Vấn đề cúng bái tổ tiên (ở Việt Nam)
Vấn Đề Cúng Bái Tổ Tiên (ở Việt Nam)
Trong Chương
này, chúng ta nhìn lại việc cúng bái tổ tiên đã được Giáo hội VN “hoà mình” đến
đâu từ thế kỷ XVII; nhưng sang đầu thế kỷ XVIII, Toà thánh dứt khoát nghiêm cấm
cách thế tôn kính tổ tiên của người tín hữu ở Trung Quốc cũng như ở VN và những
nơi quen thi hành kiểu cách đó, nói chung là cấm việc cúng đồ ăn, dâng hương
nhang, bái lạy người quá cố, đốt vàng mã, cùng tất cả những cách thế mà theo
cái nhìn của Công giáo Tây phương, cho là nhuốm màu sắc mê tín dị đoan. Toà
thánh cũng cấm người tín hữu lập bàn thờ tổ, đặt bài vị trong nhà, cách riêng
không được kính thờ đức Khổng Tử.
Ảnh minh họa: NGHI THỨC KÍNH NHỚ TỔ TIÊN TRONG LỄ KHAI
MẠC NĂM THÁNH 2010 DO ĐỨC CHA COSMA HOÀNG VĂN ĐẠT – GM BẮC NINH CHỦ SỰ
Dưới đây, xin nói sơ qua:
– Cúng bái, giỗ chạp ở Việt Nam;
– Một số nhà truyền giáo ở VN tán thành cúng
bái tổ tiên;
– Toà thánh can thiệp.
I. Cúng bái, giỗ chạp ở Việt Nam
Tại Việt nam cũng như Trung Quốc và mấy nước
lân cận ít nhiều chịu ảnh hưởng của Khổng giáo từ lâu đời, đặc biệt đề cao lòng
hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên hơn nhiều dân tộc khác, ít là qua các hình thức
bên ngoài. Lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ chẳng những phải thể hiện rõ
nét khi cha mẹ còn sống, mà cả khi các ngài đã qua đời. Chính cách thể hiên hiếu
thảo ở xứ ta đối với người đã khuất mới là vấn đề trong muc này.
Từ giờ phút cha mẹ hấp hối cho đến khi an
táng xong, biết bao việc phải làm theo phong tục luật lệ đất nước, trong đó có
có những lề thói dân sự và cả những nghi lễ ít nhiều mang tính chất tín ngưỡng,
như cúng bái, cầu siêu… Những lề thói dân sự ấy nhiều khi còn là những điều luật
quá nghiêm khắc, làm khổ trăm dân bao đời, dù có tính cách quôc gia, nghĩa là
do nhà vua ban hành cho toàn dân phải tuân giữ. Chỉ riêng về tang chế cũng đã rất
phức tạp. Ví dụ: theo luật Hồng Đức, tức là thời vua Lê Thánh tông từ
1470-1497, quy định từ điều 18-33 về việc để tang như thế nào: anh chị em cùng
cha khác mẹ, các con, cha mẹ vợ, dưỡng mẫu, đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu, xuất mẫu,
thứ mẫu, kế phụ, bà ngoại, mẹ nuôi (vú nuôi), mẹ tái giá, đoản tang, đại tang,
rút tang phục…[1].
Việc để tang là bó buộc, không thi hành đúng
luật, bị phạt. Theo Hồng-Đức thiện chính thư, điều 128 hình phạt như sau:
“Ai được tin ông, bà, cha mẹ và chồng chết,
mà giấu giếm đi không phát khóc, đàn ông thì sẽ bị tội đồ làm khao đinh [tù cắt
cỏ]; đàn bà bị đồ làm phu nhà hái dâu (nuôi tằm). Nếu đương có tang mà bỏ áo
tang mặc áo đẹp, quên sự thương sót [xót] mà nghe âm nhạc, cùng là dự tiệc vui,
đàn ông sẽ bị tội trượng tám chục, thích vào chán [trán] bốn chữ, đồ làm lính
cày ruộng, đeo một giây sích, bắt đi công tác ở châu xa; nếu là tang người thân
một năm (mà phạm lỗi kể trên), thì đàn ông bị tội trượng tám chục, thích vào
chán [trán] hai chữ, đồ làm lính tượng-phường [lính quét dọn chuồng voi]; đàn
bà bị đánh năm mươi roi, thích vào chán [trán] hai chữ, đồ làm đứa ở nhà nấu
cơm; nếu là tang đại-công (chín tháng), thì đàn ông bị trượng tám chục, đồ làm
khao đinh; đàn bà bị đánh năm mươi roi, đồ làm phu nhà hái dâu; nếu là tang tiểu-công
(năm tháng) đàn ông bị tội trượng tám chục, là quan chức thì bị đồ làm lính ở nha
môn Tỉnh hay Viện xứ mình; nếu là quân nhân, thì đồ làm lính trong quân đội của
mình, mà nếu là dân, thì đồ làm lính trong xã mình; đàn bà thì bị đánh năm chục
roi; nếu ỉà dân thì bị đồ ở bản xứ, nếu là mạng phụ, thì bị đồ làm đàn bà làm
vườn; nếu là tang phục ty- ma (ba tháng), đàn ông thì bị tội trượng tám chục,
đàn bà bị đánh năm mươi roi”[2].
Thời gian để tang từ 3 tháng đến 3 năm đối với
những người họ hàng với nhau trong 56 bậc, từ cố ông cố bà, cụ ông cụ bà, ông
bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em, đến cháu chắt trai gái v.v…[3]. Thời kỳ
tang tóc, tức là thời kỳ tang chế, không săn sóc tới mái tóc của mình như trước:
đàn ông thì để tóc dài trước trán tới mắt, trái lại đàn bà cắt đi một phần tóc
không cho dài ra[4].
Việc để tang chỉ có tính cách dân sự, không
mang tính tín ngưỡng, tỏ ra buồn bã, thương tiếc người quá cố trong suốt thời
tang chế, có khi kéo dài tới 3 năm, làm bật nổi lòng hiếu thảo đối với ông bà,
cha mẹ. Tuy nhiên, tang chế quá chi li, tỉ mỉ, làm cho con người phải sống gò
bó trong pháp luật và phong tục, có tính trói buộc hơn là cởi trói cho người
ta. Đây chỉ là một trong nhiều thứ ràng buộc người dân Việt xưa. Ngày nay, vẫn
còn để tang, nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều sánh với luật Hồng Đức.
Để tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ đã
nhắm mắt lìa đời, kẻ còn sống phải cúng bái, dâng hương, đốt vàng mã, và tỏ nhiều
cử chỉ khác, nhất là trong những dịp an táng, giỗ chạp. Tuỳ theo người giàu
sang, quyền thế, mà những lễ trên đây được tổ chức linh đình, trang trọng, hay
đơn giản chỉ với mâm cỗ, mấy nén nhang, vài thứ vàng mã. Ví dụ: khi Trịnh Vương
phi, tên là Phùng Ngọc Đài (Vương phi của chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng) qua
đời ngày 14 tháng giêng âm lịch, tức 15-2-1669, thì con của bà là Tây Vương Trịnh
Tạc (đã nối nghiệp cha là Trịnh Tráng qua đời 26-5-1657[5]), đích thân đổ nước
tắm cho mẹ và mặc cho mẹ 60 áo lụa quí[6].
Theo tường thuật [7] của
cha Marini (sống ở Đàng Ngoài từ 1647 đến 17-7-1658), thì tháng 12-1657, chúa
Trịnh Tạc tổ chức lễ giỗ cha mình là Trịnh Tráng, hết sức long trọng, trên cồn
cát giữa khúc sông Nhị Hà ở kinh thành Thăng Long. Rất nhiều thợ lành nghề được
huy động về đây, dựng lên rất nhiều dinh thự như một thành mới, nhưng toàn bằng
vải, giấy, gỗ, gồm mọi sự giống như Phủ liêu, đến ngày 28-12-1657 thì hoàn thành.
Trước ngày giỗ, dân chúng được tự do vào xem công trình vừa thực hiện. Chúng
tôi xin tóm lược như sau:
Bốn phía Đông Tây Nam Bắc có bốn cửa thành. Tại
cửa Nam, người ta dựng một tháp rất cao, cuốn vải quý, nhiều khúc khoét chữ,
bên trong tháp về đêm đốt đèn để người ta có thể đọc được; đó là một thứ minh
tinh ca ngợi công đức người qua đời. Tại mỗi cửa thành đều có hai tượng “hộ
pháp” cầm cung nỏ như đang sẵn sàng bắn. Tại cửa Bắc, nhiều đội kỵ binh như sắp
hàng vào trận, kèm theo vài đội tượng binh trên lưng là những “người” được võ
trang. Đi vào nữa là 20 tháp được dựng ở ba địa điểm, mỗi tháp có 7 tầng, mở ra
bốn phía, bên trong đốt đèn để người ta có thể nhìn thấy hình người tượng trưng
cho các chức quan dưới quyền nhà chúa. Ngoài ra còn tới 400 ngôi nhà bằng vải,
gỗ, được sắp đặt giống như trong Phủ liêu. Cũng có những nơi chứa lễ vật do các
quan địa phương dâng tiến, như ngựa, rất nhiều trâu và bò; các quan ở miền thượng
du dâng dê rừng, lợn lòi, hươu, nai, hổ, chó mèo rừng, chim chóc; tất cả đều là
những con vật sống.
Những nhà trên đây không sánh được với một
ngôi nhà đặc biệt, đó là Nhà cả, tức ngôi nhà không khác dinh chúa Trịnh Tráng ở
khi còn sống; giữa nhà là một bàn giống như bàn thờ sơn son thếp vàng, hương
nhang thơm phức, trên đó đặt một ngai bằng vàng và ngà.
Nghi lễ giỗ bắt đầu từ đêm 29-12-1657, mở đầu
là 30.000 người mặc tang phục đi hàng 5, mang gươm giáo nghiêm chỉnh từ Phủ
liêu đến địa điểm hành lễ, phân chia từng tốp giữ trật tự cho dân chúng. Vừa tảng
sáng, chúa Trịnh Tạc cùng các Vương thích và các quan mang tang phục như ngày lễ
an táng, do 4.000 “vệ binh” hộ tống tiến tới cửa Bắc thành, nơi có một cây tháp
rất lớn. Tới nơi, chúa Trịnh Tạc và mọi người đều hoàn toàn im lặng. Bỗng một
người trong đoàn cất tiếng nói như một bài ca, giọng buồn thảm, xin với “ông chủ”
toàn bộ thành trì mới được dựng lên (tưởng tượng như ông chủ đang hiện diện
trong cây tháp), xin ông ta bán lại cho nhà vương mới từ trần, nay không còn
quân quốc, voi, ngựa, nhà cửa và các vật dụng như trước.
Đáp lại, có tiếng từ trong tháp trả lời sẵn
sàng bán, nhưng còn phải có ý kiến của ba người khác (tưởng tượng). Vì thế, Trịnh
Tạc cùng với Vương thích lần lượt đến các cửa Đông, Nam, Tây, cũng nhắc lại những
lời xin mua như khi tới cửa Bắc. Sau đó, nhà Vương cùng cácVương thích và các
quan, tiến vào Nhà cả (vừa dựng lên), là chính nơi tế. Trong khi đọc bài tế,
chúa Trịnh và đoàn người đều quỳ gối trước ngai vàng tưởng tượng như Thanh Đô
vương Trịnh Tráng đang ngự trên đó. Tới phần lễ nghi phục bái, thì thứ tự như
sau: trước hết chúa Trịnh Tạc, vị quan đại thần đại diện vua Lê Thần tông [8], rồi cùng phục bái một trật là các
quan trong vương tộc gồm tới 4.000, sau đó khoảng 600 quan khác; tiếp theo là
cha Bề ưên Dòng Tên ở Đàng Ngoài [9],
các quan văn võ khác; tất cả đều sấp mình sụp lạy sát đất.
Cha Bề trên tôn trọng phong tục địa phương,
giữ đúng nghi lễ VN, đi chân không, mặc áo thụng đen, đầu đội mũ lục lăng cùng
màu đen như áo thụng [10], phục
bái sát đất theo kiểu VN, làm chúa Trịnh rất hài lòng, liền truyền cho nổi nhạc
lên, như khi chúa Trịnh vừa bái lạy xong. Mọi người đều bỡ ngỡ, cho rằng nhà
vương đã ban cho cha một chức tước nào trổi vượt [11].
Đến đây, chúa Trịnh đã mỏi mệt vì phải đứng,
có khi quỳ, nghi lễ giỗ cũng đã hoàn tất, nên khoảng một giờ trưa Ngài cùng
đoàn hộ tống về Phủ liêu theo thứ tự như lúc ra đi, để còn phải tiếp các Sứ bộ
đến phân ưu mang nhiều đồ phúng điếu, như Sứ bộ nước Bao, Ciucanghe, Ava là những
nước hàng năm phải triều cống cho VN.
Đúng 20 giờ, vào giờ chúa Trịnh Tráng tốt (chết
ngày 26 tháng 5-1657), sau khi đoàn lính giữ trật tự được lệnh canh gác cẩn thận
hơn, hầu tránh sự chen lấn và không cho ai đến gần lấy những thứ chưa kịp cháy,
người ta nổi lửa đốt cả ngôi thành sau lễ giỗ, để gửi sang thế giới bên kia cho
chúa Trịnh Tráng. Bắt đầu là đốt 4 cây tháp lớn ở 4 hướng, tất cả đều sụp đổ nhịp
nhàng như chẳng có bàn tay con người can thiệp. Những thứ bằng vàng bạc không bị
cháy và vải vóc quý, được chúa Trịnh Tạc phân chia một phần cho các quan, phần
kia cho binh lính đã nhọc công canh gác.
Tường thuật này, theo cha Marini, do chính
cha Bề trên Dòng Tên ở Đàng Ngoài, người đã chứng kiến, quan sát kỹ lưỡng, kể lại.
Người ta cho rằng phí tổn lễ giỗ này lên tới hơn một triệu đồng vàng [12] (On
croit que les frais de cette pompe íunèbre montent à plus d’un million d’or).
Nhắc lại lễ giỗ trên đây, giúp chúng ta hiểu
rõ hơn, ngày xưa người Việt tổ chức lễ giỗ long trọng tới mức nào, không ngại
phiền phức, tốn kém, cốt để tỏ lòng hiếu thảo với người đã khuất. Xem ra Marini
trình bày có phần khách quan, không bình luận, càng không chỉ trích như một số
người nào đó có thể cho đây là hình thức mê tín dị đoan. Có lẽ vì Marini chỉ muốn
cho độc giả Tây phương nhận thấy cách thể hiện chữ hiếu của người VN khác với
châu Âu, nên đã không phê bình, chỉ trích điều gì, kể cả việc đốt vàng mã, bái
lạy Thần chủ trước ngai Trịnh Tráng.
II. Ý kiến môt số nhà truvền giáo về việc tôn
kính tố tiên ở Viêt Nam
Dưới đây, chúng tôi không nhắc đến nhiều nhà
truyền giáo ở VN từ cuối thế kỷ XVII tới đầu thế kỷ XX, cực lực phán đốì hình
thức tôn kính tổ tiên trong văn hoá VN, nhất là việc cúng đồ ăn, bái lạy người
quá cố, nhang hương, đốt vàng mã… Các vị cũng chẳng chấp nhận được từ ngữ thờ
kính, vì suy diễn theo từ adorare của Tây phương, thì chỉ tôn thờ một Thiên
Chúa duy nhất, còn các thánh dù đã được Giáo hội tôn vinh là thánh, cũng chỉ
bày tỏ lòng tôn kính thôi. Nhưng trong tiếng Việt, từ thờ được dùng cho nhiều
trường hợp, không cần phân biệt rạch ròi như kiểu Tây phương, ví dụ: thờ cha
kính mẹ, thờ chồng nuôi con, thờ Trời, thờ đức thánh Trần… Nhưng các vị cho rằng,
dùng cụm từ thờ kính tổ tiên, làm cho người ta hiểu tổ tiên là Trời, là Thiên
Chúa.
Trong mục này, chúng tôi chỉ nhắc đến một ít
nhà truyền giáo đã chấp nhận nghi thức tôn kính tổ tiên của người Việt, với điều
kiện chỉ coi đó là nghi lễ có tính cách dân sự, không mang tính tín ngưỡng, nhất
là tôn giáo (theo lối hiểu của phương Tây) và cũng phải loại bỏ việc tin rằng
người chết về ăn của cúng, hoặc đốt vàng mã gửi sang thế giới bên kia…
1. Ý kiến của cha Đắc Lô. S.J.
Trong sách Histoire du royaume de Tunquin [13] cha
Đắc Lộ dành hẳn chương 23, 24, 25, tổng cộng 12 trang nói về vấn đề cúng bái
người quá cố. Tác giả kể ra những cách thức người Việt đối với người quá cố, và
cho rằng dân tộc VN tôn kính hồn xác người quá cố hơn hết mọi dân tộc. Mở đầu
chương 23, Đắc Lộ viết:”Trên trái đất này, có lẽ không một dân tộc nào chu toàn
bổn phận hơn và tôn kính hồn xác người quá cố hơn người dân Vương quốc An Nam.
Những điều kể ra sau đây đủ để làm tin”. Tiếp đến Đắc Lộ nói đến ba điều sau
khi người quá cố trút linh hồn, đó là: – sắm một bộ áo quan sơn son thếp vàng hết
sức sang trọng bao nhiêu có thể; – ngoài bà con thân thích, họ còn mời nhiều
người đi lễ an táng, mà mở đầu đoàn người, là một cờ bằng tơ lụa do bốn người lực
lưỡng cầm, trên đó ghi tên người quá cố, cùng đề cao những đức tính của họ, tức
là cờ minh tinh. Vợ con người quá cố, mặc áo tang, đi trước quan tài, than
khóc, kể lể, thỉnh thoảng xoay mình lại, nằm lăn trên đường như để cho người
khênh quan tài đạp lên mình (thực ra mang ý nghĩa ngăn cản không cho mang đi
chôn, mà muốn người quá cố như vẫn sống cùng gia đình); – nhờ thầy địa lý tìm
nơi an táng, tức thày khán phong thuỷ âm dương. Đắc Lộ dành hẳn chương 24 cho
việc cúng giỗ, trong đó tác giả cho là có ba sai lầm lớn, đó là: – hồn người
quá cố có thể tự do trở về nhà con cháu; – người quá cố có thể về ăn thịt dự tiệc
với những người còn sống; – sai lầm thứ ba lớn hơn, là họ tin rằng, sự sống, sức
khoẻ, gia đình bình an thịnh vượng nhiều ít, đều do ông bà cha mẹ đã quá cố phù
hộ cho. Vì vậy họ phải cúng giỗ cho long trọng, dọn nhiều thịt thà, món ăn mời
kẻ quá cố trở về dùng, để ông bà thấy lòng hiếu thảo của con cháu mà phù trợ
cho kẻ dâng cúng; chính nhà Vương đương thời, tức chúa Trịnh Tráng hàng năm cũng
làm lễ giỗ cha mình lớn lao, vô số quan quyền dân chúng đến dự, cho dọn rất nhiều
mâm cúng sơn son thếp vàng bày đủ thứ thịt khác nhau, lại đốt vàng mã gửi sang
thế giới bên kia cho cha mình, mà theo Đắc Lộ, là một thứ tin tưởng kỳ cục.
Nhìn chung, nhà truyền giáo Đắc Lộ không chỉ
trích mọi hình thức tôn kính tổ tiên ở VN; nhưng ông chê trách một số hình thức,
tin tưởng có tính cách mê tín dị đoan, như mời người quá ăn đồ cúng, đốt vàng
mã. Vì thế Đắc Lộ nhận định rằng, sau khi loại bỏ những gì tỏ ra mê tín, thì
người Kitô hữu tiếp tục thực hiện các nghi thức tôn kính tổ tiên. Trong Divers
voyages et missions [14] Đắc Lộ viết: “Trong các thứ người ta tố
cáo giáo hữu Đàng Trong, thì cái tội lớn nhất là người giáo hữu đã không săn
sóc, tôn kính hồn người quá cố, nên người ta cho rằng Đạo chúng ta là Đạo mọi rợ,
vì đã xoá khỏi lòng người tâm tình hiếu thảo cha mẹ, là tâm tình theo tự nhiên
đã được khắc vào mọi tâm hồn. Sở dĩ người ta nói sai lạc như thế, là do một vài
kẻ vì nhiệt tình thiếu cẩn ưọng, đã muốn bãi bỏ mọi nghi thức đối với người đã
khuất trong xứ này: tôi đã thuật lại những nghi thức trên khá dài trong cuôn Lịch
sử vương quốc Đàng Ngoài (Histoire du royaume de Tunquin); thực ra có vài nghi
thức, nếu người Kitô hữu thực hiện, thì không thể không mắc tội, còn phần nhiều
đều vô tội, và chúng tôi xét đinh rằng, người ta có thể giữ lai các nghi thức ấv
mà không can hê gì đến Đao thánh”.
2. Ý kiến của cha Juan de La Paz. O.P.[15] và của Đc Marin Labbé. M.E.P.
Theo lời yêu cầu của Đc Lambert năm 1671, lúc
đó là Giám mục Đại diện tông toà Đàng Trong, đồng thời kiêm Giám quản Tông toà
Đàng Ngoài (tạm thay thế Đc Pallu chưa tới nhiệm sở Đàng Ngoài được), hai cha
Dòng Đa Minh là Juan Ramos và Juan de Santa Cruz từ Manila tới Phố Hiến ngày
7-7- 1676, cùng chia sẻ trách nhiệm truyền giáo ở Đàng Ngoài với hai cha thừa
sai Paris đã làm việc ở đây là Fr. Deydier từ 1666 và Jacques de Bourges từ
1670; tháng 8-1677 (có nơi ghi là 1678) thêm cha Dòng Đa Minh nữa là Dionisio
Moralez cũng từ Manila tới Phố Hiến. Các Đa Minh được hai cha thừa sai Paris
nhường cho phía Sơn Nam Hạ (vùng Trung Linh, Bùi Chu, Phú Nhai…) là nơi có nhiều
giáo hữu nhất ở Đàng Ngoài.
Mấy cha Đa Minh vừa tới Đàng Ngoài, nhận thấy
tại đây, rất nhiều phong tục, nhất là vấn đề tôn kính tổ tiên, làm các vị này
phân vân, có phải là mê tín dị đoan không? Các cha đặt ra 274 câu hỏi gửi về
Manila, xin cha La Paz là một giáo sư thông thái, có cái nhìn sâu rộng, giải
thích giùm. Vì là vấn đề quan trọng, nên những câu trả lời của La Paz được in
thành sách ngay năm 1680 tại Manila, đó là tập sách Opusculum in quo ducenta et
septuaginta quatuor quaesita a RR.PP. Missinariis Regni Tunkini proposita
totidemque Responsiones ad ipsa continentur, expeditae per Adm. R.p. Fr.
Joannem de Paz In-4°, Manila, 1680, 218 tr. [16] (Tập sách gồm 274 câu hỏi của các Thừa
sai Vương quốc Đàng Ngoài và cũng bằng ấy câu trả lời do cha rất đáng kính
Gioan Paz giải đáp những câu hỏi trên). Đại ý những câu trả lời của La Paz về
các phong tục, nghi lễ ghi trong 274 câu hỏi không có tính cách tôn giáo, chỉ
có tính cách dân sự và chính trị.
Nói về La Paz và tập sách trên liên quan tới
vấn đề tôn kính tổ tiên ở Đàng Ngoài, Đc Marin Labbé, MEP, (Gm phó cho Đc
Francisco Perez tại Đàng Trong từ 1704 đến khi qua đời 24-3-1723, thọ 75 tuổi)
viết như sau trong thư gửi Ban Giám đốc Hội thừa sai Paris ngày 16-10-1718 [17] (chúng
tôi xin tóm lược lại):
“Tại vương quốc Đàng Trong không có sách nào
kể cả sách nghi lễ, viết về các thứ nghi lễ hay thứ tự các nghi lễ phải cử hành
đối với người chết và Đức Khổng. Chỉ có những thực hành theo thói quen đã in
sâu vào tâm khảm người ĐT, làm cho người ta phải đau khổ hơn lúc nào hết khi
không thể thực hiện được những thứ dị đoan trên vì nghèo túng. Nhưng tranh luận
trước mặt Toà thánh về những phong tục đó sao được, nếu không dựa vào sách vở,
bằng chứng? Ở Trung Hoa khi tranh luận về vấn đề này, người ta căn cứ vào sách
vở và rất nhiều bằng chứng của biết bao Dòng tu; còn ở ĐT, chúng ta chẳng có bất
cứ thứ gì như vậy.
“Duy một điều có thể giúp chúng ta tại Roma,
đó là cuốn sách của cha Juan de La Paz, một vị Tiến sĩ Dòng Đa Minh, đã ghi lại
khá chính xác tất cả những nghi lễ người Đàng Ngoài thực hiện, trong các lễ an
táng cũng như cúng giỗ cha mẹ họ. Những nghi lễ ấy đã được ba cha Đa Minh đầu
tiên từ Manila đến ĐN [ghi lại]. Dù ba cha này là những người thành thạo Thần học
và các tác phẩm của thánh Tôma, các ngài cũng chẳng dám đưa ra những nhận định
về vô vàn vô số những nghi lễ ở ĐN, nên các ngài đã ghi chép lại cẩn thận gửi
cho cha Juan de La Paz ở Manila, khẩn khoản xin ngài cho biết ý kiến, điều gì
có thể mần ngơ được, điều gì tuyệt đối bị cấm đoán vì là mê tín. Juan de La
Paz, một người được quý trọng cách riêng trong các xứ này, vì lòng đạo đức cũng
như sự thông thái của cha, đã trả lời theo thứ tự tất cả các câu hỏi đặt ra, rồi
được in trong một cuốn sách khá đồ sộ tại Manila năm 1680.
“Tôi nghĩ rằng, Đc Labbé viết tiếp, cuốn sách
trên có giá trị và uy tín tại Roma, và có thể coi đó ỉà chứng cớ trong việc
tranh tụng lễ nghi đối với người chết ở Đàng Ngoài, và cũng thế ở Đàng Trong,
vì hai vương quốc này chỉ là một dân tộc theo cùng luật lệ, cùng phong tục.
“Ngoài ra, cũng phải nói vài điều là, chúng
ta tuyệt đối không thể theo như mọi câu trả lời của cha Juan de La Paz mà người
ta đặt cho cha về các nghi lễ thực hiện ở Đàng Ngoài đối với người quá cố, trước
khi an táng, trong khi an táng, hoặc trong các lễ giỗ hàng năm; vì những câu trả
lời ấy lại dựa trên những thành kiến người đặt câu hỏi, theo đó họ cho rằng: những
người [ĐN, ĐT] minh mẫn chẳng tin chút nào việc hồn người chết trở về sau khi
qua đời và hồn người chết cũng chẳng cần đến thịt thà dâng cúng, mà chỉ có kẻ
quê mùa mới sa vào sai lầm này; do đó, cha La Paz kết luận là những nghi lễ ấy
chỉ có tính dân sự và chính trị. Nhưng, chúng tôi là người đã thấy tất cả những
gì xảy ra ở đây, chúng tôi dám chắc rằng, người ngoại đạo tin là hồn cha mẹ hiện
diện trong khi cử hành các nghi lễ đó, nhận của dâng cúng và nhận lời phù hộ
săn sóc con cháu họ tuỳ theo mức độ đại lượng trong việc dâng cúng.
“Thực ra, đôi khi người giáo hữu hay một vị
thừa sai tranh luận các nghi lễ đó với những người ngoại đạo thông thạo chữ
nghĩa, thì những người ngoại đạo này nhận ra mình đuối lý, không thể trả lời được
những chất vấn người ta đặt ra, nên để khỏi hổ ngươi, họ cũng theo ý kiến của
những người chất vấn và chế diễu những người thi hành các nghi lễ này; kỳ thực
họ tin từ đáy lòng tất cả những nghi lễ trên mỗi khi họ phải cử hành trong gia
đình”.
3. Ý kiến của cha Sanna, S.J. và cha Heutte.
M.E.P.
Xem ra cha Sanna [18] có
cái nhìn rộng rãi về vấn đề tôn kính tổ tiên và nhiều phong tục lễ nghi khác ở
Đàng Trong. Sau khi Hiến chế Ex illa die do ĐTC Clementê công bố ngày 19-3-
1715 cấm các hình thức tôn kính tổ tiên và Đức Khổng (chúng tôi sẽ nói dài ở phần
cuối), thì ngày 21-2-1717, cha Sanna công bố tại nhà thờ Dòng Tên ở Huế (có lẽ
là Đốc Sơ) cho phép giáo hữu ở đây được giữ một số nghi lễ ĐT như sau [19] (tất
cả có 8 điều, nhưng chúng tôi chỉ xin ghi ra đây điều 4,5,6):
“Tôi là Gioan Baotixita Sanna, thầy cả Dòng Đức
Chúa Giêsu, truyền dạy những điều sau đây cho anh chị em giáo hữu thuộc các họ
đạo Mân Côi, Giáng Sinh, Thánh Giá và Đức Mẹ Mông Triệu, được biết:
“Tất cả các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu đã ở
xứ truyền giáo này từ đầu đến nay, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, vẫn cho phép giáo
hữu được mang gia triau [cờ gia triệu] trong các lễ an táng, chỉ cần viết câu
‘xin Đức Chúa Trời cứu giúp linh hồn này là… và dẫn đưa vào thiên đàng’
(Rogamus Dominum caeli ut adjuvet hanc animam N., et deducat in paradisum). Việc
mang gia triau đã được các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu cho phép từ gần một thế
kỷ nay; vậy không thể chấp nhận được nhận định của những người cho rằng trong
gia tríau có tính tà thần và dị đoan;
“Tất cả các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu chấp
nhận cho mọi giáo hữu được lạy cha mẹ sát đất khi các ngài còn sống hay đã qua
đời, được gia [giỗ], tức là được dâng cúng, bái lạy cùng các nghi lễ khác quen
thi hành trong nước này, vào ngày đầu năm hay những ngày khác; và điều này cũng
theo lời truyền dạy của Hội thánh Ighêrêgia. Ai không tuân giữ các nghi lễ trên
đây, tức là lỗi điều răn thứ bốn: ‘Hãy thảo kính cha mẹ’. Tuy nhiên, có một ít
giáo hữu đã lỗi phạm giới răn này, lại còn đi đến nhà anh em giáo hữu khác nói
rằng, thi hành các nghi lễ như thế không thể thoát tội được. Nhưng việc dâng
cúng như vậy chẳng có tội gì. Ai nói là có tội thì gây xáo trộn cho giáo hữu,
vì khi tôn kính cha mẹ còn sống mà không mắc tội, thì khi các ngài chết, mà làm
như thế cũng chẳng có tội gì. Lúc cha mẹ còn tại thế, con cái có thể sấp mình
sát đất lạy cha mẹ, thì khi các ngài đã khuất cũng có thể tỏ lòng tôn kính như
vậy;
“Tất cả các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu chấp
thuận cho giáo hữu được thề, khi vua quan truyền lệnh, miễn là phải đúng sự thật.
Giáo hữu có thể lấy danh Đức Chúa Trời mà thề, hoặc khi nào có lệnh truyền phải
nhân danh quỉ thần (nomina daemoniorum), ví dụ: ‘nếu tôi không giữ như thế, tôi
sẽ bị quỷ thần vật chết’! Vậy ai nói cách thề như thế là phạm tội thờ tà thần,
đó là sai lầm; họ đã không theo thói quen của các giáo hữu, cũng chẳng vâng lệnh
truyền của Hội thánh”.
Về vấn đề cha Sanna cho phép mang cờ gia triệu
[và cờ minh tinh] trong lễ an táng, cha Heutte, MEP[20] viết thư tại Huế ngày 7-12-1717 như
sau gửi cho Ban Giám đốc Hội Thừa sai Paris:
“Điều thứ tư trong công bố của cha Sanna cho
phép giáo hữu mang gia triau, cần phải được nói rõ gia triau là gì? Đó là một
khung hình lớn sơn son thếp vàng, vẽ hình rắn và lá cây, mà người ngoại đạo
mang trên đường đi an táng. Trong khung hình này có một hay hai miếng vải lụa đỏ,
trên đó ghi bằng chữ Hán, nội dung như sau:’xin thần dẫn đưa hồn Mỗ… về nơi an
nghỉ’ (Rogamus idolum N. ut deducat animan N. in locum quietis). Khung hình này
đôi khi do hai người khênh đi trước quan tài, có khi đặt trên gần đầu quan tài,
nơi bày một mâm toàn thịt thà. Người ngoại đạo tin là hồn người mới qua đời
cũng như tất cả hồn những người đã chết có họ hàng với người này, đều cùng có mặt.
Các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu đã cho phép giữ những nghi lễ ấy. Đôi lúc người
ta chỉ mang gia triau, có khi chỉ có mâm thịt cúng mà không có cờ gia triau. Để
tránh khỏi tội thờ tà thần, người ta thay đổi lời cầu xin, bằng câu: ‘Xin Đức
Chúa Trời dẫn đưa linh hồn Mỗ… vào thiên đàng’. Ngoại trừ chút thay đổi này,
chúng tôi chẳng hồ nghi là, dị đoan vẫn còn đó. Bởi vì: thứ nhất, cứ 20.000 người
Đàng Trong mới có 100 người biết chữ Hán; thứ hai, trong số 100 đó, chưa chắc
đã được một người để ý đọc hàng chữ kia; thứ ba, nếu họ cố gắng đọc đi nữa, thì
họ lại tin rằng những người giáo hữu cũng tin tưởng như họ, là các hồn người chết
đều có mặt ở khung hình hay mâm cúng để ăn; thứ bốn, Đức Thánh cha đã cấm bằng
những lời chung chung trong sắc lệnh công bố năm 1715″.
Theo bức thư [21] của
cha Heutte, MEP, viết tại Đàng Trong ngày 18-7-1717, báo cáo với Đc Labbé, Gm
phó ĐT, thì cha Sanna đã cho phép giáo hữu:
1. Đúc chuông chùa;
2. Mang cờ dựng hai bên lối vào chùa;
3. May áo cho các nhà sư, ni cô;
4. Làm hình đàn ông, thê thiếp, voi v.v… để
người ta đốt trong tháng bảy;
5. Bắn súng đại bác [theo lệnh cấp trên] lên
hiệu tập họp công chúng dự các nghi lễ ma quỷ (diable);
6. Xây mieu và chua [miếu và chùa];
7. Được thề nhân danh bua ba [vua vạ, tức là
vua ra vạ phạt ai], quỷ thần;
8. Giữ bài vị trong nhà;
9. Xem tuồng kịch;
10. Bưng mâm cúng đặt trên quan tài và trên
phần mộ.
Sở dĩ cha Sanna nhận định rộng rãi như thế,
vì trong những trường hợp trên, giáo hữu đúc chuông chùa, may áo cho các nhà
sư, v.v…, chỉ như là người thợ đúc, thợ may, sống bằng những nghề ấy; hoặc bắn
súng đại bác tập họp dân chúng trong các ngày lễ là phải tuân hành lệnh cấp trên.
Rõ ràng là Sanna coi việc đặt bài vị trong nhà, thề nhân danh bua ba, tức là nếu
không đúng như lời thề thốt, sẽ bị nhà vua phạt vạ, đều là những thứ mang ý
nghĩa dân sự, chính trị, trong khi một số người khác lại cứ gán ghép cho là thờ
tà thần ma quỷ. Vậy khi những người Công giáo phải mời những người không đồng đạo
với mình, xây nhà thờ, đúc chuông, làm kiệu, kể cả làm tượng ảnh, may áo cho tu
sĩ, linh mục thì đâu có phải những người thợ trên đây bỏ đạo mình để tin theo đạo
Công giáo. Đàng khác hiếm có người nào cùng tôn giáo, tín ngưỡng với họ, lại
cho rằng những người thợ ấy làm như vậy là đi ngược với tôn giáo mình.
4. Ý kiến của Đức cha Bá Đa Lôc và mẩv vi thừa
sai Paris cuối tk. XVIII
Đức cha Bá Đa Lộc cùng những vị thừa sai
Paris mà chúng tôi nói đây, đều sống ở Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVIII, cái thế
kỷ mà Toà thánh đã lên án việc tôn kính tổ tiên, kính lạy Đức Khổng và nhiều
phong tục khác (phần sau, chúng tôi sẽ trình bày dài hơn vấn đề này). Xem ra những
vị thừa sai này nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nên đã mạnh dạn trình bày ý kiến
mình, dù điều 25-26 của Hiến chê Ex quo singulari công bố ngày 11-7-1742, đã cấm
không ai được bàn tán gì về vấn đề nữa, lại còn nghiêm cấm mọi người không ai
được giải thích, thực hành khác với Hiến chế này. Ai không tuân lệnh, sẽ bị huyền
chức tức khắc và bị phạt vạ tuyệt thông tức khắc dành cho Toà thánh, dù là Tổng
Giám mục, Giám mục, hay các linh mục triều hoặc Dòng.
Cha Louvet, tức cố Ngôn [22] làm
việc trong giáo phận Sài Gòn vào cuối tk XIX, mở đầu vấn đề tôn kính tổ tiên ở
Đàng Trong cuối thế kỷ XVIII, nhận định rằng, việc bái lạy trước thi hài và bài
vị, đã bị các Hiến chế của Toà thánh tuyệt đối ngăn cấm; nhưng chính nhà vương,
tức chúa Nguyễn Ánh trong nhiều lần gặp gỡ Đc Bá Đa Lộc bàn đến chuyện này, vì Ngài
rất lưu tâm đến nó. Louvet cho rằng, một nhà Thần học nổi tiếng có thể đứa ra
nhiều lý lẽ để chứng minh việc tôn kính tổ tiên chỉ đơn thuần là cử chỉ lịch sự,
tuyệt đối chẳng có tính cách tà thần. Rồi Louvet viết tiếp:”Về vấn đề này, Đức
Gm [Bá Đa Lộc] và các thừa sai luôn luôn chỉ có một câu trả lời:Sau khi xem xét
lâu dài với nhiều cuộc tranh luận đến mâu thuẫn nhau, Roma đã tuyên bố, không
được phép bái lạy như vậy; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ biết vâng phục’[23].
Trong sách của Adrien Launay, khi bàn vấn đề
hóc búa này thời Đc Bá Đa Lộc, đã dành 16 trang dày đặc, toàn là những tư liệu
viết tay của Đức cha và mấy thừa sai ở Đàng Trong [24]. Xin tóm lược lại những trang sử
trên:
Trong bức thư cha Boisserand, MEP [25] viết
ngày 17-8- 1789, gửi cha Boiret, MEP, cho biết cần phải xét lại vấn đề tôn kính
tổ tiên[26]:
“Sau đây là cách luận xét của tôi, tôi sẵn
sàng đặt cách suy nghĩ của tôi dưới quyền phán định của các bề trên mình: khi một
hành động tự nó là dị đoan, thì chẳng bao giờ được làm; nên, trong bất cứ trường
hợp nào, cũng không được phép dâng của cúng cho các tà thần. Nhưng khi một hành
động tự nó đáng ca ngợi, và nó chỉ trở nên xấu do những hoàn cảnh xấu, thì hành
động ấy vẫn tốt, một khi thay đổi hoàn cảnh. Vậy, tôn kính cha mẹ sau khi các
ngài qua đời, với ý nghĩa yêu mến và chứng tỏ lòng yêu mến đó qua các hành động,
cử chỉ, thì tự thân nó là đáng ca ngợi. Thật ra, nơi người ngoại đạo việc tôn
kính này lại dựa trên những ý nghĩ sai lạc và dị đoan, cho nên đến bây giờ vẫn
còn bị cấm. Tuy nhiên, mọi người đều biết, nhà vương [Nguyễn Ánh] khi có những
hành động đó và các quan đi theo cùng tham dự, lại không có những ý nghĩ sai lầm
và dị đoan. Nếu không phải là những hành động mang tính tôn giáo, mà đơn thuần
chỉ là hành vi dân sự và chính trị, thì xem ra thói này đáng nực cười, nhưng chẳng
dị đoan chút nào.
“Tại nước Pháp khi nhà vua qua đời, người ta
đặt ngài nằm trên linh sàng, rồi người ta đều đặn soạn các bữa ăn cho ngài
trong nhiều ngày; thật nực cười về thói quen này; vậy mà người ta vẫn không lên
án nó, vì chẳng ai tin là hồn người chết dùng những món ăn ấy, nhưng đó là biểu
hiệu danh giá cho vua kể cả sau khi qua đời. vẫn còn thấy người Pháp hạ mũ khỏi
đầu mỗi khi đi qua tượng vua Henri IV tại Pont-Neuf ở Paris; có lẽ người ta cười
đó, nhưng người ta biết rằng hành động trên chỉ xuất phát từ đáy lồng sự tôn
kính khi nhớ đến nhà vua. Tại Versailles, người ta cũng bỏ mũ khi đi qua trước
ngai vua, dù biết rõ tại ngai này chẳng có mảy may sức mạnh bí mật nào, người
ta làm thế vì kính trọng thôi. Sau hết, một đứa con hiếu thảo hồn bức hình của
cha mình mà chảy nước mắt ra, như thế có ai bảo là đứa con này mê tín hay tin rằng
hồn cha mình ở trong bức hình”.
Boisserand cho rằng, việc làm cho người Đàng
Trong theo đạo, liên hệ nhất ở việc cho phép tôn kính tổ tiên, sau khi bỏ bớt
những gì có thể bị coi là mê tín dị đoan. Nếu từ chối không cho phép, thì sẽ
tăng thêm hận thù. Cha khẩn khoản yêu cầu cha Boiret can thiệp với Đại học
Sorbonne, Navarre, nhất là tại Roma, để có một câu trả lời rõ ràng ngay. Boisserand
lại còn thúc giục Boiret phải gửi ngay câu trả lời cho cha bằng những con đường
khác nhau.
Sau khi cha Boisserand được tháp tùng Đc Bá
Đa Lộc trong một cuộc hội kiến với chúa Nguyễn Ánh, đặc biệt bàn về vấn đề tôn
kính tổ tiên, cha đã thuật lại cuộc hội kiến ấy cho cha Letondal, MEP, và cũng
bày tỏ cho cha Boiret ý kiến riêng như trên.
Theo Boisserand, Đc trình bày cho chúa Nguyễn
hay biết về giới luật trong đạo truyền phải thảo kính cha mẹ, vì ngày hôm trước,
hoàng tử Cảnh từ chối bái lạy trước bàn thờ tổ, làm Nguyễn Ánh rất bực bội, cho
là đạo này cấm việc tôn kính tổ tiên. Đc thành thực nói rằng, chính ngài cũng bỡ
ngỡ không ít.
Rồi ngài nói tiếp, chẳng những đạo này không
chấp nhận việc làm như thế, mà còn coi việc bất hiếu với cha mẹ là tội nặng bậc
nhất; nhưng, đạo dạy việc tôn kính tổ tiên phải được đặt trên nền tảng chân lý.
Do đó đạo đã cấm giáo hữu tại tất cả các nước ở vùng Đông Ân tỏ lòng tôn kính
cha mẹ như vậy, chỉ vì người ngoại giáo tin chắc rằng hồn người chết nhận sự
bái lạy của họ, và ăn những gì “tinh tuý” nhất (la plus spiritueuse) trong các
món thịt dâng cúng, rồi hồn người chết sẽ phù hộ cho họ sống lâu, giàu có… Tin
tưởng như thế, rõ ràng là trái với chân lý, nên giáo hữu không được phép làm.
Nguyễn Ánh bỡ ngỡ, bởi lẽ Nguyễn Ánh cũng
theo nguyên tắc trên, rồi cho Đc hay: chính mình cũng nhận rằng một khi cha mẹ
đã khuất, thì hồn các ngài chẳng trở về được, con cái chẳng còn nhờ các ngài
giúp được gì, và coi nghi lễ tôn kính tổ tiên chỉ là chứng cớ tỏ lòng nhớ đến
cha mẹ. Nguyễn Ánh còn thêm: “Khi Ta cử hành những nghi lễ đó, Ta tự bảo: nếu tổ
tiên còn sống thì Ta muốn làm tất cả những gì ích lợi cho các ngài; để tỏ lòng
thành của Ta, lúc này Ta làm như thể tổ tiên Ta còn sống; dù biết rõ các ngài
chẳng còn sống, và những gì Ta làm đây chẳng còn mang lợi ích gì cho các ngài
cũng như cho Ta, nhưng vì muốn chứng tỏ cho mọi người thấy, Ta đã không thể
quên tổ tiên được và Ta muốn nêu gương cho toàn dân Ta về lòng hiếu thảo” [27].
Liền đó, Đc thưa lại: trong số các thần dân của
nhà vương, mấy ai quan niệm giống nhà vương; xin nhà vương cứ hỏi bất cứ người
dân nào đầu tiên nhà vương gặp về lòng tin của họ vào ngày cuối năm họ cúng bái
tổ tiên, dâng của cúng từ tám đến mười ngày liền, sắm sửa quần áo bằng giấy để
cúng rồi đốt đi, hay họ tin là hồn tổ tiên hiện diện tại bài vị nơi đó khói
nhang nghi ngút, thì biết họ đều tin nhảm nhí. Nếu người Đàng Trong hiểu biết
như nhà vương và coi việc thi hành các nghi lễ trên có tính cách dân sự, thì mọi
giáo hữu ở đây sẵn sàng làm theo mà chẳng mắc tội gì. Nhưng, rõ ràng các nghi lễ
trên được người Đàng Trong coi là có tính cách tôn giáo, nên ngưòi giáo hữu
không thể làm được, vì đi ngược với giáo lý trong đạo.
Nguyên Ánh tiếp: ước mong rằng nghi lễ tôn
kính tổ tiên có thể hoà hợp được với Kitô giáo và theo cách nhìn của Ta, thì chẳng
có gì ngăn trở mọi người trong vương quốc Ta theo đạo. Nếu Ta công bố cho dân
biết việc cử hành các nghi lễ ấy chỉ có ý nghĩa dân sự và chính trị, còn những
tin tưởng có tính cách bình dân, mê tín, đều sai lầm, thì người giáo hữu có được
phép giữ các nghi lễ đó không? Thời buổi này đang rối loạn, nếu Ta bãi bỏ nghi
lễ này, thì dân chúng sinh ra nghi ngờ, cho rằng Ta muốn thay đổi đạo, làm cho
dân chúng chẳng còn theo Ta. Chính Ta đã cấm bói toán, phù thuỷ, chiêm tinh, và
coi việc thờ quấy là sai lầm, nhưng Ta quyết phải giữ việc tôn kính tổ tiên
theo cách Ta đã giãi bày, vì Ta coi đó là một trong các nền tảng giáo huấn dân
Ta. Các khanh hãy lưu ý và hãy cho phép giáo hữu theo phong tục trong nước [28].
Ngày 5-6-1796, Đc Bá Đa Lộc viết thư cho Gm
phó ĐT của mình là Labartette [29] ở Quảng Trị (trong vùng cai trị của
Tây Sơn), về vấn đề Toà thánh cấm nghi lễ tôn kính tổ tiên, đại ý như sau [30]:
“Nếu Roma có hỏi ý kiến Đc, thì Đc hãy trình
bày, sau khi đã suy nghĩ cẩn thận. Theo tôi nghĩ, đức vâng phục của chúng ta đối
với Toà thánh, không ngăn cấm chúng ta giãi bày những nghi vấn của mình, chỉ cần
chúng ta luôn luôn sẵn sàng vâng phục, một khi Toà thánh tuyên bố ý nghĩ của
chúng ta khồng có căn cứ.
“Từ khi Hội thừa sai Paris ra đời, người ta
luôn luôn cho phép giáo hữu được bái lạy thi thể cha mẹ. Trong thời các ĐTC
Clementê XI và Benedictô XIV xảy ra biết bao tranh luận nghiêm khắc về các nghi
lễ Trung Hoa, cho rằng việc nghi ngờ có gì trái ngược đức tin, xem ra không có.
Chỉ từ năm 1760, khi một số thừa sai mang đầy thành kiến từ châu Âu, hô hào
không nên giữ phong tục đó. Họ biên thư về Roma cho hay việc bái lạy như thế
đúng là tôn thờ hồn cha mẹ, và người ngoại đạo làm vậy để cầu xin cha mẹ phù hộ.
Sau đó Toà thánh lệnh cho tất cả các thừa sai phải cấm giáo hữu tôn kính kiểu
đó [thực ra, từ trước năm 1760, Toà thánh đã long trọng lên án qua hai Hiến chế
năm 1715 và 1742, mà chúng tôi sẽ bàn dài hơn].
“Tôi là người thứ nhất đã mang sắc lệnh trên
vào xứ truyền giáo này; tôi nhận thấy mấy thừa sai và nhiều giáo hữu chống đối.
Vị tiền nhiệm của tôi [Gm Guillaume Piguel, MEP, 1764-1771], là người rất đạo đức,
có lương tâm kính sợ, đã phục tùng với lòng e ngại. Ngài không ngừng kêu trách
về sắc lệnh này. Cha đại diện của ngài cũng như tôi chẳng bao giờ muốn phục
tùng sắc lệnh. Ít ngày trước khi qua đời, ngài còn viết thư cho tôi, nói rằng,
không thể lên án việc bái lạy như thế dưới bất cứ khía cạnh nào… Ngài khẩn khoản
tôi trình bày lại với Roma, đừng ép buộc giáo hữu giữ thái độ như thế lâu hơn nữa
đối với cha mẹ qua đời, đó là điều người Đàng Trong cho là vô lễ, bất hiếu.
“Trong những năm đầu tiên sống ở xứ truyền
giáo này, khốn nỗi tôi là người, vì chẳng hiểu biết nguồn ngọn vấn đề, nên đã
trở thành một trong những người nhiệt thành nhất bênh vực sắc lệnh [có lẽ muốn
chỉ Hiến chế công bố năm 1742], Tôi đã gán ghép cho các thừa sai kỳ cựu là những
người xin hoãn lại việc thi hành sắc lệnh một thời gian, là cứng cổ, kiêu ngạo,
v.v…, có lẽ tôi cũng là nguyên nhân làm cho chẳng ai trong số họ dám gửi các
khiếu nại về Roma. Quả là lúc ấy tôi chẳng thấy được vào một ngày nào đó, chính
tôi sẽ là người đầu tiên phải làm tròn bổn phận mình. Đúng là điều trên đây chỉ
xảy ra sau 20 năm trời truyền giáo với nhiều cuộc tranh cãi, tôi mới nhận ra sự
ngán ngẩm của các thừa sai kỳ cựu là có nền tảng hơn những gì tôi đã tưởng tượng.
Tôi tin rằng, bổn phận của tôi là phải xét lại cho chín chắn hơn, nên tôi đã
nghiên cứu sách vở, bàn hỏi với các nho sĩ ngoại đạo và có đạo thông hiểu vấn đề,
thì tôi thấy các nho sĩ trên chẳng tán thành chút nào sắc lệnh trên.
“Tôi xác tín rằng sắc lệnh được viết ra dựa
trên những bản tường trình sai lạc, nên khi trở lại Pháp, tôi nhận thấy mình bó
buộc vì bổn phận, phải giãi bày với nhà vua và các quan là những người tấn công
tôi về vấn đề này, nhưng tôi đã làm tròn nhiệm vụ. Sau nhiều năm suy tư về vấn
đề này, tôi không thể chần chừ mà chẳng trình bày lại với Thánh Bộ [Truyền
giáo]. Xin cha hiểu cho rằng, việc bái lạy như thế chẳng có gì trái ngược với đức
tin, tôi luôn luôn tiếp tục bảo vệ quan điểm này, cho tới khi nào Giáo triều
Roma có quyết định khác ngược lại”.
Trong một bức thư viết ngày 30-5-1798 gửi cha
Boiret, MEP, Đc Bá Đa Lộc còn viết:
“Tôi đã nhận được thư trả lời [viết
29-12-1797] của thư ký Thánh Bộ về vấn đề bái lạy người chết. Như tôi đã bắt đầu
nói trên đây về những suy nghĩ của tôi liên quan tới nghi lễ, nên lúc này tôi sẽ
gửi các nhận xét của tôi sang Thánh Bộ sau các vị Đại diện tông toà khác. Tôi
trông chờ những ý kiến ngược lại. Thật ra, trong số các vị này, ít người hiểu
biết nguyên nhân. Theo trình bày của các vị, thì Thánh Bộ cũng chỉ xác nhận sắc
lệnh cũ của mình.
“Nhưng một điều đích thực là, nghi lễ này ở
Đàng Trong, dù có pha lẫn nhiều mê tín, thì tự nó chỉ là bày tỏ lòng tôn kính đối
với cha mẹ như khi các ngài còn sống. Nếu người ta cắt bỏ tất cả những gì trái
ngược với đức tin, như đồ cúng, lời cầu xin v.v…, thì tất cả những gì còn lại đều
đáng ca tụng, hơn nữa còn cần thiết trong nước này.
“Trong thời kỳ đầu tiên của Giáo hội, các
tông đồ và các thừa sai theo chân các tông đồ, rộng lượng hơn chúng ta ngày
nay. Hầu hết các nghi lễ trong Giáo hội, đã được dân ngoại sử dụng, thì Giáo hội
cải tạo lại, hoặc thánh hoá chúng bằng cách hướng về Thiên Chúa, chỉ tẩy trừ tất
cả những gì trái ngược với đức tin thuần tuý.
“Ngày nay, các thừa sai, nhất là những vị mới
đến, lên án tất cả những những gì trái với thành kiến của họ, với nền giáo dục
họ đã nhận được, mà chẳng nghĩ đến những thiệt hại lớn lao họ gây ra ở các nước
này trong việc truyền giảng đức tin. Cũng giống như phái “Giăng-sen” khổ hạnh
(jansenistes), họ luôn luôn sát cánh với những người cứng nhắc nhất, cấm đoán
nhiều việc bao nhiêu có thể, coi đó là đạo nghĩa hơn, xác thực hơn. Điều có thể
làm cha ngạc nhiên là, các thừa sai đó thường thường đâu có phải là hạng dốt
nát, hơn nữa họ còn được coi là người thông hiểu về tất cả những gì liên quan đến
bậc sống của họ. Nhưng các tục lệ họ thấy bên châu Âu pha trộn với các nghi lễ
tôn giáo, cùng nền giáo dục Âu châu, làm cho họ coi là tốt, nên muốn được phổ
biến khắp nơi. Cho nên họ lên án, hay ít ra là nghi ngờ tất cả những gì không hợp
với họ đều trái với đức tin, do đấy gây ra nhiều tai hại: người ngoại đạo thì
phẫn nộ, chống đối, còn giáo hữu thì chán nản vì bị khinh chê là đã trở thành
người Âu châu.
Hai tuần lễ sau, ngày 15-6-1798, hơn một năm
trước khi qua đời, Đc Bá Đa Lộc còn viết một thư cho cha Boiret nói về vấn đề
giáo hữu cần được phép bái lạy trước thi hài cha mẹ, điều mà trong nghi lễ người
Việt gọi là lạy xác [31].
Sau đó trong thư viết ngày 12-11-1800, Đc
Labartette, Gm Đàng Trong, gửi cho Ban Giám đốc Hội thừa sai Paris, đưa ra nhiều
lý lẽ bênh vực nghi lễ lạy xác. Labartette cho rằng chẳng có gì là mê tín trong
việc này, tất cả chỉ có tính cách dân sự, tỏ lòng kính trọng, hiếu thảo với cha
mẹ, với các bề trên, bạn bè, ân nhân, cấm nghi lễ này gây ra biết bao thiệt hại
cho việc truyền bá đức tin, làm cho người ngoại đạo chán ghét, khinh bỉ, mà nói
rằng: “Người ta vẫn khoe khoang là một đạo tốt lành khác thường, mà dám coi việc
cấm lạy xác là chính đáng; lạy xác chỉ là nghi thức bên ngoài biểu lộ lòng tôn
kính biết ơn đối với cha mẹ, bề trên…; cấm đoán như thế chẳng phải là tệ bạc với
đấng sinh thành ra mình, nuôi dưỡng và dạy bảo mình sao…”? Đó là điều hàng ngày
người Đàng Trong bàn tán. Đc Labartette cũng nêu ra trường hợp cha Halbout, MEP 221, đã lên tiếng phản đối những ai là
nguyên nhân của việc cấm đoán lạy xác, thì có tội trước mặt Thiên Chúa [32].
Đc Bá Đa Lộc chẳng những không tán thành việc
cấm đoán nghi lễ tôn kính tổ tiên, mà còn ước ao có được nghi thức phụng vụ
Công giáo Trung Hoa. Ngay năm-1796, Đc Bá Đa Lộc đã viết cho cha Boiret về vấn
đề này, và nêu ra những khó khăn [33]:
“Hãy khoan bàn đến nền tảng của vấn đề, cứ giả
thiết Toà thánh đồng ý ban ơn này, giống như thời kỳ đầu tiên của Giáo hội, là
những gì thuộc đức tin, và những điểm chính yếu thuộc kỷ luật cho toàn Giáo hội
phải được giữ nguyên vẹn, còn bao nhiêu phải thích hợp với phong tục và giáo dục
Trung Hoa.
Nếu chỉ dịch từng chữ trong nghi thức Latinh
sang Trung Hoa, thì ích lợi gì? Liệu người ta có thể làm cách nào chấp nhận được?
Ai dám phiên dịch toàn bộ Kinh thánh sang tiếng Trung Hoa? Đối với tiếng Trung
Hoa, soạn một bộ sách “Phụng vụ các giờ kinh” như của chúng ta đang đọc hiện thời,
có nghĩa lý gì?
“Để cho việc phụng vụ trên có ích lợi hơn, chẳng
những cần phải có những nhà Thần học thông thái, những người biết sâu rộng về
ngôn ngữ, chữ viết và phong tục Trung Hoa, mà còn phải có những người đã giũ bỏ
được mọi thành kiến do nền giáo dục Âu châu. Cha nghĩ coi, liệu có thể tìm được
những người này trong các xứ truyền giáo?
“Để cha hiểu rằng bao nhiêu cái phải thay đổi,
thì tôi chỉ xin nêu ra một cái bình thường nhất và ít quan trọng, đó là ‘áo các
phép’ (surplis). Áo này được mặc trong tất cả các nghi lễ của Giáo hội, đốì với
chúng ta đó là bộ áo chỉnh tề, trang trọng, hơn nữa có lẽ một số người Âu châu
còn cho là uy nghi. Nhưng, cũng thứ áo này, về hình thức và sắc màu, làm cho
dân chúng xứ này phẫn nộ. Điều nói về ‘áo các phép’ có thể mở rộng sang các thứ
khác. Nếu Roma chấp nhận một phụng vụ kiểu Trung Hoa, thì tất cả mọi nghi lễ, lễ
phục, ca hát, phải được thích hợp với những con người chúng ta đang phục vụ
[…].
“Cha đừng công phẫn khi tôi nói thêm: Những
nghi thức phụng vụ đối với chúng ta uy nghi, lại chẳng ăn nhằm gì đối với người
Trung Hoa, Đàng Trong và các dân tộc khác; mũ lễ vuông của chúng ta, lễ phục ngắn
cụt và chật hẹp của chúng ta, cách chúng ta xông hương, những cách cúi lạy ngắn
ngủi, để đầu trần [không đội mũ]… người ta đều cho là hời hợt, nực cười. Vì ở
nơi họ các lễ phục đều dài rộng, cùng với nghi thức bái phục, rất trang trọng,
uy nghi. Nếu cha chứng kiến những nghi lễ của họ trong đền đài vua chúa và các
đền thờ, chắc chắn cha cũng nhận thấy những nghi lễ ấy vừa toát lên sự tôn kính
vừa gây chú ý
“Còn về việc dự định đặt các Thượng phụ giáo
chủ hay các Tổng Giám mục để coi sóc các Gm người Ấn [người địa phương Đông
Ân], chỉ cần hiểu biết tình hình chính trị và địa dư các nước này, thì cũng cảm
thấy không thể thi hành điều đó được. Thường thường sự liên lạc giữa các nước
này với nhau còn khó hơn là liên lạc với Roma”.
Trên đây chúng ta đã nêu một số ý kiến của
các thừa sai tại VN về vấn đề tôn kính tổ tiên và các phong tục địa phương. Một
điều làm cho người ta khá ngạc nhiên là, dù Hiến chế năm 1742 đã cấm ngặt không
được bàn cãi gì nữa về vấn đề này, nhưng vào cuối thế kỷ XVIII, nhiều thừa sai
Paris, đặc biệt cả hai Gm Đàng Trong lúc đó là Đc Bá Đa Lộc và Labartette, lại
rất bức xúc, phải nói là do lương tâm thúc đẩy, nên ra sức khẩn khoản xin Toà
thánh xét lại, dù các ngài vẫn tuân theo Toà thánh, không dám cho phép giáo hữu
tôn kính theo phong tục trong nước. Liền sau đây, chúng tồi xin thuật lại dài
dòng hơn về việc Toà thánh can thiêp vào việc tôn kính tổ tiên, đến đô phải
nghiêm cấm; qua đó chúng ta sẽ thấy được mặt tiêu cực của việc ngăn cấm này.
III. Toà thánh Roma can thiệp
Khi các thừa sai phương Tây vào Trung Hoa và
Việt Nam, đều vô cùng bỡ ngỡ về các nghi lễ, phong tục ở đây quá khác lạ với những
gì quen thuộc ở châu Âu, nhiều vị còn cho là mê tín dị đoan, cần phải được tẩy
rửa thì mới hợp với đức tin. Cho nên nhiều báo cáo gửi về châu Âu, xin giải quyết.
Vì ở xa, Toà thánh khó mà hiểu hết sự việc, nên đã ra lệnh nghiêm cấm, nhất là
vào năm 1715 và 1742. Tuy nhiên, ngay từ cuối thế kỷ XVI cũng có những nhà truyền
giáo ra sức nghiên cứu tìm hiểu sâu xa vấn đề. Chẳng hạn như cha Matteo Ricci [34] để
hết tâm sức vào việc học chữ Hán, tập suy tư và sống như người Trung Hoa, không
phải chỉ bề ngoài mà bằng cả tâm hồn, nghiên cứu ngôn ngữ, văn học, triết học
và các phong tục, nghi lễ… cùa Trung Hoa; hơn nữa, Ricci còn viết sách giáo lý,
thiên văn, toán học, triết học, từ điển bằng tiếng Hoa. Ricci đã cố gắng hội nhập,
hay hơn nữa là hoà mình vào văn hoá, xã hội Trung Hoa trong suốt cuộc đời truyền
giáo ở đây, mở đầu cho nhiều nhà truyền giáo khác theo.
Sau đầy chúng tôi bàn về việc Toà thánh Roma
can thiệp bằng cách cấm các nghi lễ tôn kính tổ tiên, Khổng Tử và nhiều nghi lễ
tương tự ở Trung Hoa [35], nhưng
cũng hiểu là ở cả những nước chung quanh, nhiều ít ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa,
như Việt Nam chẳng hạn, mà thời xưa Giáo hội Việt ta quen gọi là cuộc tranh tụng
“lễ phép nước Ngô”.
1. Khởi đầu cuộc tranh tụng:
Năm 1633, bắt đầu châm ngòi cho cuộc tranh tụng
kéo dài ít nhất hơn 100 năm (1633-1742) do hai cha Juan Bautista Moralez, OP,
và Antonio de Santa Maria Caballero, OFM, từ Philippin vào nước Đại Minh. Hai
cha đã chứng kiến ở Mai Dương (huyện lỵ huyện Phước Ninh trong tỉnh Phước Kiến),
các cha DT cho phép giáo hữu Trung Hoa được kính lễ Đức Khổng và người qua đời
như nghi thức người Hoa quen thi hành đối với tổ tiên và các triết gia của họ.
Hai cha nhận thấy giáo hữu Mai Dương làm như
thế là hành vi mê tín dị đoan, nên các ngài lên tiếng phản đối. Do đó năm 1635,
hai cha viết thư cho cha Phó Giám tỉnh DT Trung Hoa là Manuel Dias [36] hỏi
cho ra lẽ, nhưng không nhận được câu trả lời. Hai cha càng phản đối mạnh hơn,
làm cho nhà cầm quyền địa phương nổi giận với các cha Đa Minh và Phanxicô, vì
chống lại phong tục văn hoá trong nước, gây nguy hại cho an ninh trật tự xã hội.
Vì vậy cha Moralez và một cha Đa Minh khác là Francisco Diaz bị tống giam vào
ngục, bị cùm, bị đánh đòn, sau cùng bị ra toà rồi bị trục xuất sang Áo Môn.
Tại Áo Môn, năm 1639 cha Moralez gửi văn thư
cho cha Manuel Dias lúc đó là Giám sát hai tỉnh DT Trung Hoa, Nhật Bản, một
danh sách, yêu cầu cha Dias giải thích tại sao các cha DT đã chấp thuận như vậy;
sau đây là một số câu hỏi:
1. Lý lẽ gì mà các cha DT cho phép giáo
hữu được đóng góp vào đồ cúng tà thần?
2 Tại sao cho phép các quan là người
giáo hữu, cứ hai lần mỗi tháng vào đền tà thần Chin-Hoan bái gối thờ lạy, đầu
chạm tới đất mà dâng hương nhang?
3. Tại sao cho phép các quan và các văn nhân
là người giáo hữu đến Văn miếu dâng của lễ và làm nhiều nghi lễ khác tôn kính
Khổng Tử?
4. Tại sao cho phép giáo hữu được ăn của
cúng, mà theo cảm nghĩ chung của người ngoại đạo, là ăn như thế để kính tà thần
và nhà hiền triết Khổng Tử, thì sẽ được giàu có?
5. Dựa trên nền tảng nào, các cha DT dám
cho phép giáo hữu được tôn kính tổ tiên trong nhà cũng như tại phần mộ và cùng
với người ngoại đạo dâng đồ cúng là thịt, cá, nến sáng và hương nhang; các cha
chỉ đòi buộc những giáo hữu ấy giữ 3 điều: – không được dâng, đốt vàng mã; –
không được tin là hồn người chết hiện diện trong khi cử hành các nghi lễ đó; –
không được cầu khấn gì với người chết?
6. Dựa trên nền tảng nào các cha cho
phép giáo hữu tham dự lễ an táng người ngoại đạo đầy dẫy những mê tín dị đoan,
sặc mùi tà thần?
7. Tại sao cho phép giáo hữu được đốt
nhang nến và bái lạy trước bài vị những người ngoại đạo?
8. Tại sao các cha DT trả lời mập mờ khi
người ta đặt câu hỏi là Khổng Tử có bị án phạt đời đời không?
9. Tại sao các cha DT lại có thể nói rằng,
phải chấp nhận những sự việc như thế như là chấp nhận sự xấu nhỏ hơn, và vẫn
ban phép xá giải cho những ai đã làm những việc ấy?
2. Những quvết đinh đầu tiên của Toà thánh
Vì thấy cha Giám sát DT không trả lời những
câu hỏi trên đây, nên cha Clementê Gan, Giám tỉnh Dòng Đa Minh viết thư cho cha
Giám sát DT yêu cầu cha phải làm sáng tỏ những điểm thắc mắc trên, sau khi đã
bàn hỏi với những người thông thạo vấn đề được chọn ra từ các Dòng tu. Vẫn im lặng!
Vì vậy, bó buộc các cha phải đưa vấn đề gai góc này trình bày cùng Toà thánh.
Hai cha được cử đi, đó là cha Dòng Đa Minh Juan Bautista Moralez và cha Dòng
Phanxicô Antonio de Santa Maria Caballero được các Bề trên phái về Roma. Tại
đây hai cha tâu trình với Toà thánh 17 vấn đề.
Thế là năm 1645 ĐTC Innocentê X ra sắc lệnh cấm
người tín hữu thi hành các nghi lễ cúng bái tổ tiên và đức Khổng Tử. Sắc lệnh
được công bố tại Goa, Manila và Áo Môn. Cha Moralez trở lại Áo Môn, Trung Hoa,
đích thân thông báo cho cha Giám sát DT Dias, nhưng Dias trả lời rằng DT sẽ
trình bày lại với ĐTC rõ ràng hơn.
Năm 1648, cha Francisco Capillas, O.P. chịu tử
đạo vì chống lại việc kính thờ tổ tiên và Đức Khổng Tử.
Tám năm sau, ngày 23-3-1656, Cha Martino
Martini, S.J., sau khi trình bày nghi lễ kính bái tổ tiên với Thánh Bộ Thánh vụ,
ĐTC Alexander VII lại cho phép. Bởi vì, cứ theo trình bày của Martini, người
Trung Hoa hoàn toàn chẳng dâng cúng gì cho Đức Khổng (nihil omnino offerendo),
mà chỉ tỏ bày cách tôn kính như thói thường các môn đệ tôn kính thầy mình; đàng
khác những nghi thức ấy hoàn toàn có tính cách dân sự, không nhuốm màu sắc tôn
giáo. Các giáo sĩ DT hiểu biết được như vậy là nhờ những cuộc tiếp xúc với mọi
giới, đặc biệt giới trí thức Trung Hoa thời đó, chứ không phải chỉ nhìn vào những
hình thức bề ngoài trong việc cúng bái của giới bình dân đôi khi pha trộn màu sắc
mê tín.
Phái “Giăng-sen” (Jansenistes) ở Pháp được dịp
công kích DT hơn nữa, cho rằng DT ở Đông Á tán thành những việc tôn thờ sặc mùi
mê tín, dị đoan của dân ngoại. Pascal, nhà khoa học, cũng là nhà Triết học nổi
tiếng của Pháp, càng mạnh mẽ lên án DT hơn, nên trong Lettres provinciales, thư
thứ 5 đề ngày 20-3- 1658, ông công kích DT nhiều mặt, kể cả vấn đề nghi lễ cúng
bái tổ tiên của Đông Á; Pascal cho rằng, các giáo sĩ DT ở Đàng Trong dám cho
phép giáo hữu thờ tà thần Quan Âm và Đức Khổng Tử với điều kiện giấu ảnh Chúa
Giêsu trong mình mà thầm thĩ kêu xin! Thế là các Giêsu hữu càng bị người ta cho
là những kẻ đạo đức giả hình bằng từ ngữ “jésuitiques”, “Morale des Jésuites”!
Những người tán thành quyết định 1656 của ĐTC
Alexander VII, xem ra giải thích rộng rãi hơn, coi quyết định năm 1645 trước đó
của Đức Innocentê X không còn giá trị. Ngược lại, nhiều người vẫn theo quyết định
của Toà thánh năm 1645, nhất là phái “Giăng-sen” và Đại học Sorbonne. Rõ ràng
là lúc đó xuất hiện hai phái trong Giáo hội về vấn đề tôn kính tổ tiên.
Vậy, sắc lệnh năm 1656 có huỷ bỏ sắc lệnh
1645 không? Cha Juan de Polanco, O.P., một vị thừa sai tông toà (missionnaire
apostolique), xin Thánh Bộ Thánh vụ giải quyết, thì ngày 20-11-1669 Thánh Bộ trả
lời: cả hai sắc lệnh trên đây vẫn hoàn toàn có giá trị và phải được tuân giữ tuỳ
theo các vấn đề, tuỳ theo các hoàn cảnh và tuỳ theo tất cả những gì chứa đựng
trong các nghi vấn được nêu ra.
Từ đó xem ra hai phe phái, nhất là tại Đông Á
có vẻ như cùng hoà hợp nhau hơn, vì nhóm nào cũng thấy sắc lệnh 1645 hay 1656
có giá trị. Hơn nữa, một sự kiện làm hai phái thừa sai ở Trung Hoa ngay từ 1665
đã xích lại gần nhau hơn, vì tất cả thừa sai các Dòng bị giam lỏng cùng một nhà
tại Quảng Châu trong năm năm kể từ 1665, có dịp “rảnh rỗi” trao đổi về nền văn
hoá Trung Hoa và Giáo hội phải thích nghi với văn hoá vùng này.
Nguyên đối với vấn đề kính lễ Đức Khổng và
người quá cố, các vị đồng ý với nhau là, phải tuyệt đối tuân theo những câu trả
lời của Bộ Thánh vụ, tức Bộ Tra vấn, đã được ĐTC Alexander VII chấp thuận năm
1656; vì những câu trả lời ây được dựa trên nền tảng khá chắc chắn này mà chẳng
có gì hiểu trái ngược lại được. Đó là không được đóng cửa việc cứu độ đối với
vô số người Hoa, khi không cho họ bước vào Kitô giáo, chỉ vì cấm họ thi hành những
việc họ có thể làm hợp pháp và với thiện tâm, là những việc nếu họ không thi
hành sẽ gây ra nhiều thiệt hại lớn lao.
3. Quyết định của Đc Maigrot[37]
Đc Charles Maigrot, một vị thừa sai Paris, được
bổ nhiệm làm Gm tông toà Phước Kiến từ 1687, kế vị Đc Pallu, thể theo ý Toà
thánh công bố quyết định “chết người” sau đây [38] (xin ghi lại tóm tắt):
“Theo các Hiến chương và sắc lệnh của Toà
thánh, thì một trong những bổn phận của các Đại diện tông toà là phải lo liệu
cho việc tôn thờ Thiên Chúa và sự tinh tuyền về các phong tục trong những vùng
lớn lao do các ngài chịu trách nhiệm. Vì vậy, tôi truyền lệnh cho mọi thừa sai
cách chung, cũng như từng vị thừa sai cách riêng, trong giáo phận tôi, phải
tuân giữ tất cả những điều sau đây cho đến khi Toà thánh định liệu thể khác:
“Thứ nhất, bởi vì, nếu người ta viết hoặc nói
sang tiếng Hoa các từ Tây phương chỉ cho Thiên Chúa, thì thấy kỳ cục; vậy chúng
ta phải dùng từ Trung Hoa Thiên Chủ là từ đã được sử dụng lâu đời, có nghĩa là:
Chủ của Trời. Nhưng phải loại bỏ hoàn toàn hai từ Thiên và Thượng Đế, dù cho rằng
vẫn có một số người Hoa hiểu hai từ này chỉ cho Thiên Chúa mà người Kitô giáo
thờ lạy.
“Thứ hai, trong bất cứ nhà thờ nào, cũng
không được phép treo tấm hoành phi (bảng treo ngang trong nhà có khắc chữ sơn
son thếp vàng) trên đó viết hai chữ Kính Thiên; nơi nào đã treo, thì hạn trong
2 tháng phải tháo gỡ. Chẳng những thế, mà bất kỳ tấm bảng nào hay những câu thơ
nào trong các nhà thờ có chữ Thiên hay Thượng Đế dù có ý để chỉ cho Thiên Chúa,
cũng phải gỡ bỏ, vì tôi thâm tín rằng những từ đó và đặc biệt từ Kính Thiên có
ý nghĩa tà thần.
“Thứ ba, tôi tuyên bố rầng, trước đây người
ta đã trình bày với ĐTC Alexander VII những điểm tranh cãi giữa các thừa sai,
liên quan tới việc tôn kính tổ tiên và Đức Khổng không đúng với sự việc ở đây,
cho nên không thể dựa vào đó mà bỏ qua những quyết định khác của Toà thánh.
“Thư bốn, tôi cấm các thừa sai không được vì
lý do nào hoặc bằng cách nào, cho phép người tín hữu lãnh nhiệm vụ tế tự, hoặc
các công việc khác của tế tự, cũng chẳng được hiện diện trong các cuộc tế tự
long trọng người ta quen tổ chức hai lần một năm kính nhớ Đức Không và tôn kính
người đã khuất, vì nó đầy dẫy mê tín.
“Thứ năm, tôi hết sức ca tụng những thừa sai
đã nhiệt thành ra lệnh huỷ bỏ trong vùng truyền giáo của mình, những tấm bảng
quen ghi các câu kính nhớ người qua đời.
“Thứ sáu, nhận thấy rằng, người ta đã công
khai viết một số điều gây nguy hại cho những người chất phác, và mở đường cho
mê tín dị đoan, ví dụ:
Nếu người ta hiểu đúng triết học Trung Hoa,
thì triết học này chẳng có gì trái ngược với đức tin Kitô giáo;
Việc Đức Khổng kính lễ các thần, có tính cách
chính trị hơn là tôn giáo;
Sách Kinh dịch là một toát yếu hay một tổng
luận học thuyết trổi vượt về vật lý và luân lý;
“Vậy, tôi cấm tất cả những cách trình bày như
thế hoặc giống như thế trong giáo phận này, vì sai lạc, càn dỡ và gây gương xấu.
“Thứ bảy, yêu cầu các thừa sai lưu ý để các
thầy giáo là người giáo hữu đừng đọc hoặc giải thích các sách Trung Hoa trong
trường học nghiêng về mê tín hay vô thần, mà phải giải thích cách nào cho thấy
một Thiên Chúa cao cả dựng lên trời đất muôn vật”.
4. Đại học Sorbonne lêu án
nghi lễ Trung Hoa
Ngày 18-10-1700, Phân khoa Thần học Sorbonne
cũng lên án việc tôn kính tổ tiên vả Đức Khổng, đặc biệt lên án những quan điểm
sau đây:
– Dân tộc Trung Hoa đã bảo tồn ưên 2000 năm
nay, trước khi Chúa Giêsu ra đời, về nhận thức một Thiên Chúa chân thật và đã
tôn kính Người đến mức có thể làm gương mẫu cho nhiều dân tộc.
– Dân tộc Trung Hoa đã tế lễ Đấng Tạo hoá
trong ngôi Đền cổ kính nhất của thế giới [có lẽ muốn nói về tế Đàn Nam giao].
– Dân tộc Trung Hoa đã sống một nền luân lý
cũng tinh tuyền như Tôn giáo.
5. Sứ thần de Tournon đi Trung
Hoa
Trước hết nên biết rằng, ngày 20-11-1704, ĐTC
Clementê XI [39] ra sắc lệnh chấp thuận những điểm sau
đây do Bộ Thánh vụ công bố:
– Cấm dùng từ ngữ Thiên, Thượng Đế để chỉ cho
Thiên Chúa;
– Cấm trưng bày trong nhà thờ tấm hoành phi
có hai chữ Kính Thiên;
– Cấm làm chủ tế hoặc tham dự lễ tế Đức Khổng
hoặc người quá cố, vì đó là nghi lễ đầy dị đoan;
– Cấm tế Đức Khổng trong ngày một và rằm mỗi
tháng;
– Cấm đặt bài vị trong nhà.
Tuy nhiên, sắc lệnh trên đây chỉ được Sứ thần
Carlo Tommaso Maillard de Tournon công bố tại Nam Kinh ngày 25-1-1707, theo đó
ai không tuân lệnh, tức khắc bị vạ tuyệt thông. Đức cha de Tournon được ĐTC
Clementê XI cử đi Trung Hoa để giải quyết vấn đề nghi lễ Trung Hoa, với những
chức tước: Thượng phụ Giáo chủ Antiocô, Tổng Uỷ viên và Khâm sai Toà thánh ở
Đông Ấn, Trung Hoa và những vương quốc kế cận với quyền hành Đặc sứ Toà thánh
(Patriarche d’Antioche, Commissaire et Visiteur apostolique général dans les
Indes orientales, dans la Chine et autres royaumes adjacents, avec les pouvoirs
de légat à latere)[40]. Sứ thần de Tournon rời châu Âu cuối năm 1704, tới Bắc
Kinh 4-12-1705. Sau khi de Tounon công bố sắc lệnh của ĐTC Clementê XI tại Nam
Kinh (lúc đó vừa được công bố làm Hồng y), thì những thừa sai nào tuân theo sắc
lệnh của ĐTC, bị vua Khang Hy trục xuất khỏi Trung Hoa, trong số này có Đc
Maigrot. Còn các thừa sai dòng Tên, Đc Francis, OFM, Gm Bắc Kinh và Đc Alvare
de Benavente, dòng Augutinh, Gm Quảng Tây, cố gắng giải thích cho giáo hữu và
nhà cầm quyền, hầu tránh gây thiệt hại cho công cuộc truyền giáo bao nhiêu có
thể. Vua Khang Hy cũng ra lệnh trục xuất Sứ thần de Tournon vì đã dám đi ngược
với phong tục Trung Hoa, giao cho người Bồ Đào Nha ở Áo Môn canh giữ. Sứ thần
qua đời ngày 8-6- 1710 trong lúc còn bị quản thúc tại Áo Môn.
6. Hiến chế Ex ilia die năm 1715
Roma càng cương quyết giữ vững lập trường cấm
việc tôn kính tổ tiên theo nghi lễ Trung Hoa. Vì thế ngày 19-3-1715, Đức
Clementê XI công bố Hiến chế Ex ilia die, mục đích là xác minh hơn sắc lệnh năm
1704 và buộc mọi người phải vâng phục hoàn toàn, còn các thừa sai thì phải long
trọng tuyên thệ tuân giữ. Sau đây xin tóm lược những điểm chính của Hiến chế:
1. ĐTC tỏ ra lo âu về tên gọi trong tiếng Hoa
để chỉ cho Thiên Chúa và những nghi lễ của nước đó, mà có người cho là mê tín,
có người cho là được phép thực hiện vì chỉ có tính cách dân sự. Vậy cần phải chấm
dứt các cuộc tranh luận.
2. Ngay từ thời các ĐTC trước đây, như Đức
Innocentê XII (GH 1691-1700), vị tiền nhiệm đã giải quyết, rồi ngày 20- 11-
1704, Ta đã ra sắc lệnh cấm và nay cấm rõ hơn:
– Dùng từ Kính Thiên trên các bức hoành phi
treo ở nhà thờ hoặc nhà tư;
– Cấm tế Đức Khổng và tổ tiên trong các dịp:
thứ nhất, một năm hai lần mặt trời ở chính đường hoàng đạo; thứ hai, khi các
quan lớn nhỏ thi đậu, vào văn miếu cúng tế bái tạ Đức Khổng; thứ ba, đơm cúng
ông bà trong nhà tổ (từ đường); thứ bốn, đơm cúng ông bà trước bài vị (thần chủ),
trong nhà riêng, nơi mồ mả, trước khi mai táng; thứ năm, giữ thần chủ trong
nhà.
1. Ngày 25-9-1710, ĐTC Clementê XI đã ra sắc
công nhận việc Sứ thần de Tournon công bố ngày 25-1-1707 sắc lệnh 1704 tại Nam
Kinh.
2. Buộc mọi thừa sai ở Trung Hoa hoặc ở các
nước lân cận, phải thề theo mẫu ở cuối Hiến chế này. Ai chẳng tuyên thệ, thì “sẽ
bị vạ tuyệt thông dành cho Toà thánh”. Ai chưa thề, thì không được cử hành các
bí tích dù ở trong giáo phận, dù trong”nhà Dòng riêng mình”.
3. Không ai được nói, làm điều gì trái ngước
với Hiến chế nàv, như xin Toà thánh xét lại, hay xin Toà thánh ban rộng ơn… Tóm
lại, không ai được bàn cãi gì nữa; chỉ có việc tuyệt đối tuân phục theo Hiến chế.
4. Sau đây là “bản mẫu lời thề”:
“Tôi là N. thầy cả giảng đạo, do Toà thánh
hay do đấng bề trên tôi bởi phép Toà thánh, sai tôi đi, hay đã định cho tôi làm
các phép cho bổn đạo trong nước N. hay là xứ N., thì tôi sẽ vâng phép Toà thánh
truyền dạy về các lễ phép dối trá nước Trung Hoa trong Hiến chế của ĐTC
Clementê XI, đã lệnh phải tuyên thệ theo mẫu lời thề này. Tôi đă đọc trọn Hiến
chế ấy cách kỹ càng, tôi xin vâng giữ trọn vẹn, cách chính xác, tuyệt đối và bất
khả xâm phạm đúng như Hiến chế dạy, mà chẳng dám thoái thác cách nào. Nếu tôi
không giữ như vậy, thì hễ lần nào tôi lỗi phạm, tôi cam đoan chịu phạt vạ như
Hiến chế qui định. Vậy tôi xin đặt tay trên sách Phúc âm này mà hứa (promitto),
khấn (voveo) và thề (juro). Xin Thiên Chúa cùng sách Phúc âm của Chúa phù hộ
cho tôi”.
Tôi là N., chính tay tôi ký.
1. Truyền dạy phải công bố Hiến chế này.
2. Ban hành tại đền thờ Đức Bà cả ở Roma, đã
đóng dấu ấn ngư Ông (sub annulo Piscatoris) ngày 19 tháng 3 năm 1715 là năm thứ
15 từ khi Ta trị vì Giáo hội.
Tại Đàng Trong, cha G.B. Sanna, SJ., giải
thích Hiến chế trên cách rộng rãi, gần như là phản ứng lại, nên ngày 21-2-1717
đã công bố những điều giáo hữu được làm liên quan tới vấn đề người qua đời, như
chúng tôi đã trình bày ở trên.
Còn Đc Perez-Gm Đại diện tông toà Đàng Trong,
cũng chần chừ công bố Hiến chế 1715 sau khi nhận được Hiến chế vào cuối tháng
11-1716. Đc Perez là người lai Âu Á, không phải lai Pháp, cũng chẳng phải là
thành viên của Hội thừa sai Paris, mặc dù được chính Đc Lambert và mấy cha thừa
sai Paris khác trực tiếp huấn luyện trong Chủng viện thánh Giuse tại Ajuthia.
Lúc đầu Đc Perez rất ngạc nhiên, không tin Hiến chế Ex ilia die là đích thực của
ĐTC Clementê XI. Sau khi biết rõ, Đc vẫn ngại công bố; nhưng do sự thúc ép của
ba cha thừa sai Paris là Heutte, Godefroy[4] và
Sennemand [42] Đc đã chấp thuận cho cha Godefroy dịch
ra tiếng Việt để công bố ở các nhà thờ Đàng Trong.
Ngày 10-7-1717, Đc Perez ra thư luân lưu buộc
giáo hữu tuân theo lệnh Toà thánh, nhưng Đc không dám đóng mộc vào thư vì sợ
chính quyền ĐT cho là đi ngược với phong tục VN. Dưới đây, chúng tôi xin theo bản
Latinh mà chúng tôi đã dịch ra trước đây trong cuốn sách lưu hành nội bộ Dòng
Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773[43] vì không có bản văn gốc chữ Việt:
“Ta là Cha Cả Phanxicô, vít vồ Bugi [giám mục
hiệu toà Bugie], thay mặt Đức Giáo tông ở Đàng Trong, Chiêm Thành và Cao Mên,
xin Đức Chúa Trời ban cho anh chị em bổn đạo được ơn giữ đạo thánh và phần phúc
đơi đời.
“Trên thế gian này hiện có nhiều sự tối tăm,
song ơn Đức Phiritô Sangtô hằng soi chiếu cho chúng ta; vậy kẻ nào đi theo ánh
sáng trên đây, không thể lầm lạc được. Trong nước này có nhiều điều gây ra khó
khăn, rắc rối, song Đức Giáo tông đã xét định mọi việc. Vậy chúng ta phải vâng
lệnh Đức Giáo tông và phải giải định (definire) mọi sự theo lệnh của Người.
“Vì thế trong những ngày đầu năm mới và các
ngày mà bổn đạo quen làm cỗ, thì không được đặt mâm cỗ trên giường thờ tổ tiên;
“Không được tế. Không được phủ phục sát đất
trước giường thờ này;
“Không được làm bồi tế trong các cuộc cúng tế
trên;
“Không được mang cờ gia triau [gia triệu].
“Chúng ta phải tử bỏ mọi thứ mê tín dị đoan;
chẳng những chúng ta không được làm những việc ấy, mà hơn nữa, còn phải xa
tránh những công việc ma quỉ xấu xa, tức là việc thờ tà thần: như là thề thốt
bua ba [vua chúa phạt vạ] là việc làm nhân danh quỉ thần; vậy, hoàn toàn không
được phép làm việc đó.
“Anh chị em thân mến,
“Xin anh chị em hãy tuân giữ cặn kẽ các lời
trên đây, để anh chị em khỏi đi vào đường lầm lạc, là điều bất lợi cho anh chị
em. Tất cả chúng ta dù là thầy cả, hay là bổn đạo, đều phải một lòng một ý vâng
phép Đức Giáo tông; như vậy chúng ta sẽ là những người con ngoan ngoãn của
thánh Ighêrêgia; ai không tuân phép, không phải là con của thánh Ighêrêgia và mất
phần phúc đã hứa ban trên ười.
“Xin Đức Chúa Trời gìn giữ anh chị em khỏi mọi
vết nhơ và che chở anh chị em đời đời.
“ Làm ngày 29 tháng 5 [Đinh Dậu], tức
10-7-1717″.
Chúng ta thấy, ngày 30-10-1717, Đc Phó ĐT là
Marin Labbé, 5 vị thừa sai Paris ở ĐT là Sennemand, Heutte, Flory, Godefroy,
Gouge và linh mục Mauro Trần Thế Lộc người ĐT, cũng tuyên thệ theo bản mẫu Hiến
chế, nhưng không thấy ghi tên Đc Perez, cha Sanna, S.J. hay cha Phanxicô nào. Tại
kinh đô Huế, cha Lorensô (Huỳnh Lâu?) họp chừng 300 giáo hữu trong nhà thờ để
thuyết phục họ phải vâng phục tuân theo Hiến chế[44]. Cha Heutte thì cho rằng,
thư luân lưu của Đc Perez còn “yếu”, chưa nói mạnh mẽ hơn như đáng phải nói
7. Tám điều được phép làm
Hiến chế Ex ilia die vẫn không dập tắt được
các cuộc tranh luận về lễ phép nước Ngô, dù Hiến chế bó buộc các thừa sai phải
tuyên thệ vâng phục, thậm chí còn phạt vạ, nếu dám đi ngược lại với Hiến chế. Ở
Đông Á đã vậy, mà ngay tại Roma vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Những thừa sai
và giáo hữu ủng hộ văn hoá địa phương, càng bỡ ngỡ khi thấy Roma áp đặt một lối
nhìn của phương Tây cho phương Đông có tính cách độc đoán như vậy, thì càng khó
chịu hơn nữa, vì thấy cái nhìn như vậy là “cái nhìn thực dân văn hoá”, dù Roma
không hề có ý đó, mà chỉ nghĩ là để bảo toàn tính tinh tuyền tôn giáo và phong
hoá theo Kitô giáo.
Đứng trước “thảm kịch” đang diễn ra trong
lòng Giáo hội, ĐTC Clementê XI lại phái Đc Carolo-Ambrogio Mezzabarba làm Khâm
sai Toà thánh với chức Đặc Sứ thần (Legatus à latere), đồng thời phong cho ngài
làm Thượng phụ Giáo chủ Alexandria. Sứ thần Mezzabarba lên tàu tại Lisbõa ngày
23-3- 1720, đặt chân lên Áo Môn ngày 20-9-1720, vào Quảng Châu ngày 11-10, lên
Bắc Kinh triều yết Hoàng đế Khang Hy. Trở lại Áo Môn, Sứ thần công bố ngày
4-11-1721 Tám điều được phép làm (Octo permissiones) [45], miễn là phải coi những việc đó
thuôc nghi lẽ dân sư. không có tính cách tôn giáo, và phải tránh mọi hình thức
dị đoan:
1. Được giữ Thần chủ trong nhà;
2. Được làm các nghi lễ đối với người qua đời;
3. Được kính lễ Đức Khổng và giữ mục vị (bài
vị) của Ngài;
4. Được dâng hương nến trong lễ an táng;
5. Được lạy trước Thần chủ, trước quan tài
hay trước thi hài người chết;
6. Được cúng đồ ăn, hoa quả trước quan tài,
khi ở đó có đặt Thần chủ;
7. Được phép khấu đầu (bái đầu sát mặt đất)
trước Thần chủ trong ngày đầu năm và các lễ tiết khác quanh năm;
8. Được thắp nhang nến, cùng dâng cúng đồ ăn
trước Thần chủ, mồ mả.
Khi cử hành các nghi lễ nói trong số 1,3,4,6,
thì phải viết mấy chữ đặt bên cạnh, hầu giải thích việc mình làm chỉ có tính
cách hiếu thảo, dân sự, không hề mang ý nghĩa tôn giáo.
Sứ thần Mezzabarba muốn đưa ra một lối nhìn cởi
mở, tôn trọng các nền văn hoá, nhìn sự việc theo đúng ý nghĩa của nó, nên đã
công bố những điều trên. Ngay khi vừa tới Áo Môn ngày 20-9-1720, Sứ thần đã giải
vạ cho Đức Gm Áo Môn và cho cha José Monteiro, Giám tỉnh DT Phụ tỉnh Trung Hoa,
vì cả hai đã bị vạ tuyệt thông do không tuân lệnh Hiến chế Ex ilia die.
Tám điều được phép làm vẫn chưa giải quyết
xong vấn đề: được lòng phương Đông thì lại mất lòng phương Tây! Quả thật, chính
Roma do bị nhiều phía thúc ép, không chấp thuận việc làm của Sứ thần. Vì thế,
ngày 26-9-1735, ĐTC Clementê XII ra đoản sắc Apostolicae sollicitudinis hủv bỏ
hai bức thư muc vu của Đc Francis, OFM, Đại diện tông toà Bắc Kinh (Đc qua đời
vài ngày trước khi ĐTC ra đoản sắc. Nội dung của hai bức thư này là tuyên bô
Tám điều được phép làm, để giáo hữu an tâm mà thực hành. Nhưng đoản sắc trên
đây lên án Tám điều được phép làm là “hoàn toàn vô giá trị, bất thành sự và phải
được huỷ bỏ” (penitus et omnino nulla, invalida et irrita) [46].
Ở Đàng Trong, Đc Elzéar-Franẹois des Achards
de La Baume, Gm hiệu tòa Halicarnasse, sinh năm 1679 tại Avignon, được Toà
thánh cử làm Kinh lý tông toà (Visiteur apostolique), thay mặt Toà thánh giải
quyết các cuộc tranh chấp về vùng hoat đông của các nhóm thừa sai, đồng thời
lênh cho giáo đoàn nàv phải tuân theo Hiến chế Ex ilia die và không đươc làm
theo Tám điều đươc phép Đc Mezzabarba đã công bố.
Đc La Baume tới Áo Môn 15-7-1738, thì bị Thống
đốc bán đảo này giam lỏng mấy ngày, vì chưa có phép vua Bồ Đào Nha để tới đây;
may nhờ có cha Giám tỉnh DT can thiệp với Thống đốc, nên mới được tự do. Sau một
tuần lễ phải dừng tại Áo Môn, lại gặp “tai nạn” bị quản thúc mấy ngày, Đc La
Baume và phái đoàn vội vàng rút lui khỏi Áo Môn, vào Quảng Châu, thuê ghe thuyền
của người Hoa chở đi Đàng Trong, mãi đến 30- 4 – 1739 mới có mặt tại Hội An,
nhưng bị ngã bệnh, từ trần tại Phủ Cam trong khoảng từ 15g-16g ngày 2-4-1741,
nhằm chính ngày lễ Phục sinh, khi chưa hoàn thành cuộc kinh lý[47].
8. Hiến chế Ex quo sinsulari năm 1742
Hơn 100 năm sau kể từ khi Toà thánh lần đầu
tiên, năm 1645, chính thức cấm nghi lễ Trung Hoa, tình hình vẫn chưa ổn; nên
ngày 11-7-1742, ĐTC Bênêđitô XIV[48] phải
công bố Hiến chế Ex quo singulari providential [49]
Hiến
chế gồm 30 số, nhắc lại tất cả những chỉ thị, sắc lệnh, Hiến chế của Toà thánh
từ 1645 đến 1735 về vấn đề nghi lễ Trung Hoa và phi bác Tám điều được phép làm
do Đc Mezzabarba công bố năm 1721, đồng thời công bố bản mẫu lời thề mới cho
các thừa sai (giống như trong Hiến chế Ex ilia die), chỉ ghi thêm một điều là
thề không áp dụng những gì Đc Mezzabarba đã cho phép làm năm 1721.
Hiến
chế long trọng ghi lại là vấn đề đã được 7 ĐTC giải quyết từ 1645 đến 1742:
-1645:
Innocentê X;
-1656:
Alexander XII;
-1669:
Clementê IX;
-trước
1700, Innocentê XII;
-1704,
1710, 1715: Clementê XI;
-1735:
Clementê XII;
-1742:
Bênêđitô XIV.
Sau
Hiến chế Ex quo singulari, ngày 26-11-1744 ĐTC Bênêđitô XIV cử Đc Hilario Costa
(Đức Thầy Hy), người Ý, Dòng Augutinh, Gm Đại diện tông toà Đông ký từ năm
1735, làm Khâm sai Toà thánh ở Đàng Trong. Đức Khâm sai vào ĐT từ 5-1747, công
bố Hiến chế Ex quo sineulari và giải quvết những tranh chấp còn lai giữa các
nhóm thừa sai Paris. DT. Phanxicô. Barnabê…
Dưới
đây, chúng tôi xin ghi lại một bản lời thề ngày 16-8- 1750 tại Kẻ Vĩnh của cha
Phan-chi-cô [tên là Thân?], người Đàng Ngoài, thuộc giáo phận Tây ký, thời Đc
Néez. Nguyên bản bằng chữ Nôm của luật sư Giuse Nguyễn Đức Quý (qua đời
6-3-2004), được phiên dịch sang chữ Quốc ngữ như sau:
“Tôi
là Phan-chi-cô Sa-xê-do-tê [linh mục, phiên âm từ Bồ Đào Nha sacerdote] Đàng
Ngoài, các điều Toà thánh đã phán, quyết đoán về những thói lễ phép Đại Minh
trong vu-la [bulla] Đức Thánh Pha-pha Kê-lê-men-tê thứ mười một đã ra về sự ấy
và Người dạy phải thề, thì tôi đã đọc và biết tỏ tường, cùng dốc lòng giữ cứ
như vậy cho kỹ, cho lọn, cho chắc, chẳng dám lấy chước móc nào cho khỏi vâng. Vả
lại, có khi nào tôi phải coi sóc những bổn đạo nào về phần linh hồn cách nào mặc
lòng, thì tôi sẽ làm hết sức cho kẻ ấy vâng cứ như vậy nữa. Sau nữa, tôi cũng sẽ
làm hết sức mà can chẳng có khi nào dám chịu cho các bổn đạo ấy giữ và làm những
thói lễ phép Đại Minh Đức Thầy A-tri-a-ca A-lê-xan-di-nô [Thượng phụ Giáo chủ
Alexandria, tức là Đc Mezzabarba] đã tha phép cho bổn đạo giữ trong thư dụ Người
đã viết ở thành Ma-cao, ngày mồng bổn tháng mười một nước người [dương lịch],
năm từ Đức Chúa Giê-su ra đời là một nghìn bảy trăm hai mươi mốt, là những sự Đức
Thánh Pha-pha Biên-tô thứ mười bốn [Bênêđitô XIV, phiên âm từ Bồ Đào Nha Bento]
đã cấm rồi. Bằng tôi chẳng có vâng cứ như vậy, thì tôi xin chịu phạt, cùng tôi
biết mình đã mắc phải các vạ đã đoán phạt trong hai vu-la ấy. Vậy tôi đá đến
sách E-van-giê-li-ô, tôi đã hứa, khấn, cùng thề sẽ cứ như vậy. Tôi xin Đức Chúa
Trời cùng thánh E-van-giê-li-ô này vâng hộ cho tôi như vậy.
“Tôi
là Phan-chi-cô, chính tay tôi ký”.
Bên
cạnh bản lời thề trên đây bằng chữ Nôm, Đc Néez, Gm giáo phận Tây Ký (Hà Nội)
đã viết mấy lời bằng tiếng Latinh xác nhận lời thề này tại làng Kẻ Vĩnh ngày
16-8-1750.
Ở
VN cũng như ở Trung Hoa, người Công giáo đều phải hoàn toàn vâng phục Hiến chế
1742, không ai được viện bất cứ lý do gì để tranh luận nữa. Qua 187 năm sau đó,
tức 8-12-1939 T.Bộ Truyền giáo mới công bố Huấn thị Plane compertum est, sau
khi đã trình bày với ĐTC Piô XII, cho phép Giáo hội ở Trung Hoa và tại các nước
lân cận được phép cúng giỗ tổ tiên… theo phong tục dân sự địa phương. Riêng ở
VN, sau khi được Toà thánh chấp thuận, ngày 14-6-1965 Hội đồng Giám mục VN công
bố tại Đà Lạt một Thông cáo cho phép cúng gìỗ… mà chúng tôi xin ghi lại chi tiết
hơn ngay phần sau: Tháo gỡ nghi lễ tôn kính tổ tiên.
IV. Tháo gỡ nghi lễ tôn kính tố tiên [50]
Nếu tính từ năm Toà thánh bắt đầu chính thức
lên tiếng cấm việc tôn kính tổ tiên năm 1645 đến năm 1939, thời gian kéo dài tới
3 thế kỷ (294 năm) vấn đề lễ phép nước Ngô mới được ĐTC Piô XII tháo gỡ. Nhưng,
công việc tháo gỡ này bắt đầu thực hiện tại Mãn Châu Quốc (Mandchoukouo), rồi đến
Nhật Bản, sau đó mới đến Trung Quốc và những nước lân cận có nền văn hoá tương
tự. Riêng tại Giáo hội Việt Nam phải chờ đến ngày 14-6-1965 mới được áp dụng Huấn
thị trên. Chúng tôi xin chia ra 2 phần:
1. Huấn thị Plane compertum est
Trước khi Plane compertum est ra đời, việc
tháo gỡ dần dần diễn ra tại hai nước Mãn Châu Quốc và Nhật Bản như sau:
a. Tại Mãn Châu Quốc [51]
Ngày 5-3 1935, Giám đốc Nha Tôn giáo thuộc Bộ
Quốc gia Giáo dục của Mãn Châu Quốc, trả lời cho Đức cha Gaspais, Giám mục Đại
diện tông toà Thẩm Dương (Shenyang) về các câu hỏi của Đức cha, liên quan tới
nghi lễ tôn kính Đức Khổng Tử. Theo lời ông Giám đốc: “đó chỉ là cách bày tỏ ra
bên ngoài lòng tôn kính Đức Khổng, không có tính cách gì là tôn giáo”.
Sau đó, ngày 25-3-1935, Đức cha Gaspais gửi về
Bộ Truyền giáo để Toà thánh biết vấn đề trên, và luôn cả vấn đề cúng lạy người
chết mà các vị Bản quyền ở Mãn Châu Quốc (khoảng 10 giáo phận) đã đề ra, để Toà
thánh rõ. Hai tháng sau, 28-5-1935, Bộ Truyền giáo trả lời cho Đức cha Gaspais
như sau:
– Các đấng Bản quyền ở Mãn Châu Quốc phải
công bố thư trả lời ngày 5-3-1935 của Nha Tôn giáo hầu tránh mọi gương mù về
các nghi lễ kính Đức Khổng “tuyệt nhiên không mang tính cách tôn giáo”.
– Các vị Bản quyền phải ra chỉ thị hướng dẫn
giáo hữu về vấn đề trên.
– Các linh lục đã tuyên thệ về vấn đề nghi điển
Trung Hoa, phải lưu ý những chỉ dạy của các đấng Bản quyền tại Mãn Châu Quốc, hầu
tránh mọi rắc rối.
Thư này do Bộ trưởng T. Bộ Truyền giáo, Hồng
y Pietro Fumasoni Biondi, và vị Thư ký của Thánh Bộ là Tổng Giám mục Carlo
Salotti gửi cho Khâm sứ Gaspais.
b. Tại Nhật Bản
Ngày 22-9-1932, Đức Tổng Gm Tokyo gửi một vãn
thư lên Bộ Quốc gia Giáo dục Nhật Bản, xin Bộ trả lời ý kiến sau đây Chúng tôi
có thể chắc chắn là người ta buộc học sinh tham dự các nghi lễ như thế [viếng đền
Jinja …] chỉ là vì lý do yêu nước, chứ không có tính cách tôn giáo”? Sau đó vị
Thứ trưởng Bộ Giáo dục trả lời: “Việc kính viếng các đền quốc gia, như đền
Jinja, đều bắt buộc theo chương trình giáo dục đối với sinh viên các trường cao
đẳng, trường trung học và tiểu học. Trong vấn đề này, các sinh viên, học sinh
phải kính bái với mục đích tỏ bày lòng yêu nước và trung thành. Ở đây hoàn toàn
chỉ mang ý nghĩa dân sự như Bộ Giáo dục đã công bố ngày 3-8-1932, đồng thời cấm
việc giáo dục tôn giáo và các nghi lễ tôn giáo diễn ra trong các trường công lập
cũng như trong các trường bị chi phối bởi các chương trình học vấn chung trong
nước”.
Ngày 26-5-1936, Bộ Truyền giáo cũng gửi một
văn thư cho Khâm sứ Toà thánh tại Nhật, chủ yếu là nhắc đến nghĩa vụ người Công
giáo yêu Tổ quốc, thì phải tôn trọng các nghi lễ đối với hoàng gia, người qua đời,
miễn là những nghi lễ ấy có tính cách dân sự.
c. Tại Trung Hoa
Ngày 8-12-1939, Bộ Truyền giáo đã công bố Huấn
thị Plane compertum est sau cuộc triều yết ĐTC Piô XII ngày 7-12- 1939. Chúng
tôi xin dịch từ bản Pháp văn toàn bộ Huấn thị trên [52]
“Rõ ràng là tại Cực Đông xưa kia có một số
nghi lễ (ceremonies) gắn liền với nghi điển (rites) ngoại giáo, nay vì những biến
đổi theo thời gian về các phong tục và ý tưởng, nên nó chỉ còn mang ý nghĩa dân
sự, để tỏ lòng tôn kính tổ tiên, yêu mến tổ quốc và vì lịch sự trong các tương
quan xã hội.
“Năm 1935 và 1936, với sự chấp thuận của ĐTC
Piô XI [53],
Thánh Bộ Truyền giáo, dựa theo điều khoản 22 giáo luật[54], đã ban cho các đấng
Bản quyền Mãn Châu và đế quốc Nhật (empire japonais) những nguyên tắc mới trong
việc hướng dẫn cho thích hợp hơn với những điều kiện hiện tại.
“Vừa rồi đây, các Đức Hồng y T. Bộ Truyền
giáo trong phiên họp toàn thể ngày 4-12-1939, đã xem xét vấn đề: nên chăng dùng
phương pháp tương tự cho các xứ khác mà thời gian đã mang lại sự thay đổi y hệt.
“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những lý lẽ nghịch,
thuận, và hỏi ý kiến các nhân vật thông thạo, các Đức Hồng y đã quyết định đưa
ra những tuyên bố sau đây:
“1. Xét rằng, nhiều lần chính phủ Trung Hoa
đã tuyên bố cách minh nhiên là để mỗi người được tự do lựa chọn tôn giáo, và
chính phủ cũng chẳng cần đặt ra những đạo luật và chỉ dụ về vấn đề tôn giáo, và
bởi thế các nghi lễ do nhà cầm quyền thi hành để kính Đức Khổng Tử, không có mục
đích tế tự tôn giáo (culte religieux), nhưng chỉ là để tôn kính một nhân vật
cao quý theo cách tôn trọng phải làm như tập tục tiền nhân, nên người Công giáo
được phép (il est licite) tham dự các nghi lễ kính Đức Khổng, trước hình ảnh hoặc
bài vị mang tên Ngài trong các văn miếu hay trường học.
“2. Vậy không còn là trái phép (illicite), nhất
là khi nhà chức trách truyền lệnh trưng bày hoặc cúi đầu chào hình ảnh hay bài
vị mang tên Đức Khổng trong các trường học Công giáo, nếu sợ gây ra gương mù,
thì người Công giáo nên cẩn thận tuyên bố về lòng ngay thẳng của mình khi làm cử
chỉ đó.
“3. Nhân viên và học sinh các trường Công
giáo, nếu có lệnh ban cho họ, thì đừng từ khước dự (assister) các nghi lễ công
cộng, mặc dù bên ngoài có thể coi là nhuốm màu dị đoan, miễn là – theo đúng
giáo luật điều khoản 1258 [55] – họ thi hành cách thụ động với ý tưởng duy nhất
là để tôn kính theo nghi lễ hoàn toàn dân sự. Để tránh mọi hiểu lầm về cử chỉ của
họ, họ sẽ tuuyên bố về ý hướng của họ mỗi khi xét là cần.
“4. Phải coi là được phép (licites) và xứng hợp
(convenables) tất cả những [cử chỉ] cúi đầu và những biểu lộ khác có tính cách
tôn trọng dân sự trước những người quá cố hay hình ảnh và bài vị mang tên họ.
“Đàng khác, các Đức Hồng y nhận thấy lời thề
về nghi điển Trung Hoa do ĐTC Bênêđitô XIV truyền dạy trong hiến chế Ex quo
singulari ngày 11-7-1742 cho tất cả các linh mục trong đế quốc Trung Hoa và các
tỉnh lân cận hoặc tiếp giáp (et les provinces proches et limitrophes) không còn
hợp với các nguyên tắc hướng dẫn mà Bộ Truyền giáo mới công bố. Vả lại, ngày
nay lời tuyên thệ đó như phương thế kỷ luật, trở nên tuyệt đối dư thừa, bởi vì
thực tế các cuộc tranh luận xưa về nghi điển Trung Hoa đã chấm dứt như mọi người
biết, và các thừa sai cũng như các linh mục khác chẳng còn bị bó buộc phải
tuyên thệ để vâng phục mau mắn với tình con thảo đối với Toà thánh. [Vậy, các Đức
Hồng y] quyết định bãi bỏ lời thề đó ở tất cả nơi nào còn thi hành, hoặc ở
Trung Hoa, hoặc các nơi khác. Dĩ nhiên, tất cả các chỉ dạy khác của ĐTC
Bênêđitô XIV vẫn còn giá trị, nếu chưa được thay đổi do các huấn thị mới đây,
và đặc biệt là còn cấm tranh tụng về các vấn đề nghi điển Trung Hoa.
