Vận dụng đúng đắn Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở thực tiễn trong chính sách dân tộc – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về những đặc trưng cơ bản của dân tộc để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sách dân tộc. Theo đó, dân tộc được hiểu là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Dân tộc là cộng đồng người gắn liền với xã hội có Nhà nước, có giai cấp. Là một khái niệm đa nghĩa, tuy nhiên xét về cơ bản, dân tộc được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, dân tộc – quốc gia (nation) là chỉ một cộng đồng chính trị – xã hội rộng lớn, gồm nhiều cộng đồng tộc người, được chỉ đạo bởi một Nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định

Đồng thời, qua nghiên cứu và vận dụng lý luận về hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc và quan hệ dân tộc cũng như Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp cho Đảng ta có những quan điểm đúng đắn, phù hợp khi giải quyết các quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta…Và vấn đề được đặt ra là chúng ta phải biết quán triệt và vận dụng một cách đúng đắn, phù hợp những quan điểm, đường lối của Đảng vào từng giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử của từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam…”

Một là, các dân tộc Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt. Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc Kinh lại chiếm đa số khoảng 86% dân số cả nước và chủ yếu sinh sống tại các thành phố, vùng đồng bằng, trung du. Trong khi đó, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả nước và tập trung chủ yếu ở vùng núi, biên giới, hải đảo,.. như: Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh khu vực duyên hải miền Trung…Hai là, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những người anh hùng dân tộc như anh hùng Núp (dân tộc Ba Na) trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào dân tộc Pa Cô anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ,..đó là những tấm gương tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần vào thành công chung của cách mạng nước nhà. Ba là, các dân tộc Việt Nam đều có một bản sắc riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong đó, thì bản sắc văn hóa của các dân tộc chính là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. Bốn là, xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay cũng chính là cơ sở quan trọng để đề ra những chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp. Có thể thấy, vừa qua, một số vụ bạo loạn xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Bắc do các thế lực thù địch công kích, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm âm mưu chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của ta. Điều nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước cũng như các cấp, các ngành cần có những giải pháp mềm mỏng, phù hợp để thực hiện các chính sách dân tộc hiện nay cũng như trong giai đoạn tiếp theo.

2.Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: quốc phòng, an ninh được đảm bảo, đất nước được giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, quan trọng nhất chính là Việt Nam đã thực hiện hiệu quả việc chống “âm mưu diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đã lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để gây mất ổn định đất nước ta. Qua đó cho thấy, Đảng ta đã đề ra những đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong những năm qua. Trong đó, cơ bản giải quyết tốt quan hệ dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Chính sách dân tộc ở nước ta chính là việc cụ thể hóa những quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, tác động trực tiếp đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc, xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc dựa vào những nguyên tắc cơ bản, như: bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc và giúp nhau cùng phát triển. Về mục tiêu, chính sách dân tộc khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của các dân tộc và của cả đất nước, từng bước khắc phục và xóa bỏ khoảng cách chênh lệch vùng miền, xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Nhìn chung, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chính sách dân tộc của nước ta tập trung vào những vấn đề cơ bản: Thứ nhất là chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển cùng với mặt bằng chung, tiến tới hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước; Thứ hai, chính sách dân tộc tập trung vào thực hiện các chính sách xã hội, đó là những vấn đề giáo dục – đào tạo, văn hóa, y tế, an sinh xã hội,…nhằm nâng cao trình độ tri thức, chăm sóc sức khỏe, cải thiện các mặt đời sống, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước vượt khó, thoát nghèo, phát triển bình đẳng so với mặt bằng chung cả nước; Thứ ba, chính sách về an ninh, quốc phòng nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị.

