UBND huyện Chư Sê
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Chư Sê nói riêng, diện tích trồng chanh dây ngày một gia tăng. Nhằm giúp nông dân có thêm kinh nghiệm và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây; từ thực tế sản xuất các vùng trồng chanh dây trong và ngoài tỉnh, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 724/HD-SNNPTNT ngày 15/5/2017 hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây, xin giới thiệu với bà con nông dân cụ thể như sau:
Về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chanh dây:
1. Đặc điểm thực vật học:
Thân cây chanh dây là thân leo (thân thảo) có màu xanh đậm ở phần thân sinh trưởng. Mỗi mắt có một tua cuốn mọc ở nách lá. Lá có 03 thùy với rãnh sâu, cây non lá ít chia thùy và có hình trái xoan.
Hoa nở ở kẻ lá, hoa đơn hoặc hoa chùm có mùi thơm mọc từ các chồi nách, hoa lưỡng tính có màu trắng từ bên ngoài tím dần vào trong hoặc đỏ sẫm với kích thước khoảng 5 cm.
Quả hình tròn bầu dục, không có lông gai, vỏ tròn bóng loáng và cứng, đường kính từ 5 -7 cm, trọng lượng quả từ 80 – 110 gam, có khoảng 100 – 180 hạt/quả. Chanh dây cần nhiều ánh sáng để ra hoa và đậu quả, từ khi thụ phấn đến quả chín là 60 – 70 ngày (giống quả vàng) hoặc 60 – 90 ngày (giống quả tím).
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
– Chanh dây quả tím (Passiflora edulis Sims): Lá có 3 khía, màu xanh, có răng cưa, gốc hình quả tim, hoa nở vào sáng sớm, trước trưa hoa cụp lại.
– Chanh dây quả vàng (Passifalora edulis F.flavicarpa Degener). Tương tự loại quả tím nhưng phát triển mạnh hơn. Thân, gân lá, râu leo màu hồng, hoa tím hồng. Gốc hoa màu tím thẫm, quả lớn, vỏ màu vàng, vị thịt quả chua. Hạt màu nâu sẫm. Hoa nở vào ban trưa, 9 – 10 giờ tối thì cụp lại.
2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Chanh dây đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa, nhiệt độ thích hợp từ 16 – 30oC, không có sương muối; độ ẩm từ 75-80%.
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản chanh dây:
1. Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 – 6, nếu trồng vào mùa khô thì cần phải đảm bảo tưới đủ nước, vật liệu che chắn ở giai đoạn mới trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt.
2. Chọn giống: Sử dụng giống Đài nông 1 (quả tím) được nhập khẩu từ Đài Loan, cây giống được nhân bằng phương pháp ghép, gốc ghép là giống chanh leo vỏ vàng. Cây giống xuất vườn có bộ lá thành thục, xanh tốt, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt, không bị nhiễm sâu bệnh.
3. Chọn đất và làm đất: Chọn đất có độ dốc vừa phải từ 0 – dưới 10 độ, tầng canh tác dày 50 cm trở lên, độ mùn 1 – 2% và pH từ 5,5 – 6,5, thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất được cày sâu 35 – 40cm, bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ sâu, bệnh.
4. Thiết kế lô, làm giàn cho cây chanh dây:
– Thiết kế đường lô: Thích hợp với những nơi đất bằng phẳng, độ dốc dưới 100, vườn trồng có thể thiết kế theo hình chữ nhật hoặc hình vuông diện tích từ 0,2 – 0,5 ha/lô, đường lô rộng 3m. Trồng trên đất dốc, hàng cây phải bố trí theo đường đồng mức để thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, chăm sóc và thu hoạch.
– Thiết kế giàn:
+ Giàn phẳng đều: Kiểu giàn này có diện tích lớn đỡ tốn cột (trụ) hơn giàn chữ T, nhưng lại tốn cột phụ.
+ Giàn chữ T: Diện tích mặt giàn nhỏ hơn, tốn cột trụ hơn, dễ chăm sóc và cho sản lượng cao hơn.
