U vàng ở mi mắt – Đây là bệnh gì? Có nguy hiểm đến sức khoẻ không?

Nếu bỗng một ngày bạn soi gương và phát hiện trên mí mắt mình xuất hiện những đốm màu vàng trông rất khác biệt so với vùng da xung quanh thì có thể bạn đang mắc phải một tình trạng có thể là u vàng rồi đấy!

Bạn lo lắng vì không biết nguyên nhân của chúng là gì,  có nguy cơ ảnh hưởng đến rối loạn sức khỏe không và điều trị như thế nào để những vết đốm ở mí mắt biến mất?

Hãy cùng Grace Skincare Clinic tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu u vàng là gì?

U vàng (xanthoma) là tình trạng các sang thương màu vàng gồ lên (sang thương là những khối mô ở da phát triển bất thường và có thể nằm trên bề mặt hay ở vị trí ngay dưới da, hay gặp ở vùng quanh mắt) do sự tích tụ lipid trong các đại thực bào.

Xanthoma có thể được phân ra thành nhiều dạng tuỳ vào vị trí xuất hiện của chúng trên cơ thể và nguyên nhân chúng hình thành. Trong đó loại phổ biến nhất và gây mất thẩm mỹ nhất là u vàng mi mắt (xanthelasma palpebrum).

Bệnh có thể gặp ở nam nhiều hơn nữ, tình trạng có thể xuất hiện nhiều hơn sau tuổi 50.

u vàngu vàng

Một số dạng của u vàng có nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa lipid trong đại thực bào và có thể là nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và viêm tụy khi mắc phải.

Xanthoma có thể có nhiều kích thước, từ bé như đầu đinh ghim cho đến loại u có kích thước như một trái nho. Hình dáng của nó trông giống như mỡ bị tích tụ dưới da, chúng có thể có màu vàng hoặc cam.

U sẽ không đau nhưng có thể làm vùng da xung quanh hơi ngứa. Bệnh có thể phát triển riêng rẽ hoặc theo từng vị trí khu vực trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở các vị trí:

  • Khớp, đặc biệt là đầu gối và khuỷu tay
  • Xung quanh mắt
  • Chân
  • Tay
  • Mông

| Tìm hiểu thêm cách chữa mụn nhọt ở mặt đúng cách và hiệu quả để hạn chế tổn thương cho da

Bệnh u vàng hình thành do đâu?

Lipid huyết tương (lipoprotein) làm nhiệm vụ vận chuyển lipid trong đại thực bào và cholesterol trong máu đi đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Tùy vào kích thước và trọng lượng mà lipoprotein trong đại thực bào có thể chia ra thành nhiều loại:

  • Chylomicrons
  • Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)
  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)

Tất cả các loại lipoprotein đều đóng vai trò quan trọng trong chức năng chuyển hóa của cơ thể.

u vàng xanthomau vàng xanthoma

Bệnh u vàng rất dễ gặp ở những người có lipid huyết tương (lipoprotein) bị rối loạn tăng cao.

Tuy nhiên, mức độ mắc bệnh có thể có nguy cơ cao hơn nếu người đó có lượng cholesterol hoặc triglyceride trong máu cao do rối loạn chuyển hóa, bao gồm một số nguyên nhân như:

  • Nguy cơ từ một số bệnh ung thư nghiêm trọng có thể là các tế bào ác tính phát triển với tốc độ nhanh không kiểm soát khiến cơ thể bị tổn thương
  • Gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường (có thể do chế độ ăn không hợp lý)
  • Ở những người mắc phải Hyperlipidemia (máu nhiễm mỡ ở những người có chế độ ăn không lành mạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hình thành tổn thương dẫn đến u màu vàng)
  • Rối loạn chuyển hoá (chẳng hạn như ở những người tăng cholesterol trong máu, có thể liên quan đến di truyền, cũng là một nguyên nhân thường gặp của bệnh rối loạn chuyển hóa)
  • Gặp ở những người bị tổn thương gan, xơ vữa động mạch do di truyền
  • Rối loạn chuyển hóa lipoprotein có thể liên quan đến kết quả của di truyền hay do một số bệnh như là nguyên nhân như đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, tổn thương thận… các loại bệnh rối loạn di truyền này có thể là do lắng đọng mỡ ở da và biểu hiện thành u vàng trên da.


Giải pháp điều trị mụn thịt an toàn tại phòng khám da liễu

Nếu bỗng một ngày bạn phát hiện trên cơ thể mình xuất hiện những nốt màu vàng hoặc trùng màu với da trồi lên so với bề mặt da thì có thể bạn đang gặp phải mụn thịt hoặc u vàng rồi đấy! Làm thế nào để điều trị mụn thịt và làm những nốt…

U vàng được phân loại như thế nào?

Bệnh có thể được phân ra làm nhiều loại tùy theo vị trí và cách chúng xuất hiện, mỗi loại lại có những đặc điểm riêng:

U vàng mi mắt (Xanthelasma palpebrum)

Đây là dạng u vàng thường gặp nhất và có thể mọc ở vị trí mí mắt trên và dưới, có tính đối xứng hai bên.

Ban đầu, u mi mắt chỉ gây ra các tổn thương nhỏ, sau đó những tổn thương này sẽ lớn dần theo thời gian, có màu vàng, bằng hoặc nhô lên so với bề mặt da. Loại này có thể liên quan đến tình trạng tăng mỡ máu do chế độ ăn uống không lành mạnh.

bệnh u vàngbệnh u vàng

U vàng thể củ (Tuberous xanthomas)

Là những loại u nhô lên khỏi bề mặt da và có thể có màu vàng hoặc đỏ, cứng và không đau.

Những tổn thương này xuất hiện ở những vị trí da thường xuyên tì, đè như đầu gối, khủy tay, gót chân, mông… và có thể liên quan đến rối loạn cholesterol và LDL trong máu do rối loạn chuyển hóa di truyền.

u vàng ở mi mắtu vàng ở mi mắt

U vàng ở gân (Tendinous xanthomas)

Là những tổn thương u có màu vàng nhạt, thường gặp ở vùng có gân hoặc dây chằng, thường thấy ở các vị trí như bàn tay, chân hay gót chân.

Tendinous xanthomas có thể liên quan đến rối loạn chuyển hóa dẫn đến tăng cholesterol và rối loạn LDL trong máu nặng.

U vàng phát ban (Eruptive xanthomas)

Là những nốt sần nhỏ màu đỏ hoặc màu vàng, các tổn thương này thường thấy ở các vị trí như mông, vai, tay, chân, hiếm trường hợp có ở mặt.

Loại này phát ban thường gây ngứa và có thể tự khỏi sau vài tuần. Eruptive xanthomas có thể liên quan đến tăng triglyceride trong máu (rối loạn chuyển hóa) và thường gặp ở người mắc bệnh di truyền như bệnh đái tháo đường, người bị xơ vữa động mạch… khiến cơ thể bị rối loạn.

Ngoài ra còn những dạng khác hiếm gặp hơn như plane xanthomas, diffuse plane xanthomas và xanthomas disseminatum.

| Tham khảo những cách điều trị mụn cóc có thể bạn chưa biết

U vàng có nguy hiểm không?

Đây là một loại u lành tính thường có màu vàng.

Tuy nhiên, sự hiện diện của nó cũng có thể là một dấu hiệu báo động rằng tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề (chẳng hạn như bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, các bệnh di truyền hay rối loạn khác…).

Khi phát hiện, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát ở bệnh viện để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của mình có thể mắc phải bệnh nội khoa (rối loạn chuyển hóa lipid trong đại thực bào) hay không.

Tổn thương chỉ điều trị khi chúng gây mất thẩm mỹ (màu vàng của u quá nổi bật khiến nhiều người tự ti).

Có nhiều phương pháp điều trị như là chấm trichloroacetic acid, đốt điện, laser hay phẫu thuật cắt bỏ các tổn thương này, cần được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở uy tín.

Nhưng theo như chia sẻ của Bác sĩ CKI Da liễu – Hun Kim Thảo, Giám đốc Y khoa của Grace Skincare Clinic, để điều trị u vàng tận gốc thì ngoài việc loại bỏ chúng, bạn cần phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây nên tổn thương, đó chính là rối loạn lipid máu.

Điều này còn có thể là cách giảm bớt nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành, bệnh đái tháo đường và đột quỵ do rối loạn chuyển hóa về sau.

Cách chẩn đoán bệnh u vàng

Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán tình trạng xanthoma qua hình dáng, vị trí, kích thước (màu vàng hay đỏ, có mặt ở đâu trên cơ thể, kích thước như thế nào…).

Sinh thiết da là một phương pháp có thể được thực hiện để tạo ra các tổn thương nhỏ nhằm kiểm tra sự tăng sinh mô của xanthoma, cũng như định lượng thành phần lipid bị rối loạn trong mô sinh thiết.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu tại bệnh viện để kiểm tra nồng độ lipid trong máu xem bệnh nhân có nguy cơ bị rối loạn lipid máu hay không, cũng như đánh giá chức năng gan và bệnh tiểu đường.

Khai thác bệnh sử cũng cần phải được tiến hành trước khi điều trị u vàng nhằm phát hiện những tiền căn rối loạn lipid máu và yếu tố di truyền của nó.

Phương pháp điều trị u vàng xanthoma

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa nguy cơ hình thành u vàng cụ thể. Để duy trì mức lipid huyết tương và cholesterol ở mức thích hợp, bạn cần hình thành một lối sống lành mạnh thông qua việc ăn các thực phẩm tốt cho sức khoẻ và tập thể dục thường xuyên.

Kiểm tra máu định kỳ tại bệnh viện là những biện pháp có thể giúp bạn kiểm soát mức lipid và cholesterol trong cơ thể để hạn chế bị rối loạn lipid máu hay cholesterol do di truyền.

Các phương pháp điều trị khác cho bệnh xanthoma (u màu vàng) bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tổn thương, laser hoặc điều trị hóa học bằng axit trichloroacetic.

Tuy nhiên, bệnh xanthoma vẫn có thể tái phát nếu nguyên nhân thực sự đằng sau đó chưa được điều trị (ví dụ như do di truyền).

Điều trị bệnh u vàng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ truyền thống

Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng dao mổ và các mũi khâu. Kỹ thuật phẫu thuật u mi mắt đã có từ lâu và đến nay vẫn còn được sử dụng tại nhiều bệnh viện để điều trị xanthoma.

Đây là cách điều trị hiệu quả, tuy nhiên phương pháp phẫu thuật này cần phải gây tê và nếu không cẩn thận khi phẫu thuật, người bệnh còn có thể mắc phải nguy cơ bị nhiễm trùng từ các tổn thương khi thực hiện. 

Ngoài ra, đó có thể là nguyên nhân khiến cho vùng da quanh mắt để lại sẹo giống những nếp nhăn, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Điều trị bằng phẫu thuật Laser

Phương pháp này ít nguy cơ bị nhiễm trùng từ các tổn thương, ít gây chảy máu trong và sau phẫu thuật điều trị. Biện pháp điều trị những khối u màu vàng này có tính chính xác cao và không để lại sẹo sau khi các tổn thương lành hẳn.

Phương pháp sử dụng laser được áp dụng phổ biến hiện nay tại bệnh viện hay phòng khám da liễu. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ cần phẫu thuật.

Laser được sử dụng sẽ không đi quá sâu vào mô dưới da vì có thể để lại tổn thương hình thành sẹo. Suốt quá trình điều trị phẫu thuật, người bệnh sẽ được đeo kính bảo vệ mắt phù hợp để tránh việc sử dụng laser gây ảnh hưởng đến mắt.

điều trị bệnh xanthoma bằng laserđiều trị bệnh xanthoma bằng laser

Điều trị u vàng ở mi mắt bằng cách đốt điện

Phương pháp đốt điện này có thể được áp dụng điều trị trong các trường hợp u màu vàng, cam… có ranh giới không rõ ràng tại bệnh viện hoặc phòng khám.

Tuy nhiên u màu vàng cũng có thể có nguy cơ để lại tổn thương hình thành sẹo, co kéo nếu đốt sâu.

Điều trị u vàng ở mi mắt với Axit tricholoracetic 33%

Axit tricholoracetic có tác dụng đông vón protein và có thể có nguy cơ gây hoại tử tế bào sừng.

Phương pháp điều trị u vàng này được thực hiện bằng cách chấm axit lên các tổn thương, chấm liên tục mỗi ngày vào vùng có u cho đến khi lành sẹo.

Tuy nhiên, cần chú ý không chấm vào da lành vì có thể thuốc gây loét da, cho nên trước khi điều trị bằng thuốc cần dùng hồ nước bôi da hoặc oxit kẽm bôi xung quanh vùng u màu vàng để tránh acid lan ra ngoài.

Bệnh u vàng không nguy hiểm nhưng lại có thể ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ và cần chú ý đến những nguyên nhân vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về u vàng ở mi mắt muốn tìm nơi điều trị hiệu quả, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi để được đội ngũ của Grace Skincare Clinic tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Da liễu Hun Kim Thảo

Liên Hệ Tư Vấn

Grace Skincare Clinic
Phòng khám da liễu quốc tế sử dụng thiết bị và công nghệ đạt chuẩn FDA & CE

102ABC Cống Quỳnh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đặt lịch: https://www.graceskinclinic.com/book-now
SDT: 02822-531-223
Hotline: 0961-796-809