Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, triết học nhị nguyên

Mac Lenin

Câu 1. Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, triết học nhị nguyên. Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học.

1. Vấn đề cơ bản của triết học

Theo Mác – Ăngghen:“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”

Vấn đề này gồm hai mặt:

– Mặt thứ nhất (bản thể luận) trả lời câu hỏi: giữa ý thức và vật chất ( tư duy và tồn tại) thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào?

– Mặt thứ hai (nhận thức luận) trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức thế giới chung quanh hay không?

Thực chất vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bởi vì:

– Vật chất và ý thức là hai hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người

– Đây là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học.

– Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nó là cơ sơ để phân định lập trường triết học của các trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học.

2. Các trường phái triết học

a. Chủ nghĩa duy tâm:

– Những người cho rằng: bản chất thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức quyết định vật chất, dược gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành những môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

– Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội: sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động.

– Có 2 hình thức cơ bản: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người; phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực; khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những cảm giác” của cá nhân. Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người.

b. Chủ nghĩa duy vật:

– Những người cho rằng: bản chất thế giới là vật chất; vật chất là tình thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.

– Nguồn gốc: từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử.

– Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hóa những tri thức của nhân loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm lý luận chung, đồng thời định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.

– Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các hình thức lịch sử của nó, trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử