Vấn đề sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay dưới góc nhìn triết học – MỞ ĐẦU Sinh viên – Studocu

MỞ ĐẦU

Sinh viên ra trường hiện nay thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện nay .Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp của sinh viên hiện nay là do đâu ? Hậu quả để lại là gì ? vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà ? Và chúng ta phải làm gì để khác phục tình trạng trên ? Vấn đề này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và mỗi người một quan điểm khác nhau . Tuy nhiên giải pháp nhằm đặt ra gấp để giải quyết vấn đề lao động trong xã hội cũng như bảo đảm công ăn việc làm cho hang nghìn sinh viên mỗi năm ra trường .Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học ,cao đẳng chính quy trong cả nhà nước không có việc làm ngày càng tăng cao , nhiều sinh viên sau khi ra trường làm những việc làm không cần bằng cấp , hiện tượng sau khi ra trường làm công nhân hoặc không làm những công việc không đến bằng cấp đại học, cao đẳng đang không còn xa lạ với sinh viên hiện nay .Ám ảnh của trước tình hình thất nghiệp của sinh viên , nhiều sinh viên mới ra trường không khỏi hoang mang e ngại về con đường tìm việc làm . Làm cái gì ? Làm ở đâu ? Luôn là câu hỏi thường trực của những sinh viên mới ra trường cũng như những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường . Vấn đề này cần sự quan tâm của đảng và nhà nước ta và nó không nằm ngoài sự quan tâm của em vì vậy em chọn đề tài “ Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ” để nghiên cứu dề tài của em gồm 3 phần chính như sau:

Phần 1: Cơ sở triết học

Phần 2: Thực trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay

Phần 3: Nguyên nhân-Hậu quả-Giải pháp của vấn đề này

Vì sự hiểu biết còn chưa sâu rộng nên thầy cho em ý kiến góp ý bổ sung thêm những thiếu sót.Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Trí đã hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận này.

NỘI DUNG CHÍNH

I.Cơ sở triết học

  • 1. Nguyên nhân-Kết quả
  • phép biện chứng duy vật [1][3] ][2Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong của chủ nghĩa Mác-và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù

    Nguyên nhân phạm trù là chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó

    Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

    2.Mối quan hệ giữa biện chứng nguyên nhân –kết quả

    Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả.Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau.

    Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

    Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.

    Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng:

    Hướng tích cực, tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân

    Hướng tiêu cực, tức cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.

    II.Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay

    Nền kinh tế của đất nước ta đang trên đà phát triển, bên cạnh những mặt thuận lợi thì cũng có không ít nhưng khó khăn, tiêu cực phát sinh có thể kể đến đó là tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ngày càng tăng trong cơ chế thị trường hiện nay.

    Đất nước càng phát triển bao nhiêu ngoài những công nghệ hiện đại phục vụ cho kinh doanh sản xuất thì một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước là lực lượng lao động, trong nền kinh tế thị trường ngày nay lực lượng lao động là những sinh viên được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng…, là lực lượng trẻ của đất nước rất năng động và có năng lực trong công việc. Chính vì vậy, sinh viên là nguồn nhân lực rất quan trọng chúng ta cần biết cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Nhưng tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vậy câu hỏi đặt ra của những nhà quản lý, của đất nước là nguyên nhân vì sao dẫn tới tình trạng đó? Phải chăng là do quá trình đào tạo của các trường đại học còn nhiều mặt chưa được; hay do những chính sách của Nhà nước chưa hợp lý trong việc sử dụng lao động.

    Qua tìm hiểu thì thấy nổi lên một số nguyên nhân đó là, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng lao động bị thu hẹp; Đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng; Bên cạnh đó Việc có thêm nhiều cơ sở đào tạo (trường cao đẳng, đại học) ra đời dẫn đến số lượng sinh viên được đào tạo ở cùng các ngành, chuyên ngành ngày càng nhiều, cung vượt cầu. Thực tế cho thấy, số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển hàng năm để tìm việc làm khá đông, song kết quả số người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng còn rất hạn chế. Trước những thách thức nêu trên, đòi hỏi các cơ sở đào tạo và bản thân người học (sinh viên) phải có cách nhìn nhận mới về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

    Hiện nay, trên cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Con số đó đã phản ảnh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta.

    Việc đào tạo ồ ạt dẫn đến nghịch lý là số lượng sinh viên đông nhưng chất lượng chưa tương xứng đã khiến các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm cho mình một công việc thích hợp. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn phải đào tạo lại.

