Tiểu luận thực trạng đi học muộn của sinh viên

Nghiên cứu khoa học   thực trạng đi học trễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 660.98 KB, 32 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống tất bật hiện nay thì đi trễ là vấn đề đang cần được quan tâm
nhiều nhất.Vậy đi trễ là gì?Đi trễ có thể hiểu là tình trạng các cá nhân có mặt tại
điểm hẹn sau thời điểm đã thỏa thuận hoặc quy định trước đó. Ví dụ điển hình là
trường đại học Sài Gòn quy định thời gian bắt đầu tiết 1 là 7 giờ sáng mỗi ngày thế
nhưng một sinh viên đến lớp vào lúc 7 giờ 30 phút, đó có thể gọi là đi trễ. Đi trễ có
thể có nhiều trường hợp: trễ một cuộc hẹn, trễ giờ làm, hoặc đến lớp trễ Trong số
đó vấn đề đáng được quan tâm nhất là tình trạng đến lớp trễ của sinh viên.Tình
trạng này đã và đang ngày càng trở nên phổ biến lên đến mức báo động.Nó xảy ra
thường xuyên và ở khắp tất cả trường học từ phổ thông cho đến đại học và càng
ngày càng làm cho ý thức về vấn đề thời gian của học sinh, sinh viên Việt Nam trở
nên tồi tệ. Đi trễ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, có thể đó là do những việc cá
nhân, gia đình phát sinh đột xuất hoặc những sự cố ngoài ý muốn, cũng có thể đó
là do ý thức cá nhân, thói quen lâu dài hoặc do ảnh hưởng từ người khác. Và để
giảm thiểu cũng như khắc phục tình trạng đi trễ, mỗi cá nhân cần phải xây dựng
cho mình một ý thức tự giác, một thói quen tốt về vấn đề giờ giấc, đồng thời dự
tính trước những tình huống phát sinh và lựa chọn thời điểm xuất phát thích hợp
bởi vì nếu không có những giải pháp, hành động cụ thể thì việc trễ giờ sẽ gây rất
nhiều ảnh hưởng cho học sinh sinh viên. Những ảnh hưởng đó một lúc một thời thì
có lẽ sẽ không có gì nghiêm trọng nhưng càng về lâu với mật độ ngày càng dày đặc
sẽ gây không ít hệ lụy lớn cho việc giáo dục cũng như xã hội. Chính vì những lý do
đó, nhóm chọn đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐẾN
LỚP TRỄ HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN nhằm
lên tiếng còi báo động cũng như cảnh tỉnh phần nào ý thức của học sinh sinh viên
hiện nay về vấn đề đi trễ đồng thời đưa ra một vài biện pháp tốt để giảm thiểu cũng
như khắc phục tình trạng này.

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài:

– Đã có rất nhiều bài viết trên các trang web cũng như các công trình nghiên
cứu về vấn đề tình trạng đến lớp trễ của sinh viên. Mỗi bài viết, mỗi công trình đều
có những điểm nhấn, điểm nổi bật riêng cần được kế thừa và phát huy.
-Sau đây là một số bài viết về vấn đề đi trễ của sinh viên:

2

+ Bài viết về việc đi học trễ của học sinh  tác giả Hồng Đăng đăng ngày
12/09/2014 trên trang web www.caodang.tdt.edu.vn. Bài viết trên đã nêu rõ được
các tình huống đi trễ như trễ một cuộc hẹn, một cuộc đi chơi, đồng thời cũng đưa
ra được nguyên nhân của tình trạng đi trễ cũng như là hậu quả xấu của nó. Đó là
những điểm nổi bật của bài viết cần được kế thừa.Song ở đây ta có thể thấy bài viết
còn chưa đề cập đến việc làm sao để khắc phục, hạn chế tình trạng này. Chính vì
vậy cần phải bổ sung rõ hơn nữa những giải pháp cho vấn đề.
+ Bài viết Sinh viên đi học muộn như một thói quen  theo TTVN đăng
ngày 06/10/2012 trên trang web zing news thì đi sâu hơn về việc nêu rõ những
nguyên nhân của việc đi trễ. Cụ thể như là: Đổ lỗi cho việc tắc đường, hỏng xe,
đau chân, giảng viên không điểm danh…, Đi học muộn vì không ai đi sớm
hoặc có thể do thức khuya chơi game, xem phim, đi chơi… dẫn đến tình trạng mệt
mỏi, uể oải Tuy bài viết đã nêu và phân tích rất cụ thể rõ những nguyên nhân
của tình trạng đi trễ nhưng vẫn còn đó là những thực trạng, những minh chứng hay
những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này vẫn còn chưa được đề cập đến.
+ Bài viết ‘Bắt bài’ 5 lý do đi học muộn kinh điển- Theo: Vnexpress.Ione.Có
lẽ đọc xong tựa đề bài biết nhiều người đã biết được bài viết này tìm hiểu sâu về
những nguyên nhân và có phần chi tiết hơn những bài viết đã đề cập bên trên và
thiếu sót vẫn là hướng giải quyết.
+ Nhìn chung những bài viết, những bài nghiên cứu về tình trạng đi học trễ rất
hay, bổ ích, cung cấp cho ta những thông tin cần thiết quan trọng nhưng vẫn còn đó
một thiếu sót chung đó là quá tập trung vào nguyên nhân và để thiếu sót những vấn

