[Update] Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ & Quy hoạch mới nhất 2023

Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, vì thế tuy cách xa trung tâm thành phố nhưng vẫn được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển kinh tế và bất động sản. Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin bản đồ hành chính huyện Cần Giờ, bản đồ quy hoạch huyện Cần Giờ về giao thông, sử dụng đất và phát triển không gian.

Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ

► Cần Giờ là một huyện ngoại thành ven biển, là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50km đường bộ. Huyện nằm tách biệt với các địa phương lận cận, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải

  • Phía Tây giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang với ranh giới là sông Soài Rạp

  • Phía Nam giáp biển Đông

  • Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè (qua sông Soài Rạp) và tỉnh Đồng Nai (qua sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh).

► Diện tích Huyện Cần Giờ: 704 km²

► Dân số Huyện Cần Giờ năm 2019: 71.000 người

ban-do-hanh-chinh-huyen-can-gio
Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ

► Hành chính

Dựa trên bản đồ hành chính có thể thấy, huyện Cần Giờ gồm Thị Trấn Cần Thạnh & 6 xã: Xã An Thới Đông, Xã Bình Khánh, Xã Long Hòa, Xã Lý Nhơn, Xã Tam Thôn Hiệp, Xã Thạnh An.

► Điều kiện tự nhiên

  • Huyện Cần Giờ tiếp giáp biển Đông với khoảng 20 km bờ biển. Ở đây có khu rừng ngập mặn Cần Giờ, một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam.

  • Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.

  • Đất lâm nghiệp là 32.109 hecta (46,45% diện tích toàn huyện), đất sông rạch là 22.850 hecta (32% diện đất toàn huyện). Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện. Huyện có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.

► Di chuyển

Do bị ngăn cách với các địa phương khác bởi nhiều sông lớn, chưa có cầu bắc qua nên hiện tại đến Cần Giờ đều phải dùng phà, chủ yếu là phà Bình Khánh. Đường bộ quan trọng nhất ở Cần Giờ là đường Rừng Sác chạy từ Tây Bắc tới Đông Nam mới được nâng cấp xong giữa năm 2011.

► Kinh tế – xã hội

  • Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là động lực phát triển kinh tế – xã hội.

  • Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn. Đặc biệt huyện là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bản đồ quy hoạch huyện Cần Giờ

Huyện Cần Giờ đang ngày càng thay đổi, khoác lên một diện mạo đô thị mới. Với định hướng phát triển của thành phố, tập trung chiến lược khai thác những thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng của huyện Cần Giờ, song song với đó là xây dựng những khu đô thị thông minh, khu công nghệ cao, dịch vụ, resort, khách sạn,…Hướng tới một khu kinh tế tri thức, thu hút hoạt động khoa học, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo phục vụ cho sự phát triển sau này.

Tính chất chức năng quy hoạch:

  • Cơ cấu kinh tế của huyện Cần Giờ được xác định là bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới kết hợp khai thác du lịch; đầu mối hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố; phát triển thương mại dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng.

  • Về cơ cấu đất ở: phát triển các khu dân cư nông thôn, khu dân cư hiện hữu và khu đô thị mới đồng bộ với hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

  • Trung tâm công trình công cộng về y tế, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí với cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch.

 

 

ban-do-quy-hoach-su-dung-dat-huyen-can-gio
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ

Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian huyện Cần Giờ

► Quy hoạch khu dân cư đô thị sẽ bao gồm 4 khu chính:

– Cụm khu dân cư Bình Khánh: Tổng diện tích tự nhiên của cụm dân cư Bình Khánh là 600ha và nằm về phía Bắc của huyện Cần Giờ, dân số dự kiến trong năm 2020 là 80.000 người và mật độ xây dựng khoảng từ 25 – 30%.

– Cụm Khu dân cư An Nghĩa: Là cụm khu dân cư bao gồm hai xã là An Thới Đông và Bình Chánh với diện tích tự nhiên khoảng 150 ha. Mật độ xây dựng khoảng 20 -25% và dân số ước tính năm 2020 là 16.000 người.

– Cụm khu dân cư Dần Xây: Nằm ở phía Bắc huyện Cần Giờ, dân số ước tính trong năm 2020 là 14.000 người, mật độ xây dựng là 20 – 25%.

– Cụm khu dân cư đô thị cảng biển Long Hòa – Cần Thạnh: Nằm ở phía Nam huyện Cần Giờ, diện tích khoảng 4,600 ha. Khu đô thị có vị trí rất quan trọng với dân số dự kiến năm 2020 là 420,000 người, mật độ xây dựng từ 25 – 30%. Trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/5000 sẽ quy hoạch bảo tàng hệ sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn của huyện. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Khả năng phòng vệ bờ biển khu vực huyện Cần Giờ…
=>>> Xem thêm: Bản đồ hành chính quận Phú Nhuận & Thông tin quy hoạch năm 2023

► Lập quy hoạch phân khu 1/5.000 huyện Cần Giờ:

Khi tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/5000 cần đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Tôn trọng ý tưởng phương án của đơn vị tư vấn đã đoạt giải về cấu trúc đô thị;

– Giữ nguyên cơ cấu sử dụng đất hiện trạng theo ý tưởng chủ đạo của phương án đoạt giải đề xuất để đảm bảo phát triển “Cần Giờ là đô thị sinh thái thế hệ tiếp theo”.

– Phát triển cân bằng và đáp ứng theo đúng các yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản cũng như yêu cầu của ý tưởng quy hoạch đã được duyệt; kết nối đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật với đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh đã được duyệt.

 Đối với cụm phân khu đô thị 1 (khu A) tại xã Bình Khánh, có phương án đề xuất là không bố trí các khu nhà ở tiếp cận trực tiếp với trục đường Rừng Sác, có khoảng lùi sâu, bố trí đường song hành.

ban-do-quy-hoach-phat-trien-khong-gian-can-gio
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian huyện Cần Giờ

Quy hoạch hạ tầng huyện Cần Giờ

UBND TP.HCM cũng đã chấp thuận đề xuất đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ với tổng vốn đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng, dự án sẽ được khởi công vào năm 2022 và dự kiến hoàn thành trong năm 2025 để thay thế cho Phà Bình Khánh, giúp người dân thuận lợi trong việc di chuyển từ TP.HCM ra Cần Giờ và ngược lại.

cau-can-gio
Phối cảnh cầu Cần Giờ

 

Đánh giá tiềm năng phát triển lĩnh vực bất động sản huyện Cần Giờ

Với lợi thế là huyện duy nhất của TPHCM giáp biển, huyện Cần Giờ được thành uỷ TPHCM chỉ đạo tập trung phát triển về du lịch, du lịch biển và kinh tế hàng hải. Huyện cũng định hướng trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với tổng lượng khách giai đoạn 2021-2030 là 49 triệu lượt, tốc độ tăng bình quân 12,5% mỗi năm.

Trước đây, người dân huyện Cần Giờ chủ yếu sống bằng nghề nông, nuôi trồng thuỷ sản. Khi con cái trưởng thành sẽ bán bớt để con cái lấy vốn làm ăn. Đây cũng là lý do vì sao thị trường

Du lịch biển Cần Giờ thích hợp với loại hình phát triển ngắn hạn, đi trong ngày hoặc ngày lễ ngắn ngày. Do đó bất động sản nghỉ dưỡng nơi đây cũng được ăn theo để phát triển.Trước đây, người dân huyện Cần Giờ chủ yếu sống bằng nghề nông, nuôi trồng thuỷ sản. Khi con cái trưởng thành sẽ bán bớt để con cái lấy vốn làm ăn. Đây cũng là lý do vì sao thị trường mua bán đất huyện Cần Giờ ngày một khởi sắc hơn. Những người mua đất sớm sẽ có cơ hội chờ giá lên để thu về lợi nhuận hấp dẫn.

 

Bản đồ huyện Cần Giờ và những thông tin chi tiết nhất đã được Batdongsanonline cung cấp đến quý khách hàng qua bài viết trên đây. Cần Giờ là huyện vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển bất động sản, là cơ hội các nhà đầu tư nên nắm bắt.