3

Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng lý luận cơ bản để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Vấn đề dân tộc cũng được xem như vấn đề có vị trí chiến lược.Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn đề này được nhận thức và giải quyết theo từng quan điểm cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn.Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về những đặc trưng cơ bản của dân tộc để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sách dân tộc. Theo đó, dân tộc được hiểu là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Dân tộc là cộng đồng người gắn liền với xã hội có Nhà nước, có giai cấp. Là một khái niệm đa nghĩa, tuy nhiên xét về cơ bản, dân tộc được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, dân tộc – quốc gia (nation) là chỉ một cộng đồng chính trị – xã hội rộng lớn, gồm nhiều cộng đồng tộc người, được chỉ đạo bởi một Nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định [1] . Cộng đồng người cùng một ngôn ngữ, văn hoá, sắc tộc, nguồn gốc hoặc lịch sử và gắn liền với một quốc gia cụ thể nên còn gọi là quốc dân. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào…Theo nghĩa hẹp, dân tộc (ethnic) là cộng đồng mang tính tộc người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Khmer, dân tộc Ê- Đê…Đồng thời, qua nghiên cứu và vận dụng lý luận về hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc và quan hệ dân tộc cũng như Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp cho Đảng ta có những quan điểm đúng đắn, phù hợp khi giải quyết các quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.Thứ hai, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta…Và vấn đề được đặt ra là chúng ta phải biết quán triệt và vận dụng một cách đúng đắn, phù hợp những quan điểm, đường lối của Đảng vào từng giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử của từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.Theo đó, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam…” [2] . Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn nhất quán trong chủ trương, đường lối và giữ vững nguyên tắc thực hiện chính sách dân tộc. Gần đây nhất, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã nêu rõ “ Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển…” [3] . Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn về đặc điểm cơ bản của quá trình phát triển tộc người và hình thành dân tộc – quốc gia ở Việt Nam mà Đảng ta đã lấy làm căn cứ để đề ra những chính sách dân tộc hiện nay.Một là, các dân tộc Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt. Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc Kinh lại chiếm đa số khoảng 86% dân số cả nước và chủ yếu sinh sống tại các thành phố, vùng đồng bằng, trung du. Trong khi đó, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả nước và tập trung chủ yếu ở vùng núi, biên giới, hải đảo,.. như: Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh khu vực duyên hải miền Trung…Hai là, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những người anh hùng dân tộc như anh hùng Núp (dân tộc Ba Na) trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào dân tộc Pa Cô anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ,..đó là những tấm gương tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần vào thành công chung của cách mạng nước nhà. Ba là, các dân tộc Việt Nam đều có một bản sắc riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong đó, thì bản sắc văn hóa của các dân tộc chính là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. Bốn là, xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay cũng chính là cơ sở quan trọng để đề ra những chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp. Có thể thấy, vừa qua, một số vụ bạo loạn xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Bắc do các thế lực thù địch công kích, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm âm mưu chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của ta. Điều nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước cũng như các cấp, các ngành cần có những giải pháp mềm mỏng, phù hợp để thực hiện các chính sách dân tộc hiện nay cũng như trong giai đoạn tiếp theo.Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: quốc phòng, an ninh được đảm bảo, đất nước được giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, quan trọng nhất chính là Việt Nam đã thực hiện hiệu quả việc chống “âm mưu diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đã lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để gây mất ổn định đất nước ta. Qua đó cho thấy, Đảng ta đã đề ra những đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong những năm qua. Trong đó, cơ bản giải quyết tốt quan hệ dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.Chính sách dân tộc ở nước ta chính là việc cụ thể hóa những quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, tác động trực tiếp đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc, xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc dựa vào những nguyên tắc cơ bản, như: bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc và giúp nhau cùng phát triển. Về mục tiêu, chính sách dân tộc khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của các dân tộc và của cả đất nước, từng bước khắc phục và xóa bỏ khoảng cách chênh lệch vùng miền, xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Nhìn chung, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chính sách dân tộc của nước ta tập trung vào những vấn đề cơ bản: Thứ nhất là chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển cùng với mặt bằng chung, tiến tới hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước; Thứ hai, chính sách dân tộc tập trung vào thực hiện các chính sách xã hội, đó là những vấn đề giáo dục – đào tạo, văn hóa, y tế, an sinh xã hội,…nhằm nâng cao trình độ tri thức, chăm sóc sức khỏe, cải thiện các mặt đời sống, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước vượt khó, thoát nghèo, phát triển bình đẳng so với mặt bằng chung cả nước; Thứ ba, chính sách về an ninh, quốc phòng nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị.