” Uy Tín Là Gì ? Đặc Điểm Và Nguyên Tắc “Uy Tín” Trong Tiếng Anh: Định Nghĩa, Ví Dụ – indaina.com – Wiki cuộc sống

*

Luận về uy tín thật – giả của người lãnh đạo

Uy tínlà tiền đề và điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong công tác quản lý của người lãnh đạo. V.I. Lênin nói rằng: điều quyết định thành công trong việc lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của uy tín, sức mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc. Nhờ có uy tín mà người lãnh đạo bằng những yêu cầu, bằng những gợi ý, bằng những lời thuyết phục, bằng những quyết định quản lý của mình, luôn luôn có khả năng ám thị từng cá nhân và tập thể. Điều đó có nghĩa là họ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tự giác, nhờ đó mà người lãnh đạo thực hiện có kết quả những mục tiêu quản lý đã đề ra.

Bạn đang xem: Uy tín là gì

1. Uy tín của người lãnh đạo quan trọng như thế nào?

*

– Người lãnh đạo có uy tín sẽ giúp tăng cường tinh thần và hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên; tăng cường nhịp điệu hoạt động tích cực của tập thể của cơ quan, đơn vị.

– Nhờ có uy tín mà người lãnh đạo mới tạo ra sự tin phục của tập thể và xã hội đối với lời nói và việc làm của mình, nhờ đó mà:

+ Giáo dục được tập thể, giáo dục được từng thành viên của tập thể, góp phần cực kỳ to lớn trong việc ngăn chặn các nhóm và các cá nhân lệch chuẩn trong tập thể, ngăn chặn được xung đột trong tập thể, tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể.

+ Giúp cho người lãnh đạo tập hợp, động viên được các lực lượng trong xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà đơn vị đã đề ra.

– Uy tín là động lực bên trong giúp cho tinh thần người lãnh đạo luôn sảng khoái, bình tỉnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm bởi họ biết rằng tập thể coi mọi quyết định của họ là vì tập thể, cho tập thể chứ không mảy may xen lẫn chút quyền lợi cá nhân nào chi phối quyết định của mình. Ngược lại, người lãnh đạo không có uy tín hoặc uy tín thấp luôn luôn gặp phải sự chống đối, tâm trạng luôn luôn u ám, nặng nề.

Uy tín là gì?

Uy tín là khả năng tác động của người đó đến người khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hoá người khác, làm cho người khác tin tưởng, phục tùng và tuân theo mình một cách tự giác.

Uy tín của người lãnh đạo, theo khái niệm đã trình bày trên thì đó là sự thừa nhận của xã hội về nhân cách của người lãnh đạo; sự đánh giá của tập thể về sự phù hợp giữa những phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo đó đáp ứng được những yêu cầu khách quan của công tác lãnh đạo mà cơ quan, đơn vị đó đặt ra, do đó mà được mọi người tin tưởng, mến phục và phục tùng một cách tự giác.

Uy tín bao gồm hai mặt: Uy và tín. Theo từ điển Hán Việt của tác giả Đào Duy Anh (NXB Khoa học xã hội, 1992) thì: Uy tín là có uy quyền mà được người ta tín nhiệm.

– Uy quyền: là quyền lực của người lãnh đạo do nhà nước cấp để cho anh ta thực hiện nhiệm vụ được giao; nó là vốn liếng ban đầu mà nhà nước cấp và là cơ sở để tạo ra cái tín của người lãnh đạo.

– Tín nhiệm: là ảnh hưởng đến mọi người xung quanh; được mọi người tin tưởng, tôn trọng và tuân phục. Đây là cái vốn mà người lãnh đạo tự tạo ra cho mình trong hoạt động quản lý, lãnh đạo. Rõ ràng có uy mà không có tín thì không thể lãnh đạo được, sớm muộn thì người lãnh đạo đó cũng sẽ bị đào thải. Bởi thế, trong việc đề bạt cán bộ quản lý, ta phải chú ý phát hiện những cán bộ có tín rồi mới giao uy quyền thích hợp cho họ.

Nói chung, uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố uy quyền và sự tín nhiệm, thiếu một trong hai yếu tố đó sẽ không có uy tín.

2. Phân loại và biểu hiện uy tín thật – giả của người lãnh đạo

Thông thường người ta chia uy tín ra thành 2 loại: uy tín đích thực và uy tín giả danh. Uy tín đích thực thì chỉ có một, còn uy tín giả tạo (giả danh) thì có rất nhiều loại, trong bài viết này tôi chỉ bàn tới bảy loại uy tín giả danh mà trong thực tiễn quản lý, lãnh đạo, dư luận và cách nhận xét của quần chúng thường thấy:

2.1. Thế nào là uy tín đích thực?

Uy tín đích thực là sự kết hợp một cách đặc biệt khách quan giữa những phẩm chất tư tưởng, chính trị, tâm lý đạo đức của người lãnh đạo, uy tín đích thực hình thành và phát triển thông qua hoạt động giao lưu của chủ thể và khách thể trong quản lý, lãnh đạo nhằm tích cực hoá quá trình đó.

