Uống nước của cây cỏ mực nhiều thì có bị sao không?
Uống nước của cây cỏ mực nhiều thì có bị sao không?
Cây Cỏ Mực Chữa Khỏi Bệnh Gì/Thuốc Nam 2020
Cỏ mực là một loại cây cỏ mọc nhiều ở vườn nhà, nó được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, sử dụng cỏ mực như thế nào cho đúng thì không hẳn ai cũng biết. Vậy nên không ít người đã thắc mắc về việc uống cỏ mực nhiều có sao không? Để biết cách sử dụng cỏ mực đúng cách và đủ lượng thì mọi người đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Cây cỏ mực là cây gì?
Cây cỏ mực, còn có tên là nhọ nồi (Eclipta prostrata L.), họ Cúc (Asteraceae) là loài thân thảo, thân tròn màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, cao độ 40 cm. Lá mọc đối hình mác. Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt. Gọi là cây cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen
Cây cỏ mực, còn có tên là nhọ nồi (Eclipta prostrata L.)
Ở Việt Nam cỏ cỏ mực phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500 m. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây. Có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô. Tùy theo yêu cầu có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.
2. Thành phần hoạt chất của cây cỏ mực
Thành phần hóa học có trong cây cỏ mực
Có ít tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất ancaloit tên là ecliptin. Trong một số tài liệu ghi rằng cỏ mực chứa chất wedelolacton là chất curmarin lacton có thể tách được chất flavonozit và demetylwedelacton
3. Tác dụng của cây cỏ mực là gì?
Từ xa xưa, cây cỏ mực được sử dụng phổ biến hàng ngày để trị rất nhiều bệnh như:
- Trị ho và các bệnh về đường hô hấp: cây cỏ mực được sử dụng để chữa ho hen, ho lao, viêm họng. Chỉ cần sắc kết hợp với một số vị thuốc khác uống hàng ngày đã có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Tác dụng của cây cỏ mực là gì?
- Cây cỏ mực hạ sốt: Cỏ mực là loại cây có tính hàn nên có khả năng hạ sốt cao nhanh chóng.
- Cầm máu: Đối với các vết thương chảy máu có thể dùng trực tiếp cỏ mực tươi giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương để cầm máu.
- Trị mụn, bệnh ngoài da: Với các đặc tính của mình cây cỏ mực có thể chữa một số bệnh ngoài da như mề đay, sốt phát ban và trị mụn. Có thể dùng trực tiếp xoa lên vùng da hoặc sắc cùng với các vị thuốc khác để uống. Có người còn sử dụng để chữa các bệnh nấm ngoài da, thuốc hỗ trợ mọc tóc.
- Chữa gan nhiễm mỡ: Với đặc tính hàn của cây cỏ mực khá hiệu quả trong việc trị các chứng bệnh liên quan đến gan, thận, lưu thông khí huyết bên trong. Do đó, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
- Các bệnh xuất huyết nội tạng: Với tác dụng cầm máu, có mực có thể chữa được các bệnh chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh, viêm gan mạn…
- Cây cỏ mực làm đẹp da: Trong dân gian cây cỏ mực có tác dụng làm đẹp da, tránh vàng da.
- Chữa suy thận: Với người bị suy thận giai đoạn đầu thì có thể dùng cỏ mực và đỗ đen để hỗ trợ chữa trị.
- Chữa bệnh trĩ, rong kinh: Cây cỏ mực được biết đến là loại thảo dược chữa viêm loét vết thương, cầm máu, nhanh lành. Vì vậy chúng rất có ích khi chữa bệnh trĩ và rong kinh.
- Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: cây cỏ mực còn được biết đến là vị thuốc chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, ăn không ngon miệng được nhiều người áp dụng.
Bên cạnh đó, cỏ mực còn có rất nhiều công dụng khác trong điều trị bệnh. Đây cũng là một trong những loại cây được sử dụng nhiều trong Đông y với với tác dụng chữa bệnh.
4. Uống nước cỏ mực nhiều có sao không?
Uống cỏ mực nhiều có sao không, có tốt không?
Cỏ mực có vô số công dụng cho sức khỏe và chữa bệnh. Tuy có nhiều công dụng chữa nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng cỏ mực như thế nào đúng cách thì không phải ai cũng biết. Uống cây cỏ mực nên uống nhiều hay ít? Uống cỏ mực nhiều có sao không, có tốt không? là thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Chúng ta đều biết, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Vì thế nên, theo các thầy thuốc đông y, các bác sỹ chuyên khoa thì việc uống quá nhiều cây cỏ mực và lạm dụng chúng với liều lượng cao trong thời gian ngắn cũng không được tốt.
Vì thế, tùy theo nhu cầu chữa bệnh mà bạn có thể sử dụng cỏ mực kết hợp cùng các nguyên liệu khác sao cho phù hợp với liều lượng để phát huy tác dụng.
Bạn tránh lạm dụng sử dụng cây cỏ mực bởi sử dụng quá nhiều cũng khiến cho chúng phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
5. Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực
Tuyệt đối không sử dụng cây cỏ mực cho phụ nữ có thai
Khi sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không sử dụng cây cỏ mực cho phụ nữ có thai để tránh tình trạng băng huyết dẫn tới sảy thai.
- Do cỏ mực có tính hàn nên không sử dụng cho người âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy.
- Sử dụng cỏ mực đòi hỏi người dùng phải kiên trì và cẩn thận, rửa sạch.
Ngoài ra, đây là bài thuốc dân gian nên chỉ sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ. Còn đối với những trường hợp bệnh nặng dùng cây cỏ mực không có hiệu quả thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.