-Vật liệu để làm giàn: Cột trụ dài 1,8 – 2 mét làm bằng tre, gỗ hoặc bê tông đảm bảo chắc chắn. Dây kẽm 4 mm: Dùng để kéo các cột trụ chính xung quanh giàn. Dây kẽm 2,5 – 3 mm: dùng căng đường dọc, đường ngang, néo từ đỉnh cột xuống đất. Dây kẽm 0.8 – 1 mm: dùng để đan ô nhỏ với khoảng cách 0,6 – 0,6 m
– Mật độ trồng: Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ: 1.330 cây/ha ( 3 x 2,5 m), 1.100 cây/ha (3 x 3 m), 850 cây/ha (3 x 4 m).
5. Chuẩn bị hố trồng: Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm; dùng vôi bột và thuốc chống mối rắc xuống lòng và thành hố; dùng đất mặt trộn với phân hưu cơ, vô cơ bỏ xuống hố, trộn đều lấp đầy hố – ngang mặt đất tự nhiên.
6. Kỹ thuật trồng:
– Lấy cuốc hoặc dùng tay móc lỗ giữa hố để trồng, rạch bì lột ni lông, đặt cây vào hố nén chặt đất xung quanh bầu cây. Trồng xong tưới đẫm nước cho cây, cắm cọc bảo vệ và che nắng cho cây con giai đoạn đầu khoảng 15 ngày.
– Trồng dặm kịp thời khi cây chết, thường xuyên xới sạch cỏ dại, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.
7. Kỹ thuật tạo tán và cắt tỉa cành, lá:
– Tạo tán: Khi cây có độ cao cách dàn từ 20 – 40 cm mới để lại cành cấp một 5 – 6 cành. Trên mỗi cành cấp một để 4 – 5 cành cấp hai; cắt cành cách mặt đất 20 – 25 cm.
– Tỉa cành, lá: Tỉa cành, lá đảm bảo cho ánh sáng tự nhiên chiếu xuống mặt đất từ 40 – 50%. Thu họach đợt quả đầu tiên tỉa cành, tỉa lá cho vườn cây, định kỳ khoảng 20 ngày/lần.
+ Cắt bớt cành khi cành quá dày, chồng lên nhau, cành không có khả năng cho quả, cành bị sâu bệnh nặng, cành vượt.
+ Tỉa bớt lá vàng, lá già và lá bị bệnh, lá ở các quả đã lớn…
– Vị trí cắt: Cắt cách chỗ phân cành chính từ 10 – 15 cm, cắt trong tán trước, sau đó mới ra ngoài tán. Sau khi cắt tỉa phải thu dọn lá, cành ra khỏi vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ.
Lưu ý: Cần cắt hết các cành trên mặt giàn đã cho trái. Vì sau khi cắt thì cây sẽ cho ra chồi mới, phân cành thứ cấp và các cành quả. Nếu chanh dây không được cắt tỉa hoàn toàn vào cuối năm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển cũng như ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.
8. Tưới nước: Cây chanh dây có bộ rễ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và tủ gốc là rất cần thiết. Trong mùa khô 3 – 5 ngày/lần tưới, đảm bảo độ ẩm đất trong vườn từ 50 – 60%.
Lưu ý: Vào mùa mưa đối với những chân đất trũng cần phải lên luống, đào mương, sẻ rãnh để tiêu nước cho vườn cây.
9. Bón phân:
a. Bón lót: Mỗi hố bón từ 12 – 15 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 2 – 3 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg vôi + 0,5 kg supe lân + 0,1 kg thuốc basudin lót xuống hố, sau đó phủ một lớp đất mặt làm trước khi trồng khoảng 1 tháng.
b. Bón thúc:
– Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 – 6 tháng tuổi):
+ Lượng phân bón: Ure 430 g + Super lân 750 g + Kali 285 g (tính cho 1 gốc).
+ Thời điểm bón: Phân đạm và kali bón sau trồng 20 ngày, các lần tiếp theo cứ 15 ngày bón 1 lần (chia đều 10 – 12 lần bón). Phân lân bón riêng và chia hai lần bón, lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo 150 ngày sau trồng. Bón lấp xung quanh bồn, tránh gây đứt rễ.
– Giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên):
+ Lượng phân bón: Ure 1 kg + Super lân 1,5 kg + Kali 1,6 kg (tính cho 1 gốc/năm).
+ Cách bón: Phân đạm và kali (bón khoảng 20 lần/năm), cứ 15 – 20 ngày bón 1 lần. Phân lân chia làm 3 lần bón, bón lấp xung quanh bồn.
Ngoài ra, trong quá trình canh tác cần phun thêm các loại phân bón qua lá có chứa các trung, vi lượng như Ca, Mg, S, B, Mo, Fe,… nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển, kích thích ra hoa đậu trái sau các lần thu họach.
* Lưu ý: Hàng năm vào đầu mùa mưa cần bón 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục + chế phẩm Trichoderma.
10. Phòng trừ sâu, bệnh hại chanh dây:
a) Sâu hại:
1- Nhện đỏ
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, màu đỏ nhạt, au trùng có mầu xanh lợt. Tập trung gây hại trên những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.
Triệu chứng: Nhện đỏ gây hại bằng cách hút dịch của cây làm mặt lá bị vàng loang lổ, lá bị xoăn; nêu bị nặng lá rụng. Gây hại ở trên hoa, quả thì làm rụng qua hoa, quả.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy để diệt nhện. Có thể dùng máy bơm nước có áp suất lớn xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.
+ Biện pháp hoá học: Có thể sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin, Emamectin benzoate, Propargite, … sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.
2- Bọ xít (Nezara viridula), (Leptoglossus australis):
– Đặc điểm hình thái và tập tính gây hại: Bọ xít trưởng thành có cánh màu nâu đen với một vài đốm đỏ ở sau đầu và mặt dưới của cơ thể, mình thon mảnh dài 18mm, rộng 6mm, chân dài, râu dài. Bọ xít chích hút vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả lốm đốm, nếu gây hại nặng làm cho quả rụng.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, dọn cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm, bón cân đối N-P-K, dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Kiểm tra vườn phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy.
+ Nếu mật độ cao có thể tham khảo sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin; Acephate, Azadirachtin, Matrine, … sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.
3- Bọ trĩ (Thysanoptera sp):
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Là loài gây hại dạng chích hút, chúng thường xâm nhập vào bộ phận hoa, lá, quả non để chích hút làm cho hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành, gây hại trên quả làm cho quả méo mó, dị hình, bề mặt quả bị nám.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Tỉa cành, tạo tán, làm cỏ, thu gom tàn dư thực vật trên đất để tiêu hủy, bón phân cân đối giúp cây phát triển tốt.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp, phân hủy nhanh. Có thể dùng các thuốc có gốc sau: Imidacloprid; Thiamethoxam… sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.
4- Rệp hại: Có nhiều loại rệp gây hại như rệp sáp (Planococcus citri and P. kenya), rệp muội (Aphis gossypi), rệp đào (Myzus persicae) và rệp vừng màu xanh quả đào (Myzus persicae)…
– Đặc điểm và tập tính gây hại: Các loài rệp này gây hại phổ biến trên cây chanh dây, chúng gây hại bằng cách bám vào các bộ phận như: Thân, lá, quả non, các khe kẽ giữa cuống quả, lá để hút dịch cây. Ngoài ra rệp tiết ra chất dịch là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm mất mỹ quan của quả.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc làm mất nơi trú ngụ của rệp. Mùa nắng dùng vòi bơm nước áp lực cao phun vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp và làm rệp suy yếu, giảm sức chống chịu khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất như Abamectin, Abamectin + Alpha, Cypermethrin, Emamectin benzoate, Etofenprox, Thiamethoxam,… sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.
5- Ruồi đục quả:
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Có 2 loài ruồi đục trái gây hại trên chanh dây là Bactrocera cucurbitae và Ceratitis capitata. Quả non bị hại nhăn nheo và rụng sớm, vết thương do ruồi đục sẽ làm giảm giá trị thương mại của quả.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, cắt tỉa lá già, lá bệnh, thu gom những quả rụng đem tiêu hủy. Thu hái quả đúng thời kỳ.
+ Biện pháp hoá học: Sử dụng Protein thủy phân trộn chất độc làm bả diệt ruồi đục quả. Pha 100ml Protein thủy phân với 3 – 5 ml thuốc trừ sâu Regent 5SC, pha loãng với 1 lít nước rồi đem phun cho mỗi cây trên diện tích khoảng 1m2 tán lá với lượng 50 ml hỗn hợp, mỗi tuần phun 1 lần.
b) Bệnh hại trên cây chanh dây:
1- Bệnh cứng quả (hóa bần vỏ quả):
– Tác nhân: Do virus Passion fruit woodiness (PWV) gây ra.
– Triệu chứng: Quả bất bình thường méo mó; trên lá lốm đốm xanh vàng xen kẽ, lá nhăn nheo và biến dạng, chiều dài lá bị ngắn lại, rìa lá bị uốn cong xuống, hướng vào bên trong. Lá có màu xanh đậm, trở nên dầy hơn và giòn. Đọt chùn, đốt ngắn không phát triển, phình to dây.
– Cơ chế lây bệnh: Bệnh này có thể lan truyền cơ giới qua chiết ghép, truyền qua dụng cụ làm vườn nhưng không lan truyền qua hạt. Bệnh này có thể lan truyền qua rầy mềm (rệp muội) Myzus persicae, Aphis gossypii và Aphis fabae dưới hình thức lan truyền không bền vững.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Sử dụng cây giống sạch bệnh.
+ Kiểm soát tốt rầy mềm và côn trùng chít hút, dùng các loại thuốc có gốc: Imidichloride theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
+ Không trồng xen với cà tím, ớt, khoai tây chuột…
2- Bệnh đốm dầu do vi khuẩn (Pseudomonas passiflorae):
– Tác nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra.
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên lá, thân và quả. Trên lá bệnh tạo nên những vết thương màu nâu, bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, trên thân non có những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.
Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và gây chết cây.
– Biện pháp phòng trừ:
– Biện pháp canh tác:
+ Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh cho vụ sau.
+ Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong vườn.
+ Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.
+ Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác.
3- Bệnh đốm nâu (Alternaria passiflorae):
– Tác nhân: do nấm Alternaria passiflorae gây ra.
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trên lá, đầu tiên xuất hiện những đốm màu nâu nhỏ, sau đó lan rộng ra thành đốm lớn có tâm màu sáng và có hình dạng bất định. Trên thân, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen, thường xuất hiện gần nách lá hoặc gân lá.
Triệu chứng bệnh bả trầu (Alternaria alternata) trên quả và lá
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh và những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc hoạt chất Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl (RidomilGold 68WP); Difenoconazole (Score 250EC); Chlorothalonil (Daconil 500SC); hoặc Thiophanate – Methyl (Topsin M 70WP)… sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.
4- Bệnh đốm xám (Septoria passiflorae):
– Tác nhân: do nấm Septoria passiflorae gây ra.
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trên lá vết bệnh có đốm nhỏ màu nâu sáng. Trên thân vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá. Trên quả vết bệnh đầu tiên có đốm nâu nhỏ sau đó lan dần ra tạo thành những vết thương lớn gây nên hiện tượng rụng quả.
Triệu chứng bệnh đốm xám (Septoria passiflorae) trên quả.
– Biện pháp phòng trừ: Áp dụng tương tự bệnh đốm nâu.
5- Bệnh héo rũ:
– Tác nhân: do nhiều tác nhân (nấm Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii).
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Vết bệnh xuất hiện trên cả cổ rễ và thân. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và quả héo rũ xuống và chết dần. Ở phần thân, nơi tiếp xúc với mặt đất, các bó mạch dẫn bị nấm tấn công tạo các vết bệnh màu nâu đen vòng quanh thân làm cho nước và dinh dưỡng không thể vận chuyển từ rễ lên, gây hiện tượng héo rũ thân lá dẫn đến chết cây.
Triệu chứng bệnh thối rễ (Fusarium sp.) trên rễ.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Hạn chế gây vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Không được sử dụng phân chuồng tươi.
– Dùng nấm đối kháng để diệt nấm gây bệnh như Trichoderma 3,2 x 109 bào tử/g, sử dụng 3kg/1000m2 trộn với phân chuồng hoặc phân vi sinh bón vào đất.
6- Tuyến trùng hại rễ:
Có 4 loài tuyến trùng gây hại gồm: Pratylenchus sp., Scutellonema truncatum, Helicotylenchus sp., Meloidogyne javanica.
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Tuyến trùng xâm nhập gây tổn thương bộ rễ, làm cho rễ bị u sưng gây tắc nghẽn mạch dẫn, tuyến trùng gây hại nặng kèm theo nấm bệnh làm cho rễ bị thâm đen và thối mất khả năng hút nước và dinh dưỡng để nuôi các bộ phận của cây làm cho cây bị héo nhanh chóng và chết.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Tăng cường bón phân hữu cơ. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh vườn trồng, ngắt tỉa cành lá, tạo độ thông thoáng cho cây.
+ Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Carbosunfan, Ethoprophos kết hợp với thuốc trừ nấm bệnh Mancozeb+Metalaxyl (RidomilGold 68WP),… xử lý theo liều lượng khuyến cáo.
11. Thu hoạch và bảo quản:
– Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái gần chín và chín hoàn toàn nhằm đạt trọng lượng trái tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả.
– Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển.
MP st
– Chanh dây quả tím (Passiflora edulis Sims): Lá có 3 khía, màu xanh, có răng cưa, gốc hình quả tim, hoa nở vào sáng sớm, trước trưa hoa cụp lại.- Chanh dây quả vàng (Passifalora edulis F.flavicarpa Degener). Tương tự loại quả tím nhưng phát triển mạnh hơn. Thân, gân lá, râu leo màu hồng, hoa tím hồng. Gốc hoa màu tím thẫm, quả lớn, vỏ màu vàng, vị thịt quả chua. Hạt màu nâu sẫm. Hoa nở vào ban trưa, 9 – 10 giờ tối thì cụp lại.: Chanh dây đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa, nhiệt độ thích hợp từ 16 – 30C, không có sương muối; độ ẩm từ 75-80%.: Có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 – 6, nếu trồng vào mùa khô thì cần phải đảm bảo tưới đủ nước, vật liệu che chắn ở giai đoạn mới trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt.: Sử dụng giống Đài nông 1 (quả tím) được nhập khẩu từ Đài Loan, cây giống được nhân bằng phương pháp ghép, gốc ghép là giống chanh leo vỏ vàng. Cây giống xuất vườn có bộ lá thành thục, xanh tốt, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt, không bị nhiễm sâu bệnh.: Chọn đất có độ dốc vừa phải từ 0 – dưới 10 độ, tầng canh tác dày 50 cm trở lên, độ mùn 1 – 2% và pH từ 5,5 – 6,5, thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất được cày sâu 35 – 40cm, bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ sâu, bệnh.- Thiết kế đường lô: Thích hợp với những nơi đất bằng phẳng, độ dốc dưới 10, vườn trồng có thể thiết kế theo hình chữ nhật hoặc hình vuông diện tích từ 0,2 – 0,5 ha/lô, đường lô rộng 3m. Trồng trên đất dốc, hàng cây phải bố trí theo đường đồng mức để thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, chăm sóc và thu hoạch.- Thiết kế giàn:+ Giàn phẳng đều: Kiểu giàn này có diện tích lớn đỡ tốn cột (trụ) hơn giàn chữ T, nhưng lại tốn cột phụ.+ Giàn chữ T: Diện tích mặt giàn nhỏ hơn, tốn cột trụ hơn, dễ chăm sóc và cho sản lượng cao hơn.-Vật liệu để làm giàn: Cột trụ dài 1,8 – 2 mét làm bằng tre, gỗ hoặc bê tông đảm bảo chắc chắn. Dây kẽm 4 mm: Dùng để kéo các cột trụ chính xung quanh giàn. Dây kẽm 2,5 – 3 mm: dùng căng đường dọc, đường ngang, néo từ đỉnh cột xuống đất. Dây kẽm 0.8 – 1 mm: dùng để đan ô nhỏ với khoảng cách 0,6 – 0,6 m- Mật độ trồng: Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ: 1.330 cây/ha ( 3 x 2,5 m), 1.100 cây/ha (3 x 3 m), 850 cây/ha (3 x 4 m).: Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm; dùng vôi bột và thuốc chống mối rắc xuống lòng và thành hố; dùng đất mặt trộn với phân hưu cơ, vô cơ bỏ xuống hố, trộn đều lấp đầy hố – ngang mặt đất tự nhiên.- Lấy cuốc hoặc dùng tay móc lỗ giữa hố để trồng, rạch bì lột ni lông, đặt cây vào hố nén chặt đất xung quanh bầu cây. Trồng xong tưới đẫm nước cho cây, cắm cọc bảo vệ và che nắng cho cây con giai đoạn đầu khoảng 15 ngày.- Trồng dặm kịp thời khi cây chết, thường xuyên xới sạch cỏ dại, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.- Tạo tán: Khi cây có độ cao cách dàn từ 20 – 40 cm mới để lại cành cấp một 5 – 6 cành. Trên mỗi cành cấp một để 4 – 5 cành cấp hai; cắt cành cách mặt đất 20 – 25 cm.- Tỉa cành, lá: Tỉa cành, lá đảm bảo cho ánh sáng tự nhiên chiếu xuống mặt đất từ 40 – 50%. Thu họach đợt quả đầu tiên tỉa cành, tỉa lá cho vườn cây, định kỳ khoảng 20 ngày/lần.+ Cắt bớt cành khi cành quá dày, chồng lên nhau, cành không có khả năng cho quả, cành bị sâu bệnh nặng, cành vượt.+ Tỉa bớt lá vàng, lá già và lá bị bệnh, lá ở các quả đã lớn…- Vị trí cắt: Cắt cách chỗ phân cành chính từ 10 – 15 cm, cắt trong tán trước, sau đó mới ra ngoài tán. Sau khi cắt tỉa phải thu dọn lá, cành ra khỏi vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ.Lưu ý: Cần cắt hết các cành trên mặt giàn đã cho trái. Vì sau khi cắt thì cây sẽ cho ra chồi mới, phân cành thứ cấp và các cành quả. Nếu chanh dây không được cắt tỉa hoàn toàn vào cuối năm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển cũng như ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.: Cây chanh dây có bộ rễ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và tủ gốc là rất cần thiết. Trong mùa khô 3 – 5 ngày/lần tưới, đảm bảo độ ẩm đất trong vườn từ 50 – 60%.Lưu ý: Vào mùa mưa đối với những chân đất trũng cần phải lên luống, đào mương, sẻ rãnh để tiêu nước cho vườn cây.: Mỗi hố bón từ 12 – 15 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 2 – 3 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg vôi + 0,5 kg supe lân + 0,1 kg thuốc basudin lót xuống hố, sau đó phủ một lớp đất mặt làm trước khi trồng khoảng 1 tháng.- Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 – 6 tháng tuổi):+ Lượng phân bón: Ure 430 g + Super lân 750 g + Kali 285 g (tính cho 1 gốc).+ Thời điểm bón: Phân đạm và kali bón sau trồng 20 ngày, các lần tiếp theo cứ 15 ngày bón 1 lần (chia đều 10 – 12 lần bón). Phân lân bón riêng và chia hai lần bón, lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo 150 ngày sau trồng. Bón lấp xung quanh bồn, tránh gây đứt rễ.- Giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên):+ Lượng phân bón: Ure 1 kg + Super lân 1,5 kg + Kali 1,6 kg (tính cho 1 gốc/năm).+ Cách bón: Phân đạm và kali (bón khoảng 20 lần/năm), cứ 15 – 20 ngày bón 1 lần. Phân lân chia làm 3 lần bón, bón lấp xung quanh bồn.Ngoài ra, trong quá trình canh tác cần phun thêm các loại phân bón qua lá có chứa các trung, vi lượng như Ca, Mg, S, B, Mo, Fe,… nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển, kích thích ra hoa đậu trái sau các lần thu họach.* Lưu ý: Hàng năm vào đầu mùa mưa cần bón 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục + chế phẩm Trichoderma.1- Nhện đỏ- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, màu đỏ nhạt, au trùng có mầu xanh lợt. Tập trung gây hại trên những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.Triệu chứng: Nhện đỏ gây hại bằng cách hút dịch của cây làm mặt lá bị vàng loang lổ, lá bị xoăn; nêu bị nặng lá rụng. Gây hại ở trên hoa, quả thì làm rụng qua hoa, quả.- Biện pháp phòng trừ:+ Biện pháp canh tác: Cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy để diệt nhện. Có thể dùng máy bơm nước có áp suất lớn xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.+ Biện pháp hoá học: Có thể sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin, Emamectin benzoate, Propargite, … sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.2- Bọ xítNezara viridula), (Leptoglossus australis):- Đặc điểm hình thái và tập tính gây hại: Bọ xít trưởng thành có cánh màu nâu đen với một vài đốm đỏ ở sau đầu và mặt dưới của cơ thể, mình thon mảnh dài 18mm, rộng 6mm, chân dài, râu dài. Bọ xít chích hút vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả lốm đốm, nếu gây hại nặng làm cho quả rụng.- Biện pháp phòng trừ:+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, dọn cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm, bón cân đối N-P-K, dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Kiểm tra vườn phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy.+ Nếu mật độ cao có thể tham khảo sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin; Acephate, Azadirachtin, Matrine, … sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.3- Bọ trĩ (Thysanoptera sp):- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Là loài gây hại dạng chích hút, chúng thường xâm nhập vào bộ phận hoa, lá, quả non để chích hút làm cho hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành, gây hại trên quả làm cho quả méo mó, dị hình, bề mặt quả bị nám.- Biện pháp phòng trừ:+ Biện pháp canh tác: Tỉa cành, tạo tán, làm cỏ, thu gom tàn dư thực vật trên đất để tiêu hủy, bón phân cân đối giúp cây phát triển tốt.+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp, phân hủy nhanh. Có thể dùng các thuốc có gốc sau: Imidacloprid; Thiamethoxam… sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.4- Rệp hại: Có nhiều loại rệp gây hại như rệp sáp (Planococcus citri and P. kenya), rệp muội (Aphis gossypi), rệp đào (Myzus persicae) và rệp vừng màu xanh quả đào (Myzus persicae)…- Đặc điểm và tập tính gây hại: Các loài rệp này gây hại phổ biến trên cây chanh dây, chúng gây hại bằng cách bám vào các bộ phận như: Thân, lá, quả non, các khe kẽ giữa cuống quả, lá để hút dịch cây. Ngoài ra rệp tiết ra chất dịch là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm mất mỹ quan của quả.- Biện pháp phòng trừ:+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc làm mất nơi trú ngụ của rệp. Mùa nắng dùng vòi bơm nước áp lực cao phun vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp và làm rệp suy yếu, giảm sức chống chịu khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.+ Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất như Abamectin, Abamectin + Alpha, Cypermethrin, Emamectin benzoate, Etofenprox, Thiamethoxam,… sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.5- Ruồi đục quả:- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Có 2 loài ruồi đục trái gây hại trên chanh dây là Bactrocera cucurbitae và Ceratitis capitata. Quả non bị hại nhăn nheo và rụng sớm, vết thương do ruồi đục sẽ làm giảm giá trị thương mại của quả.- Biện pháp phòng trừ:+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, cắt tỉa lá già, lá bệnh, thu gom những quả rụng đem tiêu hủy. Thu hái quả đúng thời kỳ.+ Biện pháp hoá học: Sử dụng Protein thủy phân trộn chất độc làm bả diệt ruồi đục quả. Pha 100ml Protein thủy phân với 3 – 5 ml thuốc trừ sâu Regent 5SC, pha loãng với 1 lít nước rồi đem phun cho mỗi cây trên diện tích khoảng 1mtán lá với lượng 50 ml hỗn hợp, mỗi tuần phun 1 lần.1- Bệnh cứng quả (hóa bần vỏ quả):- Tác nhân: Do virus Passion fruit woodiness (PWV) gây ra.- Triệu chứng: Quả bất bình thường méo mó; trên lá lốm đốm xanh vàng xen kẽ, lá nhăn nheo và biến dạng, chiều dài lá bị ngắn lại, rìa lá bị uốn cong xuống, hướng vào bên trong. Lá có màu xanh đậm, trở nên dầy hơn và giòn. Đọt chùn, đốt ngắn không phát triển, phình to dây.- Cơ chế lây bệnh: Bệnh này có thể lan truyền cơ giới qua chiết ghép, truyền qua dụng cụ làm vườn nhưng không lan truyền qua hạt. Bệnh này có thể lan truyền qua rầy mềm (rệp muội) Myzus persicae, Aphis gossypii và Aphis fabae dưới hình thức lan truyền không bền vững.- Biện pháp phòng trừ:+ Sử dụng cây giống sạch bệnh.+ Kiểm soát tốt rầy mềm và côn trùng chít hút, dùng các loại thuốc có gốc: Imidichloride theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.+ Không trồng xen với cà tím, ớt, khoai tây chuột…2- Bệnh đốm dầu do vi khuẩn (Pseudomonas passiflorae):- Tác nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra.- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên lá, thân và quả. Trên lá bệnh tạo nên những vết thương màu nâu, bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, trên thân non có những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và gây chết cây.- Biện pháp phòng trừ:- Biện pháp canh tác:+ Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh cho vụ sau.+ Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong vườn.+ Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.+ Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác.3- Bệnh đốm nâu (Alternaria passiflorae):- Tác nhân: do nấm Alternaria passiflorae gây ra.- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trên lá, đầu tiên xuất hiện những đốm màu nâu nhỏ, sau đó lan rộng ra thành đốm lớn có tâm màu sáng và có hình dạng bất định. Trên thân, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen, thường xuất hiện gần nách lá hoặc gân lá.Triệu chứng bệnh bả trầu (Alternaria alternata) trên quả và lá- Biện pháp phòng trừ:+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh và những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc hoạt chất Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl (RidomilGold 68WP); Difenoconazole (Score 250EC); Chlorothalonil (Daconil 500SC); hoặc Thiophanate – Methyl (Topsin M 70WP)… sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.4- Bệnh đốm xám (Septoria passiflorae):- Tác nhân: do nấm Septoria passiflorae gây ra.- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trên lá vết bệnh có đốm nhỏ màu nâu sáng. Trên thân vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá. Trên quả vết bệnh đầu tiên có đốm nâu nhỏ sau đó lan dần ra tạo thành những vết thương lớn gây nên hiện tượng rụng quả.Triệu chứng bệnh đốm xám (Septoria passiflorae) trên quả.- Biện pháp phòng trừ: Áp dụng tương tự bệnh đốm nâu.5- Bệnh héo rũ:- Tác nhân: do nhiều tác nhân (nấm Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii).- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Vết bệnh xuất hiện trên cả cổ rễ và thân. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và quả héo rũ xuống và chết dần. Ở phần thân, nơi tiếp xúc với mặt đất, các bó mạch dẫn bị nấm tấn công tạo các vết bệnh màu nâu đen vòng quanh thân làm cho nước và dinh dưỡng không thể vận chuyển từ rễ lên, gây hiện tượng héo rũ thân lá dẫn đến chết cây.Triệu chứng bệnh thối rễ (Fusarium sp.) trên rễ.- Biện pháp phòng trừ:+ Hạn chế gây vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Không được sử dụng phân chuồng tươi.- Dùng nấm đối kháng để diệt nấm gây bệnh như Trichoderma 3,2 x 10bào tử/g, sử dụng 3kg/1000mtrộn với phân chuồng hoặc phân vi sinh bón vào đất.6- Tuyến trùng hại rễ:Có 4 loài tuyến trùng gây hại gồm: Pratylenchus sp., Scutellonema truncatum, Helicotylenchus sp., Meloidogyne javanica.- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Tuyến trùng xâm nhập gây tổn thương bộ rễ, làm cho rễ bị u sưng gây tắc nghẽn mạch dẫn, tuyến trùng gây hại nặng kèm theo nấm bệnh làm cho rễ bị thâm đen và thối mất khả năng hút nước và dinh dưỡng để nuôi các bộ phận của cây làm cho cây bị héo nhanh chóng và chết.- Biện pháp phòng trừ:+ Tăng cường bón phân hữu cơ. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh vườn trồng, ngắt tỉa cành lá, tạo độ thông thoáng cho cây.+ Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Carbosunfan, Ethoprophos kết hợp với thuốc trừ nấm bệnh Mancozeb+Metalaxyl (RidomilGold 68WP),… xử lý theo liều lượng khuyến cáo.- Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái gần chín và chín hoàn toàn nhằm đạt trọng lượng trái tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả.- Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển.