Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Nông Thôn

Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ các loại chất thải, như rác thải trong sinh hoạt, trong chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc mọi người dân chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường của chúng ta.

     I- TÁC HẠI CỦA VIỆC XỬ LÝ RÁC KHÔNG HỢP VỆ SINH.

 Đối với các loại rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề đường, ao, hồ, bờ đồng, thu gom còn bỏ lẫn lộn chưa biết cách phân loại rác thải. Đây thực sự là một áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường và cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ cộng đồng.

     Tuy nhiên, việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan công cộng và tác hại xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, sinh vật và chất lượng môi trường và gây khó khăn cho việc thu gom rác thải tập trung.

   Thứ nhất: Đốt rác thải không có sự phân loại như: chai nhựa, cao su, túi nilon gây ra rts nhiều tác hại. Khi đốt thủ công (nhiệt độ thấp), các vật liệu này cháy không triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, Hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen, dioxin, furin là những chất rất độc hại.

   Hoặc đốt rác theo phương pháp thủ công không có sự phân loại trong khu dân cư, các chất độc hại phát sinh sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây khó thở, viêm đường hô hấp, …

Chính vì vậy việc thu gom xử lý rác thải tập trung là rất cần thiết.

  Thứ 2: Tác hại của việc đổ rác thải bừa bãi

  – Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ, đồng ruộng….đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn, việc này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ra nhiều tác hại cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người,…chẳng hạn như: sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, gây mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe con người; ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá… sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các chất loại thực phẩm này; Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. Chính vì vậy người dân cần có ý thức xóa bỏ thói quen đổ rác thải bừa bãi ra môi trường.

z3410652439846_9062b4c19ff784f6dd679df16323a1c6.jpg
                                     (ảnh mang tính chất minh họa)

          II- PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

          1. Phân loại rác tại nguồn

           Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:

  – Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây, cỏ ….

  – Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế.   Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy móc, …), các loại chai nhựa…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

          2. Phương pháp thu gom rác

  – Thu gom rác khó phân hủy

  + Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.

  + Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyển đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.

  Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như bao tải, túi nilon, thùng nhựa, … Yêu cầu mỗi hộ gia đình nên và cần có 2 túi, bao tải, thùng đựng rác thải để phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình nhằm thuận tiện cho việc xử lý, thu gom, không đem rác vứt bừa bãi ra nơi công cộng và không bỏ lẫn lộn các loại rác với nhau./.

z3410652447538_eac7a3db5ee926520a08e28e25c5378c.jpg
                                             (ảnh mang tính chất minh họa)

         III. CÁC BƯỚC XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ THÀNH PHÂN BÓN VI SINH

         1. Sau khi rác được phân loại, thùng rác hữu cơ gồm rau, củ, quả, rác thải nhà bếp, …. chúng ta sẽ đem xử lý tại hộ gia đình:

–  Xây hố xử lý: Chọn nơi thuận tiện, thẩm mỹ tùy theo vườn: Dài 1,2m; rộng 60cm, sâu:60cm (Không cần đổ đáy); phía trên có nắp đậy bằng tôn: Xây 4 xung quanh, trên có nắp, nước không vào được. Hố ngăn thành 2 ngăn: 60:60.

–  Thùng chứa rác: Nếu hộ vườn chật hẹp thì chúng ta có thể dùng 2 thùng nhựa có nắp đậy, tránh nước vào để xử lý rác.

–  Cách xử lý: Rác sẽ đổ vào hố trên hoặc thùng; Sau khi xử lý, rác hữu cơ sẽ trở thành nguồn tài nguyên giàu chất dinh dưỡng phục vụ sx nông nghiệp. Khi rác đổ vào hố hoặc thùng 15 đến 20 lít: Lấy chế phẩm EM cho vào chai nhựa đục lỗ để tưới vào rác (Hoặc hòa chế phẩm và chậu, xô) tưới. Khi thùng (H) đầy, chúng ta lại bỏ sang thùng mới. Thùng cũ sau 15 đến 20 ngày ta lấy ra và bón cho cây trồng (Phần nước chúng ta pha và tưới cho rau).

2.    Chế phẩm EM có nhiều tác dụng: Trong xử lý môi trường và chăn nuôi, trồng trọt:

–  Xử lý rác thải đồng ruộng: Cây rau, bầu, bí, cỏ, rơm rạ…: Chặt nhỏ, tấp thành đống, sau đó chúng ta phun chế phẩm và đậy bạt kín sau 15 – 20 ngày thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng. 1 lít ủ được 15 – 20 tấn phân.

–  Phun khử mùi: Trang trại, gia trại chăn nuôi của chúng ta nếu không được xử lý sẽ khiến môi trường ô nhiễm, cuộc sống bị ảnh hưởng. Dùng chế phẩm phun chuồng trại để khử mùi, đỡ ruồi muỗi, … giảm ô nhiễ môi trường.

–  Dùng trộn thức ăn ủ trong 24h cho gia súc gia cầm, thủy cầm ăn. Phun bề mặt ao chống ngột khí: 1 lít pha với 40 lít nước tưới đều lên bề mặt ao, tạo o xi, chống ngột khi nuôi thủy sản

–  Làm thuốc trừ sâu: Dùng chế phẩm, thêm thuốc lào, ớt cay ủ 15 – 20 ngày và phun cho cây chống sâu bệnh an toàn, đảm bảo sức khỏe.

         Trên đây là bài tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, hội viên và nhân dân trong toàn xã về vấn đề phân loại và xử lý rác hữu cơ thành phân bón vi sinh phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Rất mong toàn thể cán bộ, hội viên và nhân dân quan tâm, thực hiện để mỗi gia đình, mỗi cá nhân góp một phần nhỏ bé chung tay bảo vệ môi trường, đem lại cuộc sống xanh, sạch, an toàn./.

z3360247048741_38c34a59edd971d692a947b8accbbf0f.jpg
z3360247050730_9f55b5b746c030c3c7bc0e361fd8904c.jpg
z3364960856098_4d2b4bc5dac55049429d09e39225c055.jpg
8f0072708a4b71fc6ee73ad31caff655.jpg

 Tuấn Hiền . BCTT./.