Vai trò, vị trí và ý nghĩa của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật

Hiến pháp là gì? Vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật? Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật? Ý nghĩa của Hiến pháp?

    Hiến pháp là một văn bản pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước xây dựng. Thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành. Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tất cả các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước đều làm việc trên tinh thần Hiến pháp. Cũng nhờ đó mà có cơ sở để xây dựng cũng như phát triển các quy định pháp luật chuyên ngành. Cùng tìm hiểu vị trí, vai trò và ý nghĩa của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt nam.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    1. Hiến pháp là gì?

    Hiến pháp do các quốc gia ban hành được sử dụng rộng rãi ở nước đó. Đây chính là đạo luật cơ bản của một nhà nước được áp dụng chung cho tất cả mọi công dân. Mang đến cơ sở để tiến hành xây dựng những ngành luật cơ bản trong hệ thống của pháp luật. Ngoài ra sẽ được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những văn bản pháp quy. Tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với tinh thần của Hiến pháp.

    Hiến pháp quy định và điều chỉnh chung tất cả các quan hệ xã hội phát sinh. Từ những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:

    + Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội;

    + Hình thức và bản chất nhà nước;

    + Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước;

    + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

    Xem thêm: Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 2013

    2. Vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật:

    2.1. Vai trò của Hiến pháp đối với quốc gia:

    + Hiến pháp là một đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia. Đây chính là nền tảng để xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật khác. Cũng như việc phát triển các quy định pháp luật phải dựa trên tinh thần chung này. Hướng đến điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của lực lượng quản lý. Cũng như xây dựng đất nước với sự phát triển lý tưởng.

    + Mang đến sự minh bạch, công bằng trong hoạt động quản lý của giai cấp thống trị. Đảm bảo tạo lập một thể chế chính trị dân chủ, một Nhà nước minh bạch. Từ đó bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của người dân cũng như xây dựng xã hội ổn định. Làm nền tảng mang đến phát triển bền vững cho một quốc gia. Lực lượng lãnh đạo hướng người dân đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chung trong nền kinh tế.

    2.2. Vai trò của hiến pháp đối với công dân:

    + Góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự, công bằng và bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của công dân. Người dân được tự do thực hiện các quyền của mình, được nhà nước bảo vệ. Được tham gia vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Từ đó phát triển kinh nghiệm, năng lực, thể hiện giá trị của bản thân.

    + Nội dung Hiến pháp ghi nhận đầy đủ quyền con người, quyền của công dân. Đây là các quyền lợi cơ bản, thực hiện trong chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế. Từ đó mang đến công bằng, đối xử như nhau giữa các đối tượng tham gia vào thị trường chung. Cũng như được luật quốc tế, được pháp luật bảo vệ khi các quyền bị xâm phạm.

    + Hiến pháp mang đến các thuận lợi để tiếp cận quyền, lợi ích của con người trong nhiều lĩnh vực. Nhờ đó mà giúp đất nước có động lực phát triển, thoát khỏi đói nghèo.

    Hiến pháp mang đến hiệu quả, tác động cũng như điều chỉnh các quan hệ từ nhỏ nhất. Vừa tác động mang đến lợi ích vĩ mô trong tổ chức quản lý đất nước. Vừa tác động vi mô trong đảm bảo quyền, lợi ích cho công dân.

    Xem thêm: Công dân là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp?

    3. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật:

    3.1. Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

    – Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước. Trong đó triển khai tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Mang đến ý nghĩa tiếp cận quyền hạn, trách nhiệm hay nghĩa vụ tương ứng cho từng chủ thể.

    – Xét về mặt nội dung, Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Mang đến cơ sở nguyên tắc mà các chủ thể phải đảm bảo tuân thủ. Các quy định pháp luật chuyên ngành không được trái với tinh thần Hiến pháp.

    Ví dụ như:

    + Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình,

    + Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…

    – Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất. Mang đến cơ sở, bản chất của các quy định cụ thể khác.

    + Phản ánh những lợi ích cơ bản nhất cho các đối tượng, các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội.

    + Quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế.

    + Xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

    + Chỉ ra đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục.

    + Đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

    + Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

    3.2. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam:

    Hiệu lực pháp lý cao nhất mang đến giá trị tuân thủ, tính bắt buộc chung. Mọi quy định, quy phạm khác được thực hiện trong ý nghĩa triển khai nội dung Hiến pháp. Tính chất luật có hiệu lực tối cao của Hiến pháp thể hiện ở các phương diện sau đây:

    Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp Việt Nam.

    Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Các nội dung quy định thể hiện tính đúng đắn và bắt buộc thực hiện. Dựa trên nền tảng đó, các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản dưới luật khác mới được xây dựng, được ban hành hay thừa nhận. Và các văn bản này được thực hiện dưới ý nghĩa cụ thể hóa, chi tiết hóa để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể. Phát triển nội dung quy phạm được Hiến pháp quy định.

    Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng thực hiện quyền hạn theo Hiến pháp. Cho nên phải ban hành các văn bản pháp luật mà Hiến pháp đã quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, thi hành Hiến pháp. Từ đó mới có cơ sở cho ra đời các văn bản quy định chi tiết ở từng lĩnh vực khác nhau.

    Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

    Các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái ngược với Hiến pháp.

    Các văn bản được ban hành sau phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp. Thực hiện việc xây dựng phải được ban hành trên cơ sở Hiến pháp để thi hành Hiến pháp. Thể hiện đúng giá trị pháp lý cao nhất của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật có nội dung trái với Hiến pháp phải bị bãi bỏ, hủy bỏ.

    Các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp. Bởi Hiến pháp mang đến tư tưởng, tinh thần chung trong hoạt động nhà nước. Việc tham gia vào các tổ chức phải hướng đến mục đích chung trong nhu cầu phát triển đất nước đề ra trong Hiến pháp. Khi có sự mẫu thuẫn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo lưu với từng phần riêng biệt.

    Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định trong Hiến pháp:

    Tất cả các cơ quan nhà nước phải đảm bảo thực hiện quyền hạn, trách nhiệm trong phạm vi Hiến pháp quy định. Mọi hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền mà hiến pháp đã quy định đều là vi hiến.

    Tất cả các công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp. Bên cạnh đó là nhận về các quyền và lợi ích cơ bản, trong từng quan hệ xã hội tham gia.

    Việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt.

    + Chủ trương xây dựng Hiến pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của Quốc hội.

    + Việc xây dựng Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan do Quốc hội lập ra.

    + Dự thảo Hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân.

    + Việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và chỉ được thông qua khi có một tỷ lệ phiếu đồng ý cao đặc biệt.

    + Việc sửa đổi Hiến pháp chỉ được thực hiện theo một trình tự đặc biệt quy định tại Hiến pháp.

    + Quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được quan tâm và chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Xem thêm: Các yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiện pháp luật

    4. Ý nghĩa của Hiến pháp:

    Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định chung và tổng quát nhất về điều chỉnh các quan hệ xã hội.

    + Về chủ quyền nhân dân, về tổ chức quyền lực nhà nước;

    + Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

    Mang đến tiếp cận và phản ánh hiệu quả tổ chức quản lý nhà nước. Đây là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mang đến sự minh bạch, công bằng trong quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội. Từ đó tạo ra chuẩn mực cho cuộc sống của các công dân tham gia vào nhà nước.

    Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý để thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của đảng cộng sản Việt Nam dưới hình thức là những quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật có thể được điều chỉnh thường xuyên để quy định, quản lý hiệu quả đất nước. Nhưng Hiến pháp thì vẫn luôn đúng và phải tuân thủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

    Đối tượng điều chỉnh của hiến pháp rất rộng lớn, bao quát trên hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mang đến các nguyên tắc chung để hình thành cơ sở cho các quy phạm pháp luật ra đời. Phản ánh tất cả các lĩnh vực, các nhu cầu khác nhau trong nhu cầu tiếp cận của người dân.