách và ủng hộ những người làm ra sách!
Được xem là biểu tượng mang tính toàn cầu của tiến bộ xã hội, sách vở – công cụ để học hỏi và nghiên cứu – đã trở thành mục tiêu nhắm tới của những kẻ bôi nhọ văn hóa và giáo dục, những kẻ không chấp nhận các hoạt động đối thoại và sự khoan dung. Trong những tháng gần đây, chúng ta đã chứng kiến các vụ tấn công trẻ em tại các trường học, các vụ đốt sách ở nơi công cộng. Trong bối cảnh này, bổn phận của chúng ta rất rõ ràng: cần nâng cao các nỗ lực trong việc tuyên truyền, quảng bá cho sách vở, cho bút viết, cho máy tính cùng với tất cả các dạng thức đọc và viết khác để chiến đấu chống lại nạn mù chữ và sự đói nghèo, để xây dựng xã hội ổn định và củng cố nền tảng của hòa bình.
Đọc chi tiết…
10 kỷ lục thế giới liên quan đến sách
Để tôn vinh ngày Sách thế giới năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Guiness Thế giới đã công bố 10 kỷ lục thế giới liên quan đến sách.
1-Nhà văn ít tuổi nhất
Dorothy Straight (Washington DC) đã viết cuốn tiểu thuyết How the World Began ở tuổi lên 4 và được xuất bản vào năm 1962. Đây là cuốn sách do Pantheon Books ấn hành và Straight luôn giữ vị trí người cầm bút trẻ nhất trong lịch sử các tác giả có tác phẩm được xuất bản. Adauto Kovalski da Silva đã trở thành cây bút nam ít tuổi nhất với cuốn sách Aprender é Fácil, được xuất bản tháng 10/2005 khi tác giả này mới lên 5 tuổi.
2-Tác giả viết cho người lớn có thu nhập cao nhất
Liên quan đến lượng sách bán và thu nhập, James Patterson là nhà văn chuyên viết cho người lớn thành công nhất trên thế giới. Ông đã bán được trên 200 triệu cuốn sách kể từ năm 1992 và tính đến thời điểm 6/2010, ông đã kiếm được 46,5 triệu bảng.
Đọc chi tiết…
Văn hoá đọc và ngày hội sách thế giới 23/4
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở
cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh.
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới”(World Book and Copyright Day), trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ…
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “”(World Book and Copyright Day), trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ…
Đọc chi tiết…
Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau….
Đọc chi tiết…
Uống nước nhớ nguồn
Hằng ngày khi những cuốn sách được giở ra trong trường học, những trang báo được lật ra đây đó trên khắp các đường phố Việt Nam, cả những trang Web Việt ngữ mênh mông trên mạng… có khi nào ta bình tâm để nghĩ về cái gốc gác thiêng liêng của “Tiếng” nước mình, về con chữ, và cả người đã tạo ra con chữ. Thư viện Quốc Gia Việt Nam và tác giả Phạm Văn Hạng trân trọng kính mời bạn đọc đến xem và bày tỏ sự hàm ơn, vinh danh người có công bằng cách đưa ra những lời nhận định của mình về phác thảo chân dung Alexandre de Rhodes và chân dung Hàn Thuyên để tượng đài của hai ông nhanh chóng được đặt tại Thủ đô Hà Nội nhân dịp Hà Nội 1000 năm tuổi – tượng đài về “Người đã cho ta cái chữ”.
Đọc chi tiết…
- «
-
Start
-
Prev
-
1
- 2
- Next
- End
- »
Page 1 of 2