Tỷ lệ ly hôn trong xã hội hiện nay ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ly hôn ?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án cho ly hôn.

1. Ly hôn là gì ?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án cho ly hôn. Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

 

2. Tỷ lệ ly hôn trong xã hội hiện nay ?

Đời sống chung vợ chổng từ “thăng hoa” giáng xuống “địa ngục”, tình trạng trầm trọng kéo dài thì ly hôn là một giải pháp nhiều người lựa chọn để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn.

Theo đó, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa có nghiên cứu và đưa ra: tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31%- 40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.

Theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, số người đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn.

Theo báo cáo của tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, có tới 70% vụ ly hôn do người phụ nữ đệ đơn.

Giờ bạn cùng tôi “nhìn ra thế giới”, một đất nước văn minh lịch sự được mệnh danh là “lịch sự như người Pháp” xem tình hình ly hôn thê’ nào nhé.

Tại nước Pháp lãng mạn, có khoảng hơn 120 ngàn vụ li dị mỗi năm. Có khoảng 44% các cuộc hôn nhân dẫn tới kết cục tan vỡ, và 70% các quyết định li dị đến từ phụ nữ.

Hóa ra đàn ông Pháp, cho dù nổi tiếng lâng mạn nhất thế giới, vẫn khó tránh khỏi nguy cơ bị vợ bỏ!

Trên thực tế, tỉ lệ ly hôn ở Pháp khá cao, đứng hàng thứ 2 thế giới, cho dù gần đây có vẻ giảm đi. Chính vì số đơn xin li hồn mỗi năm quá nhiều, gây quá tải cho tòa án nên từ ngày 01/01/2017 trở đi, luật của Pháp cho phép các vụ li hôn “đồng thuận” được giải quyết nhanh gọn tại phòng công chứng, không cẩn qua tòa án nữa.

 

3. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng ly hôn

Qua nghiên cứu trực tiếp các hồ sơ án ly hôn thì thấy: Nguyên nhân phần lớn và sâu xa dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với các cặp vợ chồng trẻ là do họ thiếu kỹ năng sống. Họ bước vào cuộc sống hôn nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến chồng hoặc vợ, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân. Trong khi đó nhận thức về cuộc sống gia đình, ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu còn hời hợt đã khiến họ không đủ bản lĩnh và kỹ năng giải quyết, vượt qua các mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn. Chiếm một phần trong số các cặp ly hôn là do họ kết hôn ngoài ý muốn khi những hiểu biết về kiến thức giới tính có phần hạn chế.

Nguyên nhân thứ hai là do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái. Hầu hết trong các Quyết định công nhận thuận tình ly hôn đều thể hiện các cặp vợ chồng đến xin ly hôn không có tài sản chung.

Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như: do tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi tông đường”; vấn đề về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; vợ chồng bất hòa, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do nhận thức về xã hội, pháp luật chưa đầy đủ, thậm chí nhiều trường hợp người chồng nghiện ngập ma túy, cờ bạc, rượu chè … dẫn đến người vợ không chịu được phải ly hôn. Nhiều vụ án được Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí đưa ra xét xử là do người chồng đang trong thời gian thụ lý án vì có hành vi vi phạm pháp luật. Có những vụ ly hôn, người vợ là nguyên đơn nhưng phải viết đơn đề nghị Tòa bảo vệ mình khi tham dự phiên tòa vì thường xuyên bị người chồng đe dọa, đánh đập do thường xuyên dùng ma tuý “đá” (một loại ma túy tổng hợp); vấn đề bạo lực gia đình xảy ra cũng xuất phát phần lớn từ người chồng dùng ma túy tổng hợp bị ảo giác, về đánh dọa vợ con.

 

4. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng ly hôn

Với những thống kê, nghiên cứu về ly hồn trong và ngoài nước cho ta thấy cuộc sống văn minh ngày nay ly hôn cũng là chuyện “bình thường”.

Vì một lý do, hoàn cảnh nào đó mà hôn nhân ràng buộc làm cho vợ chồng luôn sống trong cảnh đau khổ, bất hạnh kéo dài thì họ chọn cách ly hôn để giải thoát và bắt đầu một cuộc sống mới là đúng. Bởi xu hướng sống hiện đại ngày càng đề cao tính “cá nhân” hôn nhân, gia đình không còn là nơi để hy sinh, chấp nhận, nhẫn nhục mà phải là nơi đem lại cho mỗi cá nhân một cuộc sống tốt đẹp, an toàn và có quyền tự do cá nhân.

Suy cho cùng thì hôn nhân chỉ là phương tiện, một cách giúp cho mọi người mưu cầu hạnh phúc, chứ hôn nhân không đồng nghĩa với hạnh phúc. Bằng nhiều cách khác nhau chúng ta theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, cách này không được thì phải tìm cách khác, phù hợp với mỗi người và mỗi thời điểm trong cuộc đời. Thực tế, có nhiều người sổng độc thân không lập gia đình họ cũng có cuộc sống tốt đẹp. Có người ly hôn xong thành mẹ đơn thân hay bố đơn thân một cách vui vẻ, tự do thoải mái hơn nhiều hoặc có người người tiếp tục “viết truyện tập hai” và hay hơn “tập một”.

Với ý nghĩa, trong mọi hoàn cảnh chúng ta luôn phải tìm cách mưu cầu hạnh phúc. Khi hôn nhân đã “nhiều chuyện đau buồn” và các bên không thể “sửa chữa, thay đổi” thì ly hôn là một giải pháp. Nếu bạn thấy đã đến lúc cần ly hôn để cho mình có cuộc sống tốt đẹp hơn thì hãy coi đó là “việc bình thường phải làm”. Đã là việc phải làm thì giờ nghĩ cách làm sao cho tốt, làm thế nào để cuộc ly hôn “hòa bình, nhanh chóng và ít tổn thất nhất”, thấu tình và đạt lý nhất, đó chính là điều tôi muốn chia sẻ cho các bạn.

 

5. Quyền ly hôn đơn phương

Thua luật sư: Em muốn ly hôn nhưng chồng em không cho. Chồng em có tính cờ bạc và rượu chè, thường xuyên đánh đập vợ con. Vậy, em có quyền ly hôn hay không? 

Trả lời:

Quyền ly hôn của em được pháp luật bảo vệ, chồng bạn không có quyền ngăn cản. Việc ly hôn căn cứ theo một số quy định sau đây:

Đời thường người ta có thể gọi là chia tay, bỏ nhau, cắt đứt, ly thân hay li dị đây là nghĩa chung cho việc chấm dứt một tình yêu. Còn “ly hôn” là một khái niệm được luật định chỉ dành cho vợ chồng đã đăng ký kết hôn và muốn chấm dứt hôn nhân. Vậy nên, trước hết các