Uy tín đích thực được biểu hiện qua cơ sở sau đây:

– Người lãnh đạo luôn luôn đứng vững trên cương vị của mình. Trong hoạt động, trong cuộc sống cấp trên tín nhiệm cấp dưới kính phục, tin tưởng phục tùng tự nguyện, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.

– Những thông tin có liên quan đến việc quản lý lãnh đạo đều được chuyển đến đấy đủ, chính xác kịp thời cho người lãnh đạo.

– Những quyết định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự giác, nghiêm túc dù bất cứ dưới hình thức nào,

– Dù người lãnh đạo vắng mặt ở cơ quan, đơn vị nhưng công việc vẫn tiến hành bình thường và mọi người vẫn mong đợi sự có mặt của người lãnh đạo.

– Dư luận quần chúng luôn đánh giá tốt người lãnh đạo.

– Kẻ thù, những người đối lập, những đối thủ có tầm cỡ tỏ ra kính nể, run sợ thậm chí khâm phục

– Người lãnh đạo luôn luôn có tâm trạng nhiệt tình, thoái mái trong công việc, có hiệu quả hoạt động rõ rệt. Hiệu quả này không chỉ ở mặt kinh tế – xã hội mà còn thể hiện trong sự phát triển của tổ chức, của mỗi thành viên trong đơn vị.

– Những việc riêng của người lãnh đạo được mọi người quan tâm với thái độ thiện chí và đúng mức.

Xem thêm: Phần Phụ Lục Là Gì ? Vai Trò Và Vị Trí Của Phụ Lục Trong Bài Luận Văn

– Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác khác hoặc nghỉ hưu mọi người luyến tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi. Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lại trong mỗi thành viên.

2.2. Thế nào là uy giả tạo (giả danh)?

Như phần trên đã nói uy tín đích thực thì chỉ có một, còn uy tín giả tạo (giả danh) thì có rất nhiều loại, sau đây là bảy loại uy tín giả danh mang tính chất điển hình nhất:

– Uy tín giả tạo kiểu công thần

Người lãnh đạo quen sống và làm việc với những thành tích trong quá khứ, tự coi mình là lý tưởng, bất khả xâm phạm. Thường chủ quan, phiến diện, ít chịu khó học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, đem kinh nghiệm và hiểu biết cũ áp dụng trong điều kiện mới. Hay bảo thủ, trì trệ, xem thường lớp trẻ, khó tiếp nhận cái mới. Hậu quả thường dẫn đến là quan liêu, tham quyền cố vị.

– Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu

Đây là kiểu người lãnh đạo bề ngoài tỏ ra dân chủ song thực chất là mị dân. Họ gây uy tín bằng cách tỏ vẻ hoà nhập với mọi người, mọi việc họ đều đưa ra bàn bạc, xin ý kiến song thực chất vẫn quyết theo ý mình. Kiểu tạo dựng uy tín này sẽ mất đi ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ, mất đi tính sáng tạo của quần chúng.

– Uy tín giả danh kiểu dạy khôn

Loại uy tín này thường có ở người lãnh đạo luôn muốn tỏ ra mình là một người thầy, người am hiểu nhất. Trong quan hệ với mọi người họ luôn nhồi nhét, ra vẻ dạy khôn mọi người. Đây là kiểu uy tín giả danh theo kiểu thông thái “dởm”, tự tô vẻ đề cao mình.

– Uy tín giả danh do mượn ô dù cấp trên

Loại uy tín này ở những người luôn luôn mượn lợi cấp trên để trấn áp hoặc tạo ra mọi người tưởng mình là người gần gũi, được cấp trên tin tưởng. Trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng khoe đã được gặp gỡ cấp trên hay được cấp trên tiết lộ cho biết một bí mật quan trọng nào đó. Thông thường họ là những người theo sát cấp trên để được cấp trên bổ nhiệm, lấy uy thế của cấp trên và quan hệ cấp trên đối với mình để xây dựng uy tín.

– Uy tín giả danh dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực

Đây là trường hợp mà một số người lãnh đạo dùng cách chứng tỏ cho cấp dưới thấy rõ uy thế quyền hạn của mình và giữ cho cấp dưới luôn ở tình trạng căng thẳng vì lo sợ thi hành kỷ luật.

Loại uy tín này rất tai hại vì nó không chỉ làm giảm hiệu quả lao động mà còn làm cho bầu không khí tâm lý trong cơ quan căng thẳng. Đố kỵ thiếu tin tưởng lẫn nhau. Mặt khác nó cũng làm mất đi tính độc lập sáng tạo của mọi người, tạo điều kiện cho một số kẻ xu nịnh xuất hiện.

– Uy tín giả danh dựa trên khoảng cách

Loại uy tín này biểu hiện ở chỗ người lãnh đạo luôn tạo ra một sự cách biệt rõ ràng trong quan hệ với mọi người; đứng từ xa để chỉ đạo tránh tiếp xúc với nhân viên, muốn tỏ ra khó gần gũi và có chút ít gì bí ẩn. Họ sợ gần mọi người sẽ lộ tẩy những nhược điểm, non kém của bản thân. Loại người lãnh đạo này họ tự tách mình ra khỏi tập thể; không đi sâu sát thực tiễn nên dễ có quyết định sai lầm.

– Uy tín kiểu gia trưởng

Người lãnh đạo theo kiểu gia đình chủ nghĩa, ban phát cho cấp dưới như cha mẹ, xây dựng ê-kip theo kiểu bè cánh, thái độ cửa quyền, khen thưởng hoặc thù lao theo kiểu ban phát, bất chấp chính sách. Gây ra hiện tượng bè phái, cục bộ địa phương, phục tùng cá nhân mù quáng, ninh bợ cấp trên. Là kiểu người lãnh đạo chỉ cho mình là giỏi giang thông minh nhất, bằng vẻ mặt, tư thế, cách làm ra vẻ quan trọng để đề cao mình, hạ thấp cấp dưới. Kiểu người lãnh đạo này thường dẫn đến phong cách lãnh đạo độc đoán, họ luôn tìm cách đẩy người mà họ không ưa kể cả những người có tài ra khỏi cơ quan. Họ muốn cấp dưới phục tùng một cách tuyệt đối. Đây là kiểu người lãnh đạo rất khó tiếp nhận sự phê bình.

3. Con đường cơ bản hình thành uy tín (đích thực) của người lãnh đạo

Việc hình thành uy tín của người lãnh đạo tức là hình thành nhân cách phù hợp của người lãnh đạo, cũng hoàn toàn tuân theo quy luật chung của sự hình thành nhân cách.

– Tự phấn đấu rèn luyện

Đây là con đường cơ bản nhất để tự nâng cao uy tín của mình. Tự phấn đấu rèn luyện có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:

+ Duy trì hứng thú khát vọng và ý chí lãnh đạo để phục vụ tổ chức, phục vụ con người và xã hội. Không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó phương tiện, là điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo, quản lý.

+ Thường xuyên kiểm tra, tự phê bình.

– Giữ vững và nâng cao uy tín qua các mối quan hệ

Người lãnh đạo không chỉ tổ chức và vận hành các quan hệ trong tổ chức của mình mà còn tham gia các mối quan hệ đó. Uy tín gắn liền với những giá trị của họ. Những giá trị này được đánh giá thông qua người khác. Như vậy, thông qua mối quan hệ đây cũng là con đường để nâng cao uy tín người lãnh đạo. Các biện pháp thực hiện con đường này bao gồm:

+ Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc.

+ Chân thành và gần gũi với quần chúng.

+ Quan hệ đúng mực với cấp trên và đồng nghiệp.

– Thực hiện dân chủ và công khai

Dân chủ công khai trong việc đề bạt, kỷ luật cán bộ, có ý kiến độc lập trong quyết định của cá nhân và dám chịu trách nhiệm, không né tránh và đổ trách nhiệm cho người khác.

Tóm lại:

Trong quá trình xây dựng và nâng cao uy tín của mình, người lãnh đạo cần quan tâm một số vấn đề sau đây:

Người lãnh đạo nên coi việc tạo dựng uy tín cho mình chỉ là phương tiện cần thiết để đạt mục đích lãnh đạo quản lý mà thôi.

Lấy chuẩn mực trong phong cách công tác Hồ Chí Minh làm định hướng cho quá trình rèn luyện, phấn đấu của người lãnh đạo.

Khi phân tích uy tín của người lãnh đạo, cần chú ý tới các nhân tố tâm lý – xã hội khác có liên quan, như: tâm thế của mọi người đối với người lãnh đạo, dư luận tập thể, bầu không khí đạo đức ở tập thể cơ quan, xí nghiệp; các quá trình thích nghi giao tiếp, cảm hoá, thuyết phục và bắt chước lẫn nhau trong từng đơn vị và tổ chức khác nhau.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Đồng Đẳng Là Gì ? Đồng Phân Là Gì? Đồng Đẳng Là Gì

Ngoài những yếu tố trên, người lãnh đạo còn phải chú ý đến kỹ năng, nghệ thuật giao tiếp của bản thân vì đó là phương tiện rất quan trọng để người lãnh đạo thiết lập, điều khiển các quan hệ của mình và thực hiện những tác động giáo dục tư tưởng, chính trị trong tổ chức./.