“Trong cuộc triều yết ngày 7-12-1939, những
quyết định của các Hồng y đã được đệ trình lên ĐTC Piô XII [56] do Đức Hồng y Bộ
trưởng Bộ Truyền giáo cùng với chữ ký của ngài; ĐTC đã chấp thuận hoàn toàn và
đã phê chuẩn.
“Ban hành tại Thánh Bộ Truyền giáo, Roma,
ngày 8-12- 1939, ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm.
“Hồng y Phêrô Fumasoni Biondi, Bộ Trưởng
Thánh Bộ Truyền giáo
“Thư ký Celsus Costantini, Tổng Gm hiệu toà
Theodos”.
Như chúng ta biết, khi cấm các nghi lễ tôn
kính tổ tiên, các ĐTC công bố long trọng bằng Hiến chế (Constitutio), như Ex
ilia die năm 1715, Ex quo singulari năm 1742; nhưng khi cho phép thi hành năm
1939, thì chỉ qua một Huấn thị (Instructio) và do Bộ trưởng T.Bộ Truyền giáo
sau khi lĩnh ý ĐTC Piô XII.
Sau khi Huấn thị Plane compertum est ra đời, ngày 17-12- 1939 báo Osservatore Romano
có một bài nhan đề Les honneurs rendus à Confucius et aux defunts en
Chine:
“Chẳng ai không biết rằng lòng hiếu thảo luôn
luôn được giảng dạy và thực hành trong những miền rộng lớn bao la này [Trung
Hoa và các nước lân cận]. Và chúng ta cũng biết lòng hiếu thảo này phải được hiểu
theo nghĩa rộng nhất của nó, đó là phải hiếu thảo không những đối với cha mẹ,
nhưng còn phải có đối với tất cả những ai một cách nào đó thay quyền cha mẹ. Đối
với người Hoa, một viên quan rõ ràng là “cha mẹ” của dân. Chính Hoàng đế cũng
là gia trưởng của cả dân tộc. Tinh thần gia tộc đã ăn sâu vào tâm hồn người
Hoa, nên họ coi toàn thể đất nước mình là một gia đình. Và đối với người Kitô hữu,
một linh mục rõ ràng là “người cha theo tinh thần”.
“Đàng khác, những biểu lộ các tâm tình này đều
theo cảm tính của người Đông phương, nhưng đối với cái nhìn của một người Tây
phương không biết cũng chẳng hiểu cái tâm lý này, thì xem ra họ có lý mà cho rằng
những biểu lộ ấy có vẻ kỳ quặc, lạ đời, hơn nữa dị đoan. Tại Trung Hoa, đặc biệt
Trung Hoa xưa, và ngay cả trong những năm gần đây, việc quỳ cả hai gối và sấp
mình đầu chạm tới đất, là một hành vi tôn trọng năng đươc thực hiện. Người ngoại
giáo quỳ lạy trước mặt quan, người Kitô hữu quỳ lạy trước mặt linh mục, ấy là
chưa nói tới những nghi lễ cử hành trước mặt Hoàng đế và ngay cả trước ngai để
trống của Ngài. Càng khẩn xin điều gì quan trọng, thì càng lạy sâu và lặp lại
nhiều lần hơn.
“Một điều kỳ lạ là, đối với người Tây phương,
tất cả những cử chỉ trên đây biểu lộ với những người còn sống , thì lại không bị
coi là dị đoan. Theo não trạng người Âu châu, những biểu lộ ấy chỉ dị đoan đối
với người chết. Chính ở cái điểm này người Tây phương phải tập thấm nhập với những
tâm cảm của người Đông phương, đồng thời phải lưu ý tới sự tiến triển thế tục
(évolution laique) diễn ra trong não trạng của họ, mới hiểu được cách thế hành
động của họ. Đối vối người Hoa hay người Nhật, lòng hiếu thảo không chấm dứt
sau sự qua đời của cha mẹ hay những ai thay mặt cha mẹ.
“Theo
Khổng Tử, sự hoàn thiện của nhân đức này hệ tại ở việc phục vụ người quá cố như
đã phục vụ họ khi còn sống, và phải phục vụ người qua đời như thể họ đang sống
trên đời này. Hiện thời, một người con hiếu thảo là người quỳ lạy trước mặt cha
mẹ mà dâng của ăn cho các ngài. Cử chỉ này cũng như các cử chỉ tương tự đều do
lòng hiếu thảo mà ra, cần phải được thực hiện và phải được nhấn mạnh hơn nữa
khi cha mẹ đã sang cuộc đời bên kia, dù con cái biết rõ rằng hồn người chết chẳng
cần gì những thứ đó.
“Người ta có thể nói được rằng, những gì đối
với cha mẹ thì phần nào cũng giống như vậy đối với người khác khi họ qua đời.
Người Đông phương không lưu tâm đến những sự khác biệt trong cùng một cử chỉ
(quỳ, lạy sát đất, dâng của ăn, v.v…) đối với người sống và người chết. Vì thế,
đối với não trạng của người Đông phương, sự khác biệt ấy là điều kỳ quặc và phi
lý. Cho nên, đối với người Đông phương, đó không phải là hành vi tôn giáo,
nhưng chỉ là hành vi hiếu thảo hay đơn giản là lịch sự”.
2. Thông cáo của Hội Đồng giám mục Việt nam
Theo lời đề nghị của Hội đồng Giám mục Việt
Nam (thực tế là Miền Nam Việt Nam), Tòa thánh, qua Bộ Truyền giáo, đã chấp thuận
ngày 20-10-1964, đề nghị của hàng Giám mục VN xin áp dụng Huấn thị Plane
compertum est, rồi ngày 14-6-1965 Hội đồng Giám mục VN đã ra thông cáo về việc
tôn kính tổ tiên.
Nhưng người ta có thể hỏi, tại sao Huấn thị
trên được công bố từ năm 1939, mà mãi đến 26 năm sau Giáo hội VN mới đem ra áp
dụng? Chúng tôi nghĩ, vì mấy lý do chính sau đây:
– Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 và
những hậu quả kinh hoàng của nó;
– Từ năm 1945, VN vẫn là một đất nước chiến
tranh, kéo dài đến 1975;
– Công đồng Vatican II thổi một luồng gió mới
vào Giáo hội.
Đến khi Hội đồng Giám mục VN ra thông cáo
ngày 14-6- 1965, không phải là toàn thể Giáo hội VN áp dụng thông cáo ngay, bởi
vì một số người đã quá quen thuộc với kiểu cách trước đây, hiểu biết giáo lý
chưa đủ, không thông suốt lịch sử Giáo hội toàn cầu cũng như Giáo hội và xã hội
VN, v.v… nên lúc đầu cũng có một số người, một số nơi chưa cảm thấy cần thiết.
Sau đây là bản văn Thông cáo của Hội đồng
Giám mục Việt Nam (chúng tôi xin trưng dẫn nguyên văn, kể cả mặt chính tả):
Thông cáo [57] của Hội-đồng
Giám-mục Việt-Nam về việc tôn-kính tổ-tiên và các bậc anh-hùng liệt-sĩ
Ngày 20-10-1964, Toà thánh, qua Bộ Truyền
giáo, đã chấp thuận đề nghị của Hàng Giám mục Việt-nam xin áp dụng Huấn- thị
Plane compertum est (8-12-1939), về việc tôn kinh Tổ-tiên và các bậc Anh-hùng
liệt sĩ, cho giáo dân Việt-nam.
Đề hiểu rõ tinh thần Giáo-hội trong việc chấp
thuận này, và để có những chỉ thị hướng dẫn trong khi áp dụng, Hội đồng Giám-mục
muốn nêu lên mấy điểm sau đây:
I. Giáo-hội Công-giáo đối với nền Văn-hóa và
Truyền- thống các Dân tộc.
1. Giáo-hội
Chúa Ky-tô bao giờ cũng tha thiết thực hiện mệnh lệnh Đấng sáng lập, để hiện diện
khắp nơi và tuyên giảng Phúc-âm cho mọi người, cố gắng đầu tiên của Giáo-hội là
giúp sao cho con người được nên hình ảnh đích thực của Thiên Chúa và được trung
thực với sứ mệnh Ky-tô hữu của mình, để đạt cứu cánh sau hết là hạnh phúc đời đời.
Công trình đó được thực hiện trong nội khảm của mỗi cá nhân. Nhưng nó có vang
âm đến toàn-diện cuộc đời và trong mỗi khu vực sinh hoạt của con người (Đức Piô
XII: Huấn-dụ tại Cơ-mật-viện, ngày 20-2-1946).
2. Mặt
khác từ nguyên-thủy cho đến ngày nay, Giáo-hội Công giáo vẫn tuân theo tiêu chuẩn
Phúc Âm, theo đó, Giáo hội không hủy bỏ hay dập tắt những giá trị thiện hảo,
liêm chính, chân thành của các dân tộc. Âu cũng vì bản tính nhân loại, dù còn
mang dấu vết sa ngã của tội Tổ tông, song vẫn giữ trong nội tâm căn bản tự
nhiên mà ánh sáng và ân sủng Thiên Chúa có thể soi chiếu, dinh dưỡng và nâng
lên tới một mức độ đức hạnh, một nếp sống siêu nhiên đích thực. Cũng vì vậy mà
Giáo hội không bao giờ miệt thị, khinh chê tư tưởng cũng như nghệ thuật hoặc
văn-hóa của người không công giáo. Trái lại, Giáo hội đã từng góp phần thanh
luyện hoặc bổ túc để đi đến chỗ hoàn hảo. Trải qua các thế kỷ, Giáo-hội đã
thánh hoá những phong tục cũng như những truyền thống chân chính cuả các dân tộc.
Giáo hội cũng đã nhiều lần đem lễ nghi của miền này xứ nọ sáp nhập vào nền Phụng
vụ của mình, – sau khi đã tu chỉnh cả tinh thẩn lẫn hình thức – để ghì nhớ mầu
nhiệm hoặc để tôn kính các bậc Thánh nhân hay các vị Tử-đạo (Đức Piô XII: Thông
điệp Evangelii praecones, 2-6-1951; Đức Gioan XXIII trích dẫn tư tưởng này
trong Thông điệp Princeps Pastorum, 28-11-1959).
3. Đối với các Tôn giáo khác, Giáo hội Công
giáo cũng chủ trương một lập trường rõ rệt. Dĩ nhiên Giáo hội không thể tham dự
vào các nghi lễ của các Tôn giáo khác, hoặc coi Tôn giáo nào cũng như Tôn giáo
nào, và lãnh đạm để mặc ai muốn hay không muốn tìm xem Thiên Chúa có mặc khải một
đạo không sai lầm, trong đó Thiên Chúa được nhận biết, kính mến và phụng thờ.
Tuy nhiên, Giáo hội không từ chối công nhận một cách kính cẩn những giá trị
tinh thần và luân lý của các Tôn giáo khác (Đức Phaolô VI, Thông điệp Ecclesiam
suam, 6-8-64). Giáo hội không phủ nhận điều gì vốn là chân lý và thánh thiện của
bất cứ tôn giáo nào. Giáo hội luôn rao truyền Đức Kytô là “đường đi, là chân lý
và là nguồn sống” và trong Đức Kytô, Thiên Chúa làm hoà với muôn vật. Tuy nhiên
Giáo hội thành tâm và lưu ý cứu xét những hành động và sinh hoạt, những luật
pháp và lý thuyết của các Tôn giáo khác tuy có sai biệt với những điểm Giáo hội
đề ra, song vẫn mang lại một tia sáng nào của chính cái Chân lý hằng soi sáng mọi
người. Vì thế, Giáo hội khuyên giục con cái mình tuy vẫn phải giữ Đức Tin Công
giáo tuyền vẹn, nhưng phải làm thế nào để nắm giữ và phát triển những của cải
thiêng liêng, luân lý và những giá trị xã hội, văn hóa, gặp được trong các tôn
giáo khác, nhờ những buổi hội thảo, sự học hỏi và sự cộng tác với các tín đồ của
các Tôn giáo này (Công đồng Vatican II, khoá III: Giáo hội và các Tôn giáo
ngoài Kytô giáo, ngày 20-11-1964).
Chính lập trường đó của Giáo hội được đúc kết
trong tư tưởng của các Đức Giáo Hoàng và trong đệ nhị Công đồng Vatican, đã giải
thích lý do của quyết định Toà Thánh, khi cho áp dụng Huấn thị Plane compertum
est tại Việt Nam ngày nay. Và cũng chiếu theo tinh thần đó, các Giám mục Hội
nghị tại Đà Lạt trong những ngày 13,14-6-1965 đã cho công bố bản Thông cáo này.
2. Thể thức áp dụng Huấn-thị Plane compertum
est
1. Nhiều hành vi cử chỉ xưa kia, tại Việt
Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm
tình, tập quán, đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ
lòng hiếu thảo tôn kính đối với Tổ-Tiên và các bậc Anh- hùng liệt sĩ. Những cử
chỉ, thái độ, nghi lễ, có tính cách thế tục, lịch sự, và xã giao đó, Giáo hội
Công giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được
diễn tả bằng các cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.
Vi thế, những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự
nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng, là để tỏ tinh thần ái quốc,
lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm Tổ Tiên và các bậc Anh hùng liệt sĩ
(như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức
ngày kỵ, giỗ…) thì được thi hành và tham dự cách chủ-động.
2. Trái lại, vì nghĩa vụ bảo vệ cho Đức tin
Công giáo được tinh tuyền, Giáo hội không thề chấp nhận cho người giáo hữu có
những hành vi cử chỉ, hoặc tự nó, hoặc do hoàn cảnh, có tính cách tôn giáo trái
với giáo lý mình dạy.
Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo
không phù hợp với giáo lý Công giáo (như bất cứ lễ nghi nào biểu lộ lòng tùng
phục và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo như là đối với Thiên Chúa),
hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử hành ở những nơi dành
riêng cho việc tế tự… thì giáo hữu không được thi hành và tham dự. Trong trường
hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện diện một cách thụ động, như đã ấn định trong Giáo
luật, khoản 1258.
3. Đối với những việc mà không rõ là thế tục
hay tôn giáo, thì phải dựa theo nguyên tắc này, là nếu những hành vi đó theo dư
luận dân chúng địa phương không coi như sự tuyền xưng tín ngưỡng của một tôn
giáo (ngoài Kytô giáo), mà chỉ biểu lộ một tâm tình tự nhiên, thì được coi như
không trái với Đức tin Công giáo, nên được thi hành và tham dự. Trong trường hợp
chưa hết nghi nan, thì có thể hành động theo tiếng lương tâm lúc ẩy: nếu cần,
thì phải giải thích chủ ý của mình một cách khéo léo, hợp cảnh, hợp thời. Sự
tham dự cũng chỉ được có tính cách thụ-động.
Đó là những nguyên-tắc chung, giáo hữu cần phải
dựa vào mà xét đoán theo lương tâm và hoàn cảnh. Trong trường hợp hồ nghi, mọi
người liên hệ không được theo ý riêng mình, mà sẽ phán đoán theo chỉ thị của
Tòa thánh và bàn hỏi với các Giáo sĩ thành thạo.
Yêu cẩu quý Cha phổ biến rộng rãi và giải
thích tường tận Thông cáo này không những trong các nhà thờ mà cả mỗi khi có dịp,
không những cho anh em giáo hữu mà cả cho người những ngoài Công giáo. Các vị
phụ-trách Công-giáo tiến-hành cũng phải lấy Thông-cáo này làm đề-tài học-tập
cho các Hội-đoàn trong các buổi hội họp và các khoá Huấn-luyện.
Làm tại Đà Lạt, ngày 14 tháng 6 năm 1965.
LỜI KẾT
Qua mấy trăm trang sách trên đây, bạn đọc có
thể nhận ra là, chúng tôi còn mắc nhiều thiếu sót khi trình bày vấn đề “rốì như
tơ này”: thiếu sót vì chưa nói cho đủ những vấn đề Giáo hội đã “hoà mình” được
hay chưa, những mặt được nhắc đến chưa được gãy gọn, sáng sủa… Thực ra chúng
tôi chỉ đứng về mặt lịch sử, còn nhiều mặt khác, lại cần phải do các nhà chuyên
môn các ngành.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng dám nói là đã “moi
móc” ra một phần cái “mối bòng bong” lịch sử trong mấy trăm năm qua, để bạn đọc
nhận định, phán đoán.
Như chúng tôi đã nói và bạn đọc cũng đã quá
rõ là, khi đạo Chúa bắt đầu được truyền giảng, cũng chẳng phải là dễ dàng đối với
phong tục, luật lệ, nếp sống Do thái giáo hay với đế quốc Roma. Nhưng rồi, phải
nói là, đạo Chúa dần dần mặc lấy được nền văn hoá Tây phương, hoà mình vào nếp
sống địa phương, khi những thứ đó không cản trở mà còn giúp cho Giáo hội sống
Tin mừng cụ thể, sống động hơn. Đã có thời Giáo hội Chúa với những xã hội ấy “như
là một”, hay ít ra song hành với nhau rất hài hoà.
Không biết có phải là vì những thế kỷ đầu
tiên, về mặt hình thức, tổ chức, điều hành, Kitô giáo chưa mang lấy những cơ cấu
chặt chẽ như sau đó, nên Giáo hội dễ dàng uốn mình theo văn hoá địa phương.
Đàng khác, các nền văn hoá kia, có thể nói được, cũng chưa lâu đời lắm.
Nhưng từ khi đạo Chúa được “ồ ạt” truyền giảng
ở Đông Á, cụ thể là ở nước ta, “chính thức” từ đầu thế kỷ XVII, thì lúc ấy đạo
Chúa ở phương Tây, về hình thức đã được tổ chức chặt chẽ, thậm chí còn trở nên “Tây
phương”. Chính vì hai yếu tố đó, mà một mặt đạo Chúa khó nhập vào xã hội VN vì
đã “quá cứng”, thiếu sự mềm dẻo ban đầu; mặt khác lại bị các nước Đông Á, như
VN chúng ta, nhiều người hiểu lầm là một thứ tổ chức dính dáng nhiều với phong
trào đi “mở mang bờ cõi” của các đế quốc Tây phương. Còn về phía các nước Đông
Á, vì đã có một nền văn hoá lâu đời, trước cả Kitô giáo, nhất là Trung Hoa, Ấn
Độ, nên dễ gì mà từ bỏ được di sản văn hoá ngàn đời ấy, để theo cái mới.
Kể từ đầu thế kỷ XVII đến nay mới được 400
năm đạo Chúa xuất hiện ơ VN. Lúc đầu cuộc gặp gỡ giữa xã hội VN và Giáo hội, có
thể nói là rất khó khăn, nhất là vào thế kỷ XIX. Nhìn vào lịch sử Giáo hội Tây
phương, rõ ràng mấy trăm năm đầu cũng chẳng thiếu gì khó khăn trong cuộc hoà
mình giữa Tin mừng và xã hội nói chung; phải chờ vài thế kỷ nữa, mới có được sự
hài hoà giữa đôi bên.
Ngày nay thế giới xích lại gần nhau hơn cụ thể
từ thế kỷ XX. Biết bao nhiêu tổ chức có tính cách đa quốc gia, đa dân tộc ra đời.
Ngay sau thế chiến thứ nhất, xuất hiện Hội Quốc liên, rồi sau thế chiến thứ hai
với tổ chức toàn cầu Liên Hợp quốc, đến nay đã có 193 nước thành viên – thành
viên mới gia nhập gần đây nhất, 27-9-2002, là Đông Timor (Timor-Leste); ngay từ
tháng 10 đến tháng 12-1945 đã có 49 thành viên đầu tiên – cùng bao nhiêu cơ
quan trực thuộc, đã làm cho các dân tộc, các nền văn hoá gần gũi nhau nhiều hơn
[58].
Vậy chúng ta vẫn có thể lạc quan, kiên trì với
thời gian, hy vọng mọi phía đều sẩn sàng tôn trọng nhau, ra khỏi tháp ngà của
mình, chân thành tiếp nhận nhau; khi đó cuộc hoà mình giữa Giáo hội và các xã hội,
trong đó có xã hội VN, mỗi ngày tốt đẹp hơn.
A.M.D.G.
————————
[1] Hồng-Đức thiện chính thư, Nguyễn-Sĩ-Giác, Tiến sĩ, phiên dịch; Giáo sư
Vũ-Văn-Mẩu, Luật khoa Thạc sĩ, đề tựa, Nam Hà Ấn quán, Sài Gòn. 1959. tr.
27-33.
[2] Như
trên, tr. 60-61.
[3] Quốc
triều hình luật (Hình luật triều Lê), Lưỡng-Thần Cao-Nãi- Quang phiên âm và dịch
nghĩa, Nguyễn-Sĩ-Giác, Tiến-sĩ, nhuận dắc, Vũ-Văn-Mẩu, Luật-khoa Thạc-sĩ ,
Khoa-trưởng Trường Luật, đề tựa, Sài Gòn, 1956, tr. 4-9.
[4] A.
de RHODES, Hisíoire du royaume de Tunquin, Lyon, 1651, tr. 83.
[5] Chánh phi của Trịnh Tráng là Nguyễn Thị
Ngọc Tú (con của Nguyễn Hoàng) qua đời tháng 3 năm Tân Mùi (1631); còn Phùng Ngọc
Đài là Vương phi của Trịnh Tráng và là mẹ của Trịnh Tạc. Trịnh Tráng tốt (chết)
hồi 20 giờ 26-5-1657, phát tang 28-5-1657 (MARINI, Histoire nouvelle et
curieuse, sđd., tr. 306-307).
[6] Relation
des Evesques ýrartẹois aux royaumes de Siam, de la Cochinchine, de Camboye,
& du Tonkin, ets., divisé en quatre parties, Paris, 1674, tr. 256.
[7] P.
MARINI, Histoỉre nouvelle et curieuse, sđd., Paris, 1666, tr. 313- 327.
[8] Vua
Lê Thần Tông (1607-1662) lên ngôi vua lần thứ nhất (1619-1643) qua các niên hiệu:
Vĩnh Tộ 1619-1628, Đức Long 1629- 1634, Dương Hoà 1635-1643; lần thứ hai
(1649-1662) qua các niên hiệu: Khánh Đức 1649-1652, Thịnh Đức 1653-1657, Vĩnh
Thọ 1658- 1661, Vạn Khánh 1662. Vậy, Lê Thần tông làm vua lần thứ nhất 25 năm,
lần hai 13 năm, thọ 56 tuổi, sở dĩ vua Lê Thần tông cũng như một số vua khác
hay thay đổi niên hiệu, vì những nguyên nhân, như đại hạn trong nước, sao chổi
xuất hiện, nhà vua bị bệnh, bại trận…
[9] Có
lẽ là cha Onofre Borgès, người Thụy Sĩ, truyền giáo ở Đàng Ngoài từ 1642-1663.
[10] Vào
các dịp khác khi vào chầu chúa Trịnh, các linh mục Dòng Tên mặc áo thụng tím.
[11] MARINI,
Histoire nouvelle et curieuse, sđd., Paris, 1666, tr. 324.
207 Có
lẽ là 1.000.000 đồng Écus của Tây phương thời đó ?
[13] A.
de RHODES, Histoire du royaume de Tunquin, sđd, tr. 80-92.
[14] A.
de RHODES, Divers voyages et missions, sđd., Paris, 1653, tr. 76-77.
[15] Juan
de LA PAZ (Frey), sinh tại Tây Ban Nha, gia nhập Dòng Đa Minh thế kỷ XVII, truyền
giáo tại Philippin, có thời làm Viện trưởng Đại học thánh Tôma ở Manila (từ năm
1645, mang danh hiệu Đại học thực sự: Universidad de Santo Tomas).
[16] về
tập sách này, X: – A. LAUNAY, Histoire de la mission de Cochinchine, l, sđd..,
tr. 608; – A. LAUNAY, Histoire de la mission du Tonkin, sđd., ư. 365. về vấn đề
này, còn hai cuốn nữa của La Paz: – Respueta à 274 questiones de los
Missioneros de Tunquin, 1687; – Diversas cartas del estado de la ỉglesỉa de
Tunquin donde era vícarisimo, 1718.
[17] A.
LAUNAY, Histoire de la mission de Cochinchine.I, sđd., tr. 608- 609.
[18] Giambattista
SANNA (Giovanni-Battista Sana) 1668-1726, sinh 30-4-1668 tại Sardaigne, gia nhập
DT 11-2-1682; đi truyền giáo tại Mexico, Ecuador; khấn lần cuối tại Quito
(Ecuador) ngày 8-5-1701; đi Lisbõa 1713, đến Đàng Trong 1714, Quảng Châu 1722;
trở lại Đàng Trong làm quan trong Thái Y viện chúa Nguyễn từ 1724; qua đời
16-2-1726 tại Hội An, an táng tại Sơn Phô (Đông Hội An); vào năm 1961 chính
tôi, tác giả tập sách này, còn thấy ngôi mộ cha Sanna trong thổ cư của một gia
đình ở đây và đã đứng chụp hình cạnh ngôi mộ cha Sanna; hiện nay chưa tìm lại
được ngôi mộ này. Về Sanna: BAVH, 1919, ư. 516-517 và năm 1921, tr. 192.
[19] A.
LAUNAY, Histoire de la mission de Cochinchine, I, sđd.. tr. 601-602.
[20] Pierre
HEUTTE, MEP, sinh quán tại miền Normandie, Pháp; đi truyền giáo từ 2-3-1704,
làm việc ở Xiêm đến năm 1712, sau đó vào Đàng Trong; qua đời tại Huế 27-9-1719.
[21] A.
LAUNAY, Hìstoire de la mission de Cochinchine, I, sđd., tr. 304.
[22] Eugène-Louis
LOUVET (1838-1900), sinh tại Rouen (Seine- Inférieure) 17-5-1838; tới giáo phận
Sài Gòn truyền giáo với danh nghĩa là thừa sai Paris (MEP) từ 29-1-1873; nhà giảng
thuyết tại nhà thờ chính toà Sài Gòn; là sử gia xứ truyền giáo Đàng Trong; trước
khi đến Sài Gòn, Louvet đã là giáo sư Tiểu chủng viện La Chapelle-Saint- Mesmin
(Loiret) giáo phận Orléans; qua đời tại Sài Gòn 2-8-1900.
[23] LOUVET,
La Cochinchine religieuse, T.I, Paris, 1885, tr. 459.
[24] A.
LAUNAY, Hỉstoire de la mission de Cochinchine, III, Paris, 1925, ư. 320-336.
[25] Barthélemy-Bernard
BOISSERAND, sinh quán Chalon-sur-Saône, ngày 6-11-1787 đi truyền giáo ở Đàng
Trong; qua đời ngày 13-11- 1797 tại Tân Triều hay ngoại ô Sài Gòn.
[26] A,
LAUNAY, Histoire de la mission de Cochỉnchine, III, tr. 322- 323.
[27] A.
LAUNAY, Histoire de la mission de Cochinchine, III, tr. 320.
[28] Như
trên, tr. 321.
[29] Jean
LABARTETTE, MEP (1744-1823) sinh ngày 31-1-1744 tại Ainhoa, Pháp; đi truyền
giáo ở Đàng Trong từ 29-11-1773; Gm phó ĐT từ 1784, thụ phong Gm tháng 9-1793
do Gm Tây Đàng Ngoài tại biên thuỳ giữa ĐT và ĐN; qua đời tại cổ Vưu, Quảng Trị
ngày 6-8- 1823.
[30] A.
LAUNAY, Histoire de la mission de Cochinchine, III, tr. 328.
[31] A.
LAUNAY, Histoire de la mission de Cochinchine, III, tr. 332- 333.
[32] A.
LAUNAY, Hístoire de la mission de Cochinchine, III, tr. 333- 336.
[33] A.
LAUNAY, Histoire de la mission de Cochinchine, HI, ư. 339- 340.
[34] Matteo
RICCI (1552-1610) (Trung Hoa phiên âm là Li Ma-teou, Si-Tai, tiếng Việt ta gọi
là Lợi Mã Đậu, tiếng Bồ Đào Nha gọi là Richo), sinh 6-10-1552 tại Macerata,Ý;
gia nhập nhà Tập DT Anrê Quirinal tại Roma ngày 16-8-1571, khi đó Ricci ký tên
là Matteo Riccio; lên tàu thánh Luis ngày 24-3-1578 đi phương Đông truyền giáo
khi chưa là linh mục, tới Goa 13-9-1578 , thụ phong Linh mục tại Cochim 25-7-
1580, tới Ấo Môn 7-8-1582, tháng 8-1583 vào thủ phủ Quảng Châu, 10-9-1583 đến
Shiuhing tức Tchao-k’ing, 1589 đến Shiuchow, giữa năm 1595 có mặt tại Nam Kinh,
19-5-1600 lên Bắc Kinh (tới đây 24-1- 1601), bề trên DT miền truyền giáo Trung
Hoa từ 1597, ờ Bắc Kinh cho đến khi qua đời là ngày 11-5-1610.
[35] Có
thể đọc một số tác phẩm sau đây: – George H. DUNNE, S.J., Chinois avec les
chinois, le père Ricci et ses compagnons jesuites dans la Chine du IT siècle,
Paris, 1964, – Edouard DUPERRAY, Ambassadeurs de Dieu à la Chine, Paris, 1956.
– ETIEMBLE, Les jesuites en Chine, la querelle des rites (I552-Ỉ773), Paris,
1966. – Simon DELACROIX, Histoire universelle des missions catholìques, T. Ị,
II, III, IV, Paris, 1956-1959.
[36] Manuel
DIAS (1574-1659), sinh năm 1574 tại Castelo-Branco, Guarda, Bồ Đào Nha; gia nhập
DT 2-2-1593; 11-4-1601, lên tàu Santiago đi truyền giáo ở Goa, rồi ở Áo Môn 6
năm liền; 1611, đến Chiuchow; 1613, đến Bắc Kinh coi Thiên văn ở đó; 1623-1635,
làm Phó Giám tỉnh DT Trung Hoa; 1639, Giám sát DT Trung Hoa và Nhật Bản; qua đời
tại Hàng Châu 4-3-1659; có công dịch sang tiếng Hán các bài Phúc âm Chúa nhật
và lễ trọng.
[37] Charles
MAIGROT, MEP (1652-1730), Gm tông toà tại Phước Kiến từ năm 1687, kế vị Đc F.
Pallu (qua đời 29-10-1684), đã bị Hoàng đế Khang Hy trục xuất khỏi Trung Hoa
sau khi Sứ thần de Tournon công bố ngày 25-1-1707 trên đất Trung Hoa việc Toà
thánh cấm các nghi lễ cúng bái tổ tiên. Sau này Maigrot được bố trí cho làm việc
trong Giáo triều Roma, rồi qua đời tại đây, 28-12-1730.
[38] ÉTIEMBLE,
Les Jesuites en Chine, La querelle des rites (1552- 1773), Paris, 1966, tr.
103-106.
[39] CLEMENTÊ
XI, người Ý tên là Giovanni Francesco Albani, đắc cử GH 23-11-1700, khai mạc chức
vụ 8-12-1700, qua đời 19-3-1721.
[40] A.
LAUNAY, Histoire de la mission du Tonkin I, sđd., tr. 433.
[41] Francois
GODEFROY ( +1718) sinh quấn ở miền Normandie, Pháp, đi truyền giáo từ 1701; ở
Xiêm đến 1712 thí sang Đàng Trong; qua đời tại Bau Nghe, Quảng Ngãi, 16-5-1718.
[42] Pierre
de SENNEMAND (Paul de Sennemand) (1646-1730), sinh khoảng năm 1646 tromg giáo
phận Limoges, Pháp; sau 10 năm truyền giáo ở Canada, đi làm việc ở Đông Á từ
18-1-1693; qua đời tại Phủ Cam, Huế, 26-1-1730.
[43] Đỗ QUANG CHÍNH, Dòng Tên trong xã hội Đại Việt, sđd., tr. 550- 551.
[44] A.
LAUNAY, Histoire de la mission du Tonkin I, sđd., tr. 605-607.
[45] Constitutio
Benedicti xrv “Ex quo singularí” super ritibus slnicis (die 11 Julii 1742. Imp.
De T’ou-sè-wè, Shanghai, không đề năm in, tr. 19. – Sách sắc, Kẻ Sở, 1913, tr.
116-117. – ÉTIEMBLE, Les Jesuites en Chine, sđd., ư. 137-138.
[46] X.:
‘ Constitutio “ Ex quo singulari”; – Compendium Theologiat moralis, T. ///,
Ninh Phú, 1893, Phụ lục, tr. XXI.
[47] Đỗ
QUANG CHÍNH, Dòng Tên trong xã hội Đại Việt, 1615-1773, sđd., tr. 554-555.
[48] BÊNÊĐITÔ
XIV (Prospero Lambertini) sinh 1675, đắc cử Giáo Hoàng 17-8-1740, khai mạc chức
vụ 22-8-1740, qua đời 3-5-1758.
[49] Constitutio
Benedicti XIV “Ex quo singulari” super Ritibus Sinicis (11 Julii 1742), Imp. De
T’ou-sè-wè, Shanghai, không đề năm in, 28 tr., gồm 30 số. – Xem bản dịch sang
chữ Quốc ngữ năm 1841, do Đc Retord (Liêu). Bản dịch này được in trong
Compendium Theologiae moralis, Ed. Secunda, T. III, Ninh Phú, 1893, tr. Phụ lục,
I-XXVII.
[50] Đỗ
QUANG CHÍNH, Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Tp.
Hồ Chí Minh, 2005, tr. 210-222.
[51] Mãn Châu Quốc chính thức tuyên bố là một
quốc gia độc lập kể từ năm 1932 sau khi tách ra khỏi Trung Hoa. Trước khi là một
nước riêng rẽ, vùng Mãn Châu gồm 3 tỉnh : Hắc Long Giang, Cát Lâm, và Liêu
Ninh. Năm 1935, Mãn Châu Quốc chia thành 14 tỉnh, vđi số dân 32.288.472 người,
diện tích 1.304.214 km2 (René JOUON, Géographie commerciale de la Chine,
Shanghai, 1937, tr. 91).
[52] Bản dịch từ Latinh sang Pháp văn trong
ACHARD, Le Siege apostolique et les Missions, texts et Documents pontificaux,
Fascicule II 2nd, Édition, Pái-Lyon, 1959, tr. 152-155.
[53] PIÔ XI (Achille Ratti) : sinh 1857, đắc
cử GH 6-2-1922, khai mạc chức vụ 12-2-1922, qua đời 10-2-1939.
[54] Điều 22 bộ Giáo luật năm 1917 : Luật ra
sau, do nhà chức trách có thẩm quyền, bãi bỏ luật ra trước, nếu luật ra sau nói
rõ như thế, hoặc luật ra trước trực tiếp mâu thuẫn với luật ra sau.
[55] Điều 1258 bộ
Giáo luật năm 1917 : §1. Người tín hữu không được phép tham dự cách chủ động
(active assistere) bằng bất cứ cách nào, hoặc tham dự một phần (partem habere)
trong các nghi lễ của người không Công giáo.
§2. Trong các nghi lễ an táng người không
Công giáo, các đám cưới và những cuộc lễ long trọng tương tự, có thể chuẩn chước
(tolerari) cho người tín hữu hiện diện cách thụ động hoặc chỉ có tính cách bề
ngoài (praesentia passiva seu mere materialis), vì trách nhiệm dân sự hoặc vì
danh tiếng, miễn là không cổ nguy hiểm làm gương mù và sinh tội (perversionis),
trường hợp nghi ngờ thì phải được Giám mục xác nhận vì lý do nghiêm trọng.
[56] PIÔ XII (Eugenio Pacelli), sinh 1876, đắc
cử GH 2-3-1939, khai mạc chức vụ 12-3-1939, qua đời 9-10-1958.
[57] Báo Linh mục nguyệt san, Sacerdos, số
43, tháng 7-1965, xuất bản tại Sài Gòn, tr. 489-492.
[58] Encyclopaedia Britannica Almanac 2005,
Chicago, London, Paris…, .2004, tr. 623-624.
Đỗ Quang Chính, S.J.