Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cập nhật lúc: 14:10 07-12-2016
Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12
Nguồn tài nguyên nước ta phong phú và đa dạng. Tuy nhiên với tình hình khai thác và phát triển kinh tế – xã hội như hiện nay, tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ suy giảm và cạn kệt vì thế đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Bài 6: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
A. LÝ THUYẾT
1. Tài nguyên sinh vật
1.1. Tài nguyên rừng
– Hiện trạng:
+ Trước đây, diện tích rừng của nước ta bị suy giảm mạnh nhưng hiện nay
diện tích rừng đang tăng dần trở lại.
+ Tài nguyên rừng nước ta vẫn đang bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục
hồi.
– Biện pháp bảo vệ:
+ Ban hành những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng đối với 3 loại
rừng:
Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, trồng rừng trên
đất trống, đồi núi trọc.
Đối với rừng đặc dụng : bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các
vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Đối với rừng sản xuất : phát triển diện tích, chất lượng rừng.
+ Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, giao quyền sử dụng đất và bảo
vệ rừng cho người dân.
1.2. Đa dạng sinh học
– Tình hình chung : Hiện nay đang có sự suy giảm về cả số lượng và chất lượng (suy
giảm về thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiến).
– Biện pháp :
+ Xây dựng các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam.
+ Quy định trong khai thác…
2. Tài nguyên đất
2.1. Hiện trạng sử dụng
– Đến năm 2013, có 15,4 triệu ha đất có rừng và 10,2 triệu ha đất sử dụng trong
nông nghiệp (chiếm hơn 30% tổng diện tích đất tự nhiên), 2,95 triệu ha đất chưa sử
dụng.
– Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là hơn 0,1 ha. Khả năng mở
rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.
– Suy thoái tài nguyên đất :
+ Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy
thoái vẫn còn rất lớn. Ở đồng bằng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, bạc màu, ở vùng
đồi núi đất bị bạc màu trơ sỏi đá.
+ Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).
2.2. Biện pháp bảo vệ :
– Đối với đất vùng đồi núi :
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang,
trồng cây theo băng để hạn chế xói mòn trên đất dốc.
+ Cải tạo đất hoang đồi núi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp. Bảo
vệ rừng, đất rừng, định canh, định cư cho dân cư miền núi.
– Đối với đất nông nghiệp :
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu, bón phân cải
tạo đất, chống ô nhiễm đất, thoái hoá đất.
3. Các loại tài nguyên khác
– Tài nguyên nước : cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước, đảm bảo cân
bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
– Tài nguyên khoáng sản : quản lí chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên
và làm ô nhiễm môi trường. Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.
– Tài nguyên du lịch : cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi
trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
– Các nguồn tài nguyên khác (khí hậu, tài nguyên biển) : cần được khai thác, sử dụng
hợp lí và phát triển bền vững.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Diện tích rừng của nước ta hiện nay chủ yếu là
A. rừng giàu B. rừng nghèo
C. rừng mới phục hồi D. rừng đặc dụng
Câu 2. Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất ở nước ta hiện nay là
A. thú B. chim
C. bò sát lưỡng cư D. cá
Câu 3. Mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” là
A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuy ệt chủng.
Truy cập http://tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử – Địa tốt nhất!
C. bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.
D. kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam.
Câu 4. Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta
là
A. thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường.
B. lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm môi trường.
C. lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng.
D. ô nhiễm môi trường nước và lượng nước phân bố không đều theo thời gian.
Câu 5. Loại rừng cần phải đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng,
duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng:
A.rừng sản xuất.
B.rừng phòng hộ.
C.rừng giàu
D.rừng trung bình.
— HẾT —
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Địa lớp 12 – Xem ngay