Unilever là gì? Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của Unilever tại Việt Nam
Những thương hiệu như Omo, Lipton, Dove hay Comfort chắc chắn không còn quá xa lạ với người tiêu dùng thế nhưng họ có biết Unilever là công ty đứng đằng sau những cái tên này. Liệu có phải tất cả mọi người đều đã biết Unilever là gì? Những thương hiệu nào thuộc Unilever cũng như những thông tin xoay quanh công ty hàng đầu thế giới về ngành hàng tiêu dùng nhanh này? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây
Giới thiệu về tập đoàn Unilever
Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG: Fast Moving Consumer Good). Công ty này có trụ sở được đặt tại hai thành phố là London của Anh và Rotterdam của Hà Lan. Lý giải cho điều này, Unilever là kết quả của sự sát nhập hai doanh nghiệp Lever Brothers của Anh và Magarine Unie của Hà Lan vào năm 1930. Những mặt hàng mà Unilever chuyên sản xuất rất đa dạng, từ mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy cho đến kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm và hơn thế. Hiện Unilever đang có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Unilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995.
>>> Đọc thêm: FMCG là gì
Unilever là gì? Giới thiệu về tập đoàn Unilever (Nguồn: dichvusieuthi.com)
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn tại Việt Nam. Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối.
Sơ lược tổng quan về Unilever:
– Thành lập: Sáp nhập Lever Brothers và Margarine Unie năm 1930
– Trụ sở: London và Rotterdam
– Điều hành (2019): Paul Polman (CEO), Marijn Dekkers (chủ tįch)
– Ngành: Sản xuất (thực phẩm, gia dụng, chăm sóc cá nhân)
– Trang web: https://www.unilever.com/
Sứ mệnh của Unilever là gì?
Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống, và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này. Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình. Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người. Minh chứng cho điều này là những nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton,…
Tầm nhìn của Unilever như thế nào?
Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Về tầm nhìn của Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội. Điều này cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời gia tăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội.
Unilever là gì? Tầm nhìn và sứ mệnh của Unilever
Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn. Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt hơn cho người dân nơi đây. Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Chiến lược phát triển của Unilever là gì?
Như đã đề cập ở trên, chiến lược phát triển của Unilever được xây dựng dựa trên Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tạo ra một cuộc sống bền vững cho mọi người trên thế giới. Cụ thể, Unilever đã đầu tư cho một chiến lược phát triển dài hàn dành cho toàn bộ ngành hàng và thương hiệu của mình nhằm mang lại sự tăng trưởng có lợi cho toàn bộ các bên liên quan, từ đó có thể “hiện thực hóa” tầm nhìn của mình.
Chiến lược phát triển của Unilever là gì (Nguồn: Youtube)
Ban lãnh đạo của Unilever
Tại Unilever, ban lãnh đạo gồm 25 người được chia ra ba nhóm chính và bốn nhóm phụ là: Giám đốc điều hành, Giám đốc không điều hành và Thư ký. Trong đó, nhóm Giám đốc điều hành sẽ có thêm các thành viên thuộc Ban Lãnh Đạo Điều Hành (ULE). Cụ thể từng thành viên và chức vụ của họ là:
Nhóm Giám đốc điều hành: 2 người
-
Ông Alan Jope – CEO
-
Ông Graeme Pitkethly – Giám Đốc Tài Chính
Nhóm Ban Lãnh Đạo Điều Hành (ULE): 10 người
-
Ông David Blanchard – Giám Đốc Nghiên Cứu & Phát Triển
-
Ông Marc Engel – Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng
-
Ông Kevin Havelock – Chủ Tịch, Mảng Refreshment
-
Ông Kees Kruythoff – Chủ Tịch, Bắc Mỹ
-
Bà Leena Nair – Giám Đốc Nhân Sự
-
Ông Nitin Paranjpe – Chủ Tịch, Chăm Sóc Nhà Cửa
-
Bà Amanda Sourry – Chủ Tịch, Thực Phẩm
-
Bà Ritva Sotamaa – Giám Đốc Pháp Chế
-
Ông Keith Weed – Giám Đốc Tiếp Thị & Truyền Thông
-
Ông Jan Zijderveld – Chủ Tịch, Châu Âu
Nhóm Giám đốc không điều hành: 12 người
-
Ông Marijn Dekkers – Chủ Tịch Unilever
-
Ông Nils Andersen – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Bà Laura Cha – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Ông Vittorio Colao – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Bà Louise Fresco – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Bà Ann Fudge – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Bà Judith Hartmann – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Bà Mary Ma – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Ông Strive Masiyiwa – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Giáo sư Youngme Moon – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Ông John Rishton – Giám Đốc Không Điều Hành
-
Ông Feike Sijbesma – Giám Đốc Không Điều Hành
Nhóm Thư ký: 1 người
-
Bà Tonia Lovell – Thư Ký Tập Đoàn
Unilever là gì – Ban lãnh đạo Unilever Việt Nam – Bà Nguyễn Thị Bích Vân
Danh mục hàng hóa của Unilever Việt Nam
Unilever là một tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện đang có 4 dòng sản phẩm là:
-
Thực phẩm và đồ uống
-
Hóa chất giặt tẩy và vệ sinh nhà cửa
-
Làm đẹp và chăm sóc bản thân
-
Máy lọc nước
Trong đó riêng dòng sản phẩm máy lọc nước là nhóm sản phẩm còn mới, ba nhóm còn lại là trọng điểm của Unilever với hơn 150 thương hiệu trên toàn thế giới. Trong đó, tại riêng Việt Nam thì Unilever tập trung vào ba nhóm sản phẩm đầu tiên với 25 thương hiệu. Dưới đây là danh sách chi tiết từng thương hiệu cho từng nhóm sản phẩm của Unilever tại Việt Nam.
Nhóm Thực phẩm và đồ uống: 4 thương hiệu
Nhóm Hóa chất giặt tẩy và vệ sinh nhà cửa: 8 thương hiệu
Nhóm Làm đẹp và chăm sóc bản thân: 13 thương hiệu
So sánh Unilever vs P&G đối thủ cạnh tranh lớn nhất
Cuộc đua suốt 2 thập niên
Unilever và P&G đều là những tập đoàn quốc gia hàng đầu về lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh vậy nên mối thâm thù truyền kiếp giữa hai ông lớn này đã kéo dài từ rất lâu trên thế giới. Tại Việt Nam nói riêng thì cả hai tập đoàn này cùng nhau bước chân vào thị trường vào năm 1995, sau sự kiện Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trải dài hơn 20 năm hình thành và phát triển, hai thương hiệu không ngừng cạnh tranh ở bất kỳ thời điểm, địa điểm nào. Dù vậy, trong thời điểm hiện tại Unilever đang là người chiếm được ưu thế khi trở thành công ty ngành hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam còn P&G đứng ở vị trí thứ 2.
So sánh các nhãn hàng của Unilever vs P&G Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, Unilever Việt Nam phát triển tập trung cho ba dòng sản phẩm bao gồm Thực phẩm và đồ uống, Hóa chất giặt tẩy và vệ sinh nhà cửa, Làm đẹp và chăm sóc và bản thân với tổng cộng 24 thương hiệu. Trong đó, đối thủ của họ là P&G lại chỉ có 15 thương hiệu. Lý do cho sự khác biệt về số thương hiệu nằm ở chiến lược kinh doanh của hai tập đoàn.
Các thương hiệu của P&G – đối thủ chính của Unilever là gì tại Việt Nam (Nguồn: CafeBiz)
Cụ thể, Unilever chọn cho mình nước đi bành trướng với việc mở rộng đa dạng nhãn hàng cũng như đổ tiền cho quảng cáo từ đó tăng mạnh độ nhận diện thương hiệu và đem về doanh thu cao. Còn với P&G, ông lớn này lại chọn cho mình hướng đi có phần “an toàn” hơn khi lựa chọn những phân khúc có lợi nhất đồng thời định vị sản phẩm theo hướng sản phẩm cao và hướng tới người tiêu dùng đô thị chứ không rộng như Unilever. Nói đơn giản hơn, nếu Unilever lựa chọn hướng đi táo bạo, bành trướng thế lực thì P&G lại lựa chọn hướng đi an toàn, nghiên cứu kỹ càng thị trường và lựa chọn phân khúc phù hợp nhất chứ không đại trà. Hai tập đoàn, hai hướng đi khác nhau nhưng liên tục “ăn miếng trả miếng” trên thương trường.
Phương châm tuyển dụng của Unilever vs P&G Việt Nam
Unilever và P&G không chỉ cạnh tranh nhau trên thương trường mà ngay cả trong việc tuyển dụng nhân tài. Hai tập đoàn này không chỉ khác biệt về chiến lược kinh doanh mà ngay cả chính sách phát triển nhân sự cũng hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, chính sách phát triển nhân sự của hai tập đoàn đều có những đặc điểm giống với chiến lược kinh doanh. Cụ thể, trong khi Unilever luôn tổ chức ra những cuộc thi, chương trình tuyển dụng hàng nằm để tìm ra những nhân tài, điển hình như UFLP (Unilever Future Leader Program) hay Ufresh hoặc sử dụng các kênh tuyển dụng thứ ba để tìm kiếm nhân sự thì P&G lại chọn cách tuyển dụng nội bộ. Chính sách tuyển người của P&G là xây dựng bộ máy từ bên trong, đào tạo nhân viên từ trong nội bộ và đưa dần lên vị trí quan trọng chứ không tuyển dụng người từ bên ngoài.
Phương châm tuyển dụng nhân sự của P&G và Unilever là gì
>> Xem thêm: Khái niệm HR là gì
Tạm kết
Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu được Unilever là gì? Những thương hiệu nào thuộc Unilever cũng như những thông tin xoay quanh tập đoàn đa quốc gia này. Với hơn 20 năm hình thành và phát triển tại thị trường Việt Nam, Unilever đang trên con đường hiện thực hóa tầm nhìn của mình tại đây là mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần và hướng xa hơn là phổ biến được lối sống bền vững cho toàn xã hội.
Tuấn Anh – MarketingAI
>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp TOP 9 các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
4/5 – (2 bình chọn)