đề cũng không kém phần quan trọng như ảnh hưởng cũng như chưa đề xuất được
những giải pháp tốt cho vấn đề này. Trên tinh thần đó, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu,
chứng minh trên nền tảng những bài viết trên với sự sang tạo không trùng lắp và bổ
sung những mảng thiếu sót để hoàn thiện hơn.

3. Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân đến lớp trễ hiện nay của
sinh viên đại học Sài Gòn để đưa ra giải pháp khách quan, khả thi để giải quyết vấn
đề này.

3

4. Nhiệm vụ:
-Đưa ra một số vấn đề lý luận về việc đến lớp trễ.
Khảo sát,thu thập thông tin và phân tích về thực trạng đi trễ hiện nay của sinh
viên Đại học Sài Gòn.
– Đưa ra giải pháp khách quan, khả thi để giải quyết vấn đề này.

5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu: sinh viên của trường Đại học Sài Gòn.
– Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường Đại học Sài Gòn
+ Thời gian: Trong 2 năm trở lại đây (2014-2016)
+ Khách thể: 100 sinhviên ngẫu nhiên ở trường Đại học Sài Gòn

6. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trên nền tảng cơ sở lý luận:
– Quy chế học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐBGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

– Nội quy trường Đại học Sài Gòn.

7. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để hiểu rõ đề tài đang nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu
như: sách, báo, Internet,có liên quan đến thực trạng đi trễ trong nhà trường.

4

b. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi có tham khảo ý kiến của giảng
viên bộ môn Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học  TS Phạm Đào Thịnh, nhằm
hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách chính xác và chỉnh chu.
c. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
– Phương pháp thực hiện: làm phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát một cách
ngẫu nhiên.
– Đối tượng khảo sát: 100 sinh viên của trường Đại học Sài Gòn.
– Thiết kế phiếu khảo sát: gồm 15 câu hỏi:
+4 câu đầu sẽ hỏi về thông tin cá nhân.
+ 11 câu còn lại sẽ hỏi về đề tài nghiên cứu.
Trong số 11 câu hỏi này, sẽ có 8 câu được chọn nhiều hơn 1 đáp án, 3 câu cuối sẽ
là câu hỏi nhằm thu thập ý kiến, nguyên nhân và giải thích (nếu có).
– Câu hỏi nghiên cứu dự kiến:
+ Thực trạng đi học trễ của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.
+ Tần suất đi trễ trung bình của một cá thể trong tuần.
+ Ý thức của sinh viên về việc đi học đúng giờ.
+ Đánh giá, nhận xét của sinh viên về việc đi trễ của bản thân và
của người khác.
+ Thái độ của giảng viên khi bắt gặp sinh viên đi trễ.

+ Tầm quan trọng của việc đến lớp đúng giờ.
– Số phiếu khảo sát: 100 phiếu.
d. Phương pháp phân tích tổng hợp:
– Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau: từ khái niệm đi trễ ta có
thể phân tích các vấn đề sau:
+Phân tích từng loại đi trễ để tìm ra điểm chung, điểm riêng để từ đó đề
ra giải pháp thích hợp.

5

+ Phân tích vấn đề đi học trễ có nguyên nhân do đâu và ảnh hưởng như
thế nào đến đời sống của mỗi người từ những nguồn tài liệu (tạp chí và báo
cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi
nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích rõ lời khuyên tiếp nhận được từ chuyên gia: Nên và không
nên làm gì để khắc phục tình trạng đi trễ trong sinh viên hiện nay, đồng thời
nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau.
+ Phân tích nội dung (theo phiếu khảo sát thu nhận được).
– Tổng hợp lý thuyết bao gồm:
+ Bổ sung, chỉnh sửanội dung nghiên cứu nếu sau khi phân tích phát
hiện việc cập nhật tài liệu còn thiếu hoặc sai lệch.
+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
+ Sắp xếp tài liệu theo trình tự thời gian hợp lí, phù hợp với luận cứ diễn
giải nhằm đưa ra giải pháp thích hợp.
+ Tổng hợp và giải thích kết quả từ việc khảo sát. Công việc này đòi hỏi
phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các
quy luật của vấn đề: tình trạng đi học trễ của sinh viên trường Đại học Sài
Gòn hiện nay.