    Số liệu điều tra lao động Việt Nam hàng quý là kết quả thống kê xác suất những người có trình độ từ đại học trở lên trong độ tuổi lao động (15-60) không có việc làm ở thời điểm thống kê; không phải là số sinh viên mới tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Ví dụ, Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 12, quí IV/20161, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học trở lên là 218.800 người có nghĩa là: trong Quý IV/2016, ở Việt Nam có khoảng 218 ngàn lao động không có việc làm trong số khoảng gần 5 triệu lao động có trình độ đại học trở lên trong nhóm tuổi từ 15 đến 60.(nguồn:giaoducquocdan)

    Việc sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm không phải chỉ xảy ra ở nước ta mà ngay những nước phát triển có nền giáo dục chất lượng cao sinh viên ra trường cũng có thể không tìm được việc làm. Thị trường việc làm không phải do cơ sở đào tạo quyết định mà phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thị trường việc làm còn phụ thuộc sự biến động của nền kinh tế thế giới.

    Cùng quy mô đào tạo, nếu thu hút đầu tư tốt thì có thể xảy ra tình trạng thiếu lao động; nếu thu hút đầu tư không tốt thì dư thừa lao động và ngược lại, lao động tốt (cùng với chính sách tốt, hạ tầng tốt, tiêu thụ tốt…) lại là một trong các điều kiện để thu hút đầu tư…

    III.Nguyên nhân-Hậu Qủa-Giải pháp vấn đề

    1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở sinh viên

    Nguyên nhân chủ quan đó là trách nhiệm của ngành giáo dục:

    Một thời gian dài, nước ta đề ra mục tiêu “đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ để ngang bằng với tỷ lệ sinh viên của các nước trong khu vực dẫn đến: Số lượng các trường và quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng; ở một số cơ sở đào tạo, quy mô tuyển sinh và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu TTLĐ.

    Quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học; chậm ban hành khung trình độ quốc gia tương thích với khung trình độ tham chiếu của khu vực để làm cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp để sinh viên tốt nghiệp có tính cạnh tranh trên thị trường lao động (văn bản này mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2016).

    Sinh viên chưa được rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Sinh viên tốt nghiệp hiện nay vẫn hướng đến tìm việc làm có sẵn tại các cơ quan, doanh nghiệp mà ít quan tâm đến khởi nghiệp. Trình độ ngoại ngữ thấp là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm trong thời kỳ hội nhập.

    +Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng. Xu hướng là các ngành nghề truyền thống không còn sử dụng nhiều lao động mà thay thế vào đó là máy móc tự động và robot có thể kết nối vạn vật để thay thế con người. Chương trình đào tạo ở nhiều trường vẫn theo hướng đơn ngành, thiết kế chi tiết, kĩ thuật mà không đi sâu vào những nguyên lý cơ bản mang tính quy luật (nắm được “dĩ bất biến”) để từ đó có thể áp dụng vào môi trường lao động đang biến đổi nhanh chóng (để “ứng vạn biến”). Do đó, sinh viên tốt nghiệp ở nước ta gặp khó khăn khi phải thích nghi với môi trường làm việc..

    Nguyên nhân khách quan về phía sinh viên

    +Sinh viên thiếu kỹ năng thực tế để đáp ứng công việc

    +Thiếu chỉnh chu trong buổi phỏng vấn

    +Thiếu định hướng nghề nghiệp

  • + Quá tự cao vào tấm bằng đại học
  • +Sơ yếu lý lịch (CV) không ấn tượng

  • + Không trang bị kỹ năng mềm
  • +Hạn chế trong trình độ tiếng Anh

    +Sự bị động trong quá trình tìm việc

  • 2. Hậu quả của vấn đề này
  • Đối với cá nhân, thất nghiệp đã cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất của người lao động (nhất là ở các nước thị trường phát triển), đồng thời cắt đứt phương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ, đẩy những người này vào cảnh túng quẫn không có khả năng thanh toán cho các chi phí thường ngày như tiền nhà, tiền điện, tiền nước… Do thất nghiệp mà có khi bỗng chốc có người trở thành vô gia cư (bị đuổi ra khỏi nhà đang thuê). Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động. Nhiều người thất nghiệp đã phải tự kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng được sự túng quẫn hoặc sa vào các tệ nạn xã hội, tội phạm,… Theo các số liệu thống kê, ở Việt Nam trong số những phụ nữ làm nghề mại dâm có đến trên 70% là do không có việc làm, gia đình không có thu nhập, bắt buộc họ phải “ bán thân nuôi miệng”. Nhiều người vì không có việc làm đã sa vào cảnh nghiện ngập và phải bán dần bán mòn tài sản (vốn đã không nhiều).

    Đối với các quốc gia, thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, không thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.

  • 3. Giải pháp khắc phục vấn đề
  • Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng các khuyến nghị mới của Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động và việc làm. Tuy nhiên, với những nước đang phát triển -nền kinh tế vẫn mang đậm dấu ấn nông nghiệp hoặc việc làm phi chính thức chiếm thị phần đáng kể trong nền kinh tế hay mức sống của người dân chưa cao và an sinh xã hội chưa đầy đủ, vì vậy người lao động thường chấp nhận làm bất cứ loại công việc gì, kể cả những công việc có mức thu nhập thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo nhằm nuôi sống bản thân và gia đình hơn là thất nghiệp dài để chờ đợi công việc tốt hơn. Vì vậy, để giải quyết rõ rệt tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay cần:

    Về phía sinh viên:

    Thứ nhất, học sinh; sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Học sinh, sinh viên cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học. Học sinh, sinh viên cần học những ngành nghề mà trong đó có sự đam mê, yêu thích của bản thân và phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời, các giảng viên của nhà trường nên kết hợp cùng với lãnh đạo của các doanh nghiệp trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, dựa trên việc phân tích tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích…của từng cá nhân để đưa ra lời khuyên cho các em nên chọn ngành nào phù hợp với mình, có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy được năng lực cao nhất.

    Thứ hai, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa sinh viên và nhà trường. Việc học đi đôi với thực hành, học đến đâu có thể thực hành đến đó để việc giảng dạy không còn mang ý nghĩa trừu tượng mà còn mang tính ứng dụng thiết thực. Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá trình đi kiến tập, thực tập. Nếu sinh viên coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết môn thì sẽ không khác gì vẫn chạy theo lý thuyết mà không có thực tế.

    Thứ ba, sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Sự nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên tự rèn luyện tính cách, kỹ năng đồng thời đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc chuyên môn ngay sau khi ra trường.

    Vềề phía nhà trường: cầần quan tầm đếến việc phát triển đội ngũ, cơ sở vật chầết và chương trình đào tạo: nầng cao trình độ chuyến môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viến; cũng như năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và huầến luyện nghiệp vụ cho nhần viến. Mở rộng và nầng cầpế cơ sở vật chầết; cải tếnế các trang thiếết bị giảng dạy. Luôn cập nhật và cải tếnế chương trình đào tạo nhămầ đáp ứng yếu cầầu ngày càng cao của xã hội. Định kỳ thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo của nhà trường. Việc kiểm định là cơ sở khách quan đánh giá chầết lượng toàn bộ hoạt động đào tạo của nhà trường. Thường xuyến thực hiện khảo sát tnh hình việc làm của sinh viến sau tôết nghiệp. Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viến. Trong điếuầ kiện đảm bảo các qui định, nhà trường có thể cho phép sinh viến chuyển đổi ngành học.

    Hoạt động liên kết, hợp tác với doanh nghiệp: quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần được xây dựng trên nền tảng bình đẳng và có lợi cho hai bên nhằm góp phần vào sự phát triển chung cho xã hội. Trong việc hợp tác này, trường đại học sẽ: cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; sáng tạo ra tri thức mới và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp; cử giảng viên đến doanh nghiệp làm công tác tư vấn và phối hợp với doanh nghiệp để cùng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp; cử sinh viên đến tham quan, thực tập tại doanh nghiệp; thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết/hợp tác với doanh nghiệp; hình thành các trung tâm nghiên cứu phục vụ cho doanh nghiệp; mời các doanh nhân có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn đến báo cáo chuyên đề hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại trường…

    Giải pháp doanh nghiệp: các doanh nghiệp sẽẽ đặt hàng các yếu cầuầ vếầ nội dung nhà trường cầần đào tạo để đáp ứng nhu cầầu của doanh nghiệp; đóng vai trò phản biện trong việc xầy dựng chương trình đào tạo của nhà trường; chú ý đếến nhu cầuầ sử dụng lao động từ phía doanh nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viến đếến tham quan, thực tập; tuyển dụng sinh viến sau khi ra trường. Tham gia ngày hội việc làm của sinh viến do trường tổ chức. Cử các doanh nhần có trình độ và kinh nghiệm thực tếẽn đếến báo cáo chuyến đếầ hoặc tham gia giảng dạy, nghiến cứu khoa học tại trường. Đặt hàng các nghiến cứu khoa học phục vụ giải quyếết các vầến đếầ của doanh nghiệp…

    KẾT LUẬN

    Bằng việc phân tích cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả đã cho ta thấy được nguyên nhân gay ra tình trạng thất nghiệp của sinh viên là do chất lượng đào tạo không cao,một lọt những chính sách chưa hợp lý của nhà nước ,cá nhân mỗi sinh viên và do xã hội .Kết quả dẫn đến là ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của kinh tế của nước ta thừa thầy thiếu thợ dẫn đến làm chậm nền kinh tế nước ta.Theo em triết học và những phạm trù của triết học cho chúng ta hướng đi và giải quyết vấn đề một cách logic hợp lý nhất và con rất nhiều những vấn đề khác mà chúng ta cần một công cụ như triết học để hiểu rõ bản chất ngọn nghành cũng như bản chất vấn đề .

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1,moet.gov.vn/giaoducquocdan

    2,tapchicongthuong.vn

    3,quochoi.vn/hoatdongdaibieuquochoi (26/3/2020)

    4, dantri.com.vn/giaoduchuongnghiep

    Tên :Trần Đức Mạnh Lớp:DHCK17AQN

    MSSV:21004065 GV hướng dẫn: Nguyễn Thành Trí