8. Cái mới của đề tài:
– Từ những số liệu và phân tích cụ thể, nhóm rút ra được nguyên nhân của vấn
đề đi trễ hiện nay bao gồm:
+ Nguyên nhân chủ quan: ý thức, thói quen điểm danh của thầy, cô cũng như
là thái độ của sinh viên đối với môn học.
+ Nguyên nhân khách quan: thời tiết, khoảng cách từ nhà đến trường
-Từ những nguyên nhân đó, đề ra các giải pháp khắc phục vấn đề đi trễ của
sinh viên:
+ Thầy, cô thường xuyên thay đổi thói quen điểm danh

6

+ Tạo hứng thú cho sinh viên đối với môn học
+ Tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức sinh viên

9. Kết cấu:
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC ĐI HỌC TRỄ
Chương 2:THỰC TRẠNG ĐẾN LỚP TRỄ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SÀI GÒN HIỆN NAY
Chương 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐẾN LỚP TRỄ
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN

10. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn:
– Ý nghĩa lý luận:
Đề tài nghiên cứu cho ta cái nhìn tổng quan về thực trạng đi trễ của sinh viên
đại học Sài Gòn và hướng giải quyết tình trạng này.
– Ý nghĩa thực tiễn:
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận, ta có thể rút ra được những ý nghĩa thực tiễn của
đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐẾN LỚP TRỄ CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN là:
+ Đánh giá được thái độ học tập của sinh viên Đại học Sài Gòn.
+ Đánh giá được ý thức của sinh viên Đại học Sài Gòn về vấn đề đi trễ
cũng như ý thức tự giác khắc phục vấn đề này.
+ Giúp sinh viên nhận thức được rõ hơn về tác hại của việc đi trễ
+ Đưa ra các biện pháp cụ thể giúp cho sinh viên Đại học Sài Gòn khắc
phục được thói quen xấu là đi trễ.

7

PHẦN NỘI DUNG
1.1.

1.2.

Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC ĐI HỌC TRỄ
Khái niệm về việc đi trễ:
– Đi trễ là đi học muộn hơn so với mốc thời gian được quy ước trước
đó.
– Việc đi trễ thường xảy ra trong công việc, kinh doanh, học tập,
lễ tiệc,.. Tại nơi công sở đó là hiện tượng nhân viên vào họp muộn.
Trong lễ tiệc, khách mời thường tới sau giờ được thông báo. Trong
các chương trình, đó là hiện tượng ê-kíp thực hiện bao giờ cũng bắt
đầu muộn hơn so với thời gian chinh thức,.. Nhiều người khi trễ giờ
thường tìm những lí do để biện minh cho sự chậm trễ của mình
– Trong nhà trường, đó chính là hiện tượng học sinh, sinh viên đi học
trễ.
Ảnh hưởng của việc đi học trễ đến quá trình học tập của

sinh viên:
Nếu sinh viên đi trễ thì họ thường phải ngồi cuối lớp, khả năng tiếp
thu bài không cao cũng như sẽ làm giảm sự tương tác giữa giảng viên
với sinh viên. Một sinh viên khi phải ngồi cuối lớp sẽ có nhiều thiệt
thòi hơn so với các sinh viên khác, ngoài việc giảm khả năng tiếp thu
bài thì có thể có hại cho thị giác. Một khi không tiếp thu bài giảng
hiệu quả sẽ khiến cho sinh viên bị hỏng một lượng kiến thức, dẫn đến
kết quả học tập không tốt, gây khó khăn cho sinh viên trong quá trình
tự học tự tìm hiểu tại nhà và lâu dần theo hiệu ứng đô-mi-nô thì
những buổi học hôm sau cũng sẽ không hiệu quả và dễ gây cảm giác
chán nản cũng như tình trạng bỏ học của sinh viên.
Kết luận chương 1

Chúng ta thường hay chủ quan cho rằng vấn đề đi học trễ của sinh
viên là phổ biến, đôi lúc không quan trọng. Nhưng giả sử tình trạng này tiếp diễn
và ngày càng trầm trọng hơn thì sẽ đến một lúc nào đó sinh viên không còn khái
niệm vào lớp đúng giờ nữa và chắc chắn sẽ gây ra một hậu quả rất khó lường. Bởi
đơn giản khi một người trẻ đang sống trong một xã hội không ngừng phát triển như
hiện nay thì vấn đề cơ bản nhất là vấn đề giờ giấc mà còn không đáp ứng được thì
quả thật rất khó theo kịp đà nhịp sống tất bật hiện nay. Với những vấn đề được nêu

8

trên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế thực trạng đi học
trễ của sinh viên, cụ thể ở đây là trường Đại học Sài Gòn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG ĐẾN LỚP TRỄ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SÀI GÒN HIỆN NAY
2.1.

Đặc điểm của sinh viên Đại học Sài Gòn:
2.1.1. Đặc điểm về thái độ của sinh viên Đại học Sài Gòn trong việc tham
gia phong trào do trường tổ chức:

Thích những chương trình mang tính tình nguyện, nhân đạo. Vídụ:
Hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi vì ở đó các
bạn có nhiều cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhiều người, thu
nhập được nhiều kinh nghiệm và tìm được cho mình nhiều điều mới
mẻ.
Tham gia theo một nhóm, luôn rủ bạn bè tham gia cùng. Một vài
bạn sinh viên còn nhút nhát, e ngại tiếp xúc với người lạ nên thường
tham gia như vậy để có người trò chuyện và cảm thấy tự tin hơn.
Đặc biệt, lượng sinh viên tham gia vào những chương trình âm nhạc
mang tính giải trí rất cao. Vì hiện tại sinh viên đa phần là giới trẻ,
tính năng động rất cao và cũng vì tâm lý muốn theo kịp với thời đại,
muốn biết được những thể loại nhạc mới hay để được gặp ca sĩ mà
mình mến mộ ngoài đời.
Những câu lạc bộcũng thu hút nhiều sinh viên tham gia học hỏi: như
câu lạc bộ báo chí, các câu lạc bộ thể thao,
Ngoài đam mê, sở thích ra thì đa phần sinh viên chỉ tham gia vì
điểm rèn luyện hoặc giải thưởng. Một số bạn đến vào lúc chương
trình gần kết thú chỉ để được điểm danh cộng điểm.

9

Câu lạc bộ báo chí trường đại học Sài Gòn
(nguồn Internet)
2.1.2.

Có những sinh viên rất coi trọng việc đến lớp. Họ luôn có mặt đầy
đủ trong các buổi học. Chăm chú nghe giảng viên hướng dẫn. Họ
muốn tiếp nhận sự truyền đạt giàu kinh nghiệm từ những người đi
trước.
Có những sinh viên lại thích tự học ở nhà, học nhóm hơn. Thay vì
lên lớp, họ lại tự tìm hiểu, học cùng bạn bè hoặc đọc sách trong thư
viện trường. Cách học này đang được nhiều sinh viên áp dụng và có
hiệu quả cao.
Nhưng đặc điểm của người Việt Nam nói chung, sinh viên Đại học
Sài Gòn nói riêng là trễ giờ.
2.1.3.

Sinh viên khoa quản trị kinh doanh
trường đại học Sài Gòn dự lễ mừng
sinh nhật khoa (nguồn Internet)

Đặc điểm về thái độ của sinh viên Đại học Sài Gòn đối với việc đến
lớp:

Sự giống nhau và khác nhau về thái độ của sinh viên Đại học Sài
Gòn đối với việc tham gia phong trào và việc đến lớp:

Giống nhau:
+ Vì điểm số.
+ Hay bị trễ giờ.

10

Khác nhau:
Tham gia phong trào
Thỉnh thoảng tham gia.
Không chú ý.

2.2.

Việc đến lớp
Thường xuyên đến lớp.
Có sự chú ý (mức vừa).

Tình hình chung việc đến lớp trễ của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
và tác hại của nó:

Việc đến lớp đúng giờ mang lại rất nhiều lợi ích không những cho chúng ta mà còn
cho các bạn sinh viên khác. Tuy nhiên sinh viên hiện nay lại đi học muộn như một
thói quen. Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh tâm
tuởng và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục. Tác
hại của việc đi trễ là vô cùng lớn trong xh. Và đó là tình trạng đáng báo động trong
môi trường học đường nói chung, của trường Đại học Sài Gòn nói riêng. Vậy lợi
ích, mặt tích cực của sinh viên khi đến lớp và tác hại khi đến lớp trễ là gì ?
2.2.1.

Mặt tích cực của sinh viên khi đến lớp đúng giờ:

Tiếp thu một cách đầy đủ kiến thức mới, không bị tình trạng lỗ hỏng
kiến thức dẫn đến mất tinh thần và bỏ học.
Có cơ hội được tiếp xúc, tương tác với các bạn sinh viên khác nhằm
trao đổi, giúp đỡ nhau trước giờ học.
Không làm ảnh hưởng đến các bạn sinh viên khác khi đến lớp đúng
giờ.
Thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với giảng viên.
Hình thành thói quen đúng giờ, tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp
đáp ứng cho việc làm của bản thân trong tương lai.
Nêu gương tốt cho các bạn sinh viên đi học muộn khác.

2.2.2.

Tình hình chung việc đến lớp trễ của sinh viên trường Đại học Sài

Gòn:

Một buổi thuyết trình của sinh viên đại học Sài Gòn (nguồn Internet)

11

Tiếp thu bài không được trọn vẹn
Làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài của sinh viên khác
Thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với giảng viên
Hình thành thói quen xấu khó sửa cho bản thân

Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là
một người biết tôn trọng người khác. Để sửa chữa thói quen đi trễ của bản thân thì
bạn phải là một người biết coi trọng thời gian, đơn giản là có ý thức tôn trọng
người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Nguyên nhân việc đi trễ của sinh viên Đại học Sài Gòn
Để hiểu rõ về nguyên nhân đi trễ của sinh viên Đại học Sài Gòn, nhóm tiến
hành một cuộc khảo sát và rút ra các kết luận như sau:
Bảng câu hỏi:
2.3.

Xin chào tất cả các bạn!
Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Quản trị Kinh doanh, khóa 15.
Nhóm chúng tôi đang nghiên cứu đề tài Vấn đề đi học trễ của sinh viên
đại học Sài Gòn để phục vụ cho việc làm bài tập nhóm môn học phương
pháp nghiên cứu khoa học. Nhóm chúng tôi rất mong các bạn có thể dành

chút thời gian để hoàn thành bảng câu hỏi này. Nhóm chúng tôi xin chân
thành cảm ơn!
1) Họ và tên:…..
2) Giới tính:..
3) Khoa: …
4) Bạn là sinh viên năm mấy ?
Năm 1
Năm 2
Năm 3

12

Năm 4
5) Khoảng cách từ nhà bạn tới trường :
Dưới 1 km
Từ 1 đến 3 km
Từ 3 đến 5 km
Trên 5 km
6) Bạn đến trường bằng phương tiện nào ?
Đi bộ
Xe máy
Xe đạp
Xe bus
Phương tiện khác
7) Bạn có thường xuyên đi học muộn không?
Chưa bao giờ
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên

Luôn luôn
8) Thời gian đi học muộn trung bình của bạn là:
Dưới 10 phút
Từ 10 đến 15 phút

13

Từ 15 đến 20 phút
Trên 20 phút
9) Thời tiết có ảnh hưởng đến việc đi học đúng giờ của bạn không?

Không
10) Thói quen điểm danh của cô giáo bộ môn mà bạn hay đi muộn ?
Đầu giờ
Giữa giờ
Cuối giờ
Không cố định
11) Đánh số độ ưa thích tăng dần các môn học của bạn ( từ 1 đến 4):

Môn học xã

(Tư tưởng HCM, đường lố

12) Mức độ đi học muộn các môn học : (Đánh dấu x)
Tần suất

Chưa bao
giờ

Môn học
Các môn học xã
hội

Hiếm khi

Thỉnh

Thường

thoảng

xuyên

14

Các môn khoa
học
Giáo dục thể chất
Các môn học
chuyên ngành

13) Kết quả học tập của bạn kì trước?
Dưới 2,0
Từ 2,0 đến 3,0
Từ 3,1 đến 3,5
Từ 3,6 đến 4
14) Thái độ của bạn đối với việc đi học muộn :
Chuyện bình thường

Không tốt lắm nhưng cũng không quá kinh khủng
Thật tồi tệ
15) Theo bạn, làm thế nào để hạn chế vấn đề đi học muộn của sinh viên?
Điểm danh đầu giờ học
Đổi giờ học
Thực hiện hình phạt nghiêm khắc
Ý kiến khác:
Rất cảm ơn sự chia sẻ và giúp đỡ của các bạn!

Kết quả khảo sát và kết luận:

Nhóm đã tiến hành khảo sát 168 sinh viên và kết quả thu được như sau:

15

a) Thói quen đi học của sinh viên đại học Sài Gòn:
* Tần suất và mức độ đi học trễ của sinh viên:
Không bao
giờ
Số sinh
viên
Tần số

Hiếm khi

Thỉnh

Thường

thoảng

xuyên

Luôn luôn

17

61

64

24

2

10.1

36.3

38.1

14.3

1.2

Tình hình đi học trễ của sinh viên
Nhận xét:
Từ bảng thống kê và biểu đồ trên ta có thể nhận thấy:

Nhóm sinh viên thỉnh thoảng đi học trễ chiếm tỉ lệ cao nhất 38,1%, tức 64/168
sinh viên khảo sát. Số lượng sinh viên hiếm khi đi học trễ cũng khá nhiều, 61/168,
chiếm 36,3%. Số liệu thống kê cho nhóm sinh viên thường xuyên và luôn luôn học
trễ lần lượt là 24/168(chiếm 14,3%) và 2/168 (chiếm 1,2%). Chỉ có 10,1% số sinh
viên khảo sát có ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế về giờ giấc khi đi học.
Như vậy với 89.9% sinh viên đi học trễ với mức độ khác nhau, có thể nhận thấy
việc đi học trễ đang trở thành một vấn đề lan rộng trong sinh viên và cần có biện
pháp để khắc phục. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm tích cực, nhóm sinh viên chưa
bao giờ và hiếm khi đi học trễ vẫn khá cao,78/168 sinh viên khảo sát, chiếm
46,4%, có chênh lệch không đáng kể so với nhóm sinh viên đi học trễ 90/168
người, chiếm 53,6%. Từ đó có thể nhiều sinh viên vẫn có ý thức đi học đúng giờ
mặc dù chưa thực hiện nghiêm túc.
*Mối liên hệ giữa mức độ đi học trễ và năm học của sinh viên:

16

Từ kết quả thống kê ta thấy ý thức thực hiện quy chế giờ giấc đi học của các
sinh viên là khác nhau, thể hiện qua sự chênh lệch tỉ lệ giữa các mức đi học trễ.
Tuy nhiên, mức độ đi học trễ giữa sinh viên năm 1, 2, 3, 4 có giống nhau?
Năm

Năm1
Số

Tỉ lệ

lượng

Năm2

Số

Tỉ lệ

lượng

Năm3
Số

Năm4

Tỉ lệ

lượng

Số

Tỉ lệ

lượng

Không
bao giờ

8

19.0%

5

11.9%

1

2.4%

3

7.1%

Hiếm khi

23

54.8%

15

35.7%

13

31.0%

10

23.8%

6

14.3%

17

40.5%

19

45.2%

22

52.4%

4

9.5%

4

9.5%

9

21.4%

7

16.7%

1

2.4%

1

2.4%

0

0.0%

0

0.0%

42

100%

42

100%

42

100%

42

100%

Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Luôn
luôn
Tổng

Nhận xét:
Bằng trực quan, có thể thấy sinh viên năm 1, 2, 3, 4 có sự chênh lệch rõ rệt
trong từng mức độ đi học trễ. Cụ thể là:

Tình hình đi học trễ của sinh viên ứng với các năm học

17

Số sinh viên đi học đúng giờ giảm dần. Đối với năm 1có tới 73,8% số sinh viên

khảo sát đi học đúng giờ (tức hiếm khi hoặc không bao giờ trễ học).Trong khi
đó, tỉ lệ này ở sinh viên năm 2 là 47,6%, năm 3 là 33.4% đến năm 4 thì giảm
còn 30,9%.( giảm 42.9% so với năm 1)

Từ kết quả trên có thể kết luận. Mối liên hệ giữa năm học của sinh viên và tần
suất đi học đúng giờ là mối liên hệ tuyến tính tỉ lệ nghịch. Ý thức thực hiện giờ

giấc đi học có xu hướng giảm rõ rệt qua các năm. Việc đi học đúng giờ không
được sinh viên năm cuối coi trọng nữa. Điều này có thể do các nguyên nhân
như thời gian đi làm thêm hoặc tự học tại nhà…. tác động.
* Thời gian đi học trễ trung bình của sinh viên:
Tổng hợp các phiếu trả lời cho câu 5 ta thu được bảng sau:
<10 phút Số lượng
Tần số
(%)

10-15 phút 15-20 phút

>20 phút

Tổng số

117

40

7

4

168

69.6

23.8

4.2

2.4

100

Kết quả trên được thể hiện bằng biểu đồ sau:

18

Nhận xét:
Thời gian đi học trễ phổ biến nhất là dưới 10 phút so với thời gian vào
lớp theo quy định của nhà trường, chiếm tới 69.6 %. Tiếp theo đó, 23.8% sinh viên
trễ khoảng 10-15 phút, còn vào khoảng 15-20 phút sau giờ vào lớp chiếm phần khá
nhỏ (4.2%). Số bạn đi học trễ nhiều hơn 20 phút sau giờ vào lớp chỉ là 4 bạn trong
số 168 bạn được điều tra, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 2.4%.
* Tình trạng đi học trễ ứng với các môn học:

Tình trạng đi học trễ của sinh viên ứng với các môn học
Nhận xét:

Trong tất cả các môn học, môn giáo dục thể chất có tỉ lệ sinh viên
chưa bao giờ đi học trễ nhiều nhất 56,0% cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ ở
cùng mức độ của các môn khác. Cụ thể là tỉ lệ chưa bao giờ đi học trễ ở
nhóm môn chuyên nghành chiếm 33,7%, ở nhóm môn Khoa học xã hội
và Khoa học cơ bản chiếm lần lượt là 28,6% và 24,4%.

Tỉ lệ sinh viên đi học trễ với tần suất cao (thường xuyên và luôn luôn
đi học trễ) chiếm tỉ lệ thấp ở tất cả các môn học, đặc biệt trong môn Giáo

19

dục thể chất, tỉ lệ này chỉ có 17,3%. Điều này một lần nữa khẳng định:
Đa số các sinh viên có ý thức đi học đúng giờ nhưng thực hiện chưa thực
sự nghiêm túc.
* Nguyên nhân dẫn đến vấn đề đi học trễ:
Theo những kết quả thu được ở phần 1, tỉ lệ sinh viên đã từng đi học trễ là
rất cao (89.9%). Vậy, đâu là lí do khiến các bạn sinh viên không thực hiện tốt quy
chế giờ giấc khi đi học? Để trả lời câu hỏi này, chúng em đã thiết kế các câu hỏi
trong phiếu điều tra nhằm tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc đi học
đúng giờ của sinh viên cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên
nhân đó.
Các yếu tố khách quan:
Khoảng cách từ nhà tới trường, phương tiện đi học cũng như thời tiết rất có
thể là nguyên nhân, yếu tố khách quan có thể dẫn tới hiện tượng đi học không
đúng giờ của sinh viên, đặc biệt là khi khoảng cách xa hay thời tiết không thuận
lợi, vậy để biết được những yếu tố này có ảnh hưởng tới vấn đề đi học đúng giờ
của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hay không, chúng em tiến hành khảo sát
tham dò ý kiến của các bạn sinh viên và thu được kết quả như sau:
* Khoảng cách nhà tới trường của sinh viên:
Khoảng cách
Sinh viên
Tỷ lệ (%)

< 1 km
51
30

3 km
49
29

3-5 km
25
15

>5 km
43
26

Nhận xét:
Đa số sinh viên sinh sống và có xu hướng ở trọ gần trường, có tới 30%
sinh viên sống cách trường chưa tới 1km, và 29% sống cách trường từ 1 đến

20

3 km; khoảng cách trung bình 3 đến 5 km chỉ chiếm 26% và trên 5 km chỉ
chiếm 15% tổng số sinh viên.
*Mối liên hệ giữa khoảng cách từ nhà đến trường và thời gian đi học trễ trung
bình của sinh viên:

<1
Khoảng cách (km) Số

sinh
viên
<= 10 Thời gian
10-15
đi học trễ trung bình (phút)

15-20
>= 20
Tổng

43
5
2
1
51

1-3

Tỷ lệ
(%)
84,31
9,80
3,92
1,97
100

Số
sinh
viên
32
13
2
2
49

3-5

Tỷ lệ
(%)
65,31
26,53
4,08
4,08
100

Số
sinh
viên
18
7
0
0
25

>5

Tỷ lệ
(%)
72
28
0
0
100

Số
sinh
viên
24
15
3
1
43

Tỷ lệ
(%)
55,81
34,88
6,99
2,32
100

Thời gian
Biểu đồ tỷ lệ sinh viên đi học trễ trong mối quan hệ giữa khoảng cách nơi ở và thời gian

Nhận xét:
Xét trong mối quan hệ giữa khoảng cách ảnh hưởng tới thời gian đi học trễ:

Khi khoảng cách tăng dần từ nhỏ hơn 1 km đến lớn hơn 5 km thì sinh viên
có xu hướng đi học trễ với mức độ tăng dần, cụ thể là tỷ lệ sinh viên đi học trễ ở
mức (<=10 phút) giảm dần từ 84,31% ( khoảng cách <1km) xuống 65,31%
21

( khoảng cách 1-3 km), và xuống 55,81% (khoảng cách >5km). Ngược lại, tỷ lệ
sinh viên đi học trễ ở mức 15-20 phút và lớn hơn 20 phút tăng dần, cụ thể, ở mức
15-20 phút thì tỷ lệ sinh viên tăng từ 1,97% ( khoảng cách <1 km) lên 4,08% ( khi
khoảng cách 1-3 km), và lên 6,99% ( tại khoảng cách >5 km).
* Mối liên hệ giữa phương tiện đến trường và tần suất đi học trễ của sinh
viên:
Bảng số liệu thống kê:

máy

Xe đạp

6
18
31
16
1
72

3
12
6
2

0
23
Từ đó, ta có bảng số liệu sau:

Đi học
đúng giờ
Đi học trễ
Tổng

Đi bộ

Xe máy

Xe đạp

Xe bus

Khác

28

24

15

11

1

25

53

48
72

8
23

8
19

0
1

Nhận xét
Như phần 2 đã phân tích, phần lớn sinh viên sống rất gần trường hoặc cách
trường với khỏng cách trung bình 1-3 km nên sinh viên chủ yếu đến trường bằng đi
bộ (với tỷ lệ 31,55%) và đa số đi bằng xe máy (với 42,86%). Tỷ lệ sinh viên đi xe
đạp và xe bus thấp hơn vớ các tỷ lệ tương ứng là 13,69% và 11,31%. Sinh viên đi
phương tiện khác (có thể là ôtô gia đình) chỉ có 1/168 sinh viên được khảo sát.

22

Nhận xét:

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đi học trễ và đúng giờ

Sinh viên đi xe đạp có tỷ lệ đi học đúng giờ cao nhất ( với 65,22%); sinh viên

đi xe bus và đi bộ có tỷ lệ khá cao với 57,89% và 52,83%; trong khi đó tỷ lệ
sinh viên đi xe máy đi học đúng giờ lại thấp nhất với chỉ 33,33%.

Như vậy, tỷ lệ sinh viên đi xe bus công cộng và xe đạp đi học trễ. Đây lại là
nhóm sinh viên đi học đúng giờ cao nhất, nhóm sinh viên đi xe máy và đi bộ
được kì vọng hơn thì lại có tỷ lệ đi học trễ cao hơn.

Từ đây có thể lý giải vấn đề này như sau:
Những sinh viên đi bộ, ở rất gần trường thường có tác phong đi học trễ, đến
sát giờ học mới đi đến trường. Những sinh viên đi xe máy có thể là do đi vào giờ
cao điểm, khả năng bị tắc đường cao dẫn đến đi học không đúng giờ; tuy nhiên
cũng có thể do tâm lý chủ quan vì đi học bằng xe máy nên thường đi học trễ.
Ngược lại với những nhóm đi xe đạp hay xe bus, do đi trên những phương
tiện chậm và mang tính bị động nên họ thường xuất phát sớm hơn và đến trường
đúng giờ hơn.
* Mối liên hệ giữa thói quen điểm danh của thầy, cô giáo và mức độ đi học
trễ của sinh viên:
Đối với nhiều sinh viên, bên cạnh việc đi học để tiếp thu baì giảng, trau dồi kiến
thức, đi học còn để điểm danh. Vì lí do đó, nhiều sinh viên đến lớp không đúng
giờ quy định với tâm lí canh giờ điểm danh. Do đó thói quen điểm danh của các
thầy cô cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới việc đi học đúng giờ của học
sinh.
Dưới đây là bảng thống kê và biểu đồ số học sinh đi học trễ ứng với từng hình
thức điểm danh:

23

Số sinh viên

Đầu giờ

Giữa giờ

Cuối giờ

16

29

48

Không cố
định
58

Tổng
151

Số sinh viên đi học trễ

Số sinh viên đi học trễ

24

Nhận xét:

Tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 168 sinh viên. Số sinh viên trả lời
câu hỏi này là 151. Điều này phù hợp với kết quả thống kê ở câu 7, tức là có
17/168 sinh viên trả lời chưa từng đi học trễ.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy ảnh hưởng của thói quen điểm danh của các
thầy cô giáo tới số sinh viên đi học trễ là rất lớn. Môn học thường điểm danh
đầu giờ có số sinh viên đi học trễ rất ít 16/151 sinh viên. Môn học điểm danh
cuối giữa giờ và cuối giờ có sô lượng sinh viên đi trễ lần lượt là 29 và 48. Các
môn học mà giáo viên không điểm danh cố định có số sinh viên đi học trễ
nhiều nhất, lên tới 58 sinh viên.

Từ đây, có thể kết luận thói quen điểm danh của thầy cô có ảnh hưởng nhiều tới
thói quen đi học của sinh viên.
* Ảnh hưởng của thời tiết đến vấn đề đi học trễ:
Bảng số liệu thống kê tỷ lệ sinh viên đi học trễ vì thời tiết:

Số sinh viên
Tỷ lệ (%)

Có ảnh hưởng
121
72

Không ảnh hưởng
47
28

Nhận xét:
Theo bảng số liệu, có tới 72% số sinh viên đi học trễ vì thời tiết và chỉ có
28% số sinh viên không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Rõ ràng thời tiết có ảnh
hưởng rất nhiều tới việc đi học của phần lớn sinh viên, đặc biệt là với thời tiết
xấu ( mưa to, bão, lạnh) sinh viên luôn có xu hướng đi học trễ.

25

* Các yếu tố chủ quan:
Bên cạnh các yếu tố khách quan mà sinh viên không thể kiểm soát còn có
nguyên nhân chủ quan xuất phát từý thức và tâm lý của sinh viên. Dưới đây là các
tác động chủ quan tiêu biểu được tổng hợp từ phiếu điều tra.
* Ảnh hưởng của mức độ yêu thích môn học đến tần suất đi học trễ tương
ứng:
Môn học xã

Môn khoa học

Nhóm môn

hội (Triết, lịch

căn bản (Tin,

Giáo dục thể

ngành (Ngoại

học

sử

Toán cao cấp,

chất

ngữ, kinh tế,

ĐCSVN)

)

16

93

94

134

64

54

29

47

Mức độ ưa

thích
Mức độ đi
học trễ

Môn chuyên

)

Nhận xét:

Mức độ yêu thích đối với các môn học tăng dần theo thứ tự như sau: Môn
khoa học xã hội, Khoa học cơ bản, giáo dục thể chất, môn chuyên ngành. Nó thể
được lý giải bởi tính chất và mức độ ứng dụng của các môn học đối với nghề
nghiệp trong tương lai. Các môn học xã hội thường là các môn đại cương và
mang tính chất học thuộc nên có mức độ yêu thích ít. Ngược lại, các môn
chuyên ngành và ngoại ngữ là nền tảng cho kiến thức nghiệp vụ nên được chú
trọng nhất.

Nhìn chung mức độ yêu thích và mức độ đi học trễ có mối liên hệ tuyến tính
tỉ lệ nghịch. Môn học càng được yêu thích thì tỷ lệ học sinh đi học trễ càng ít.

Source: https://evbn.org
Category: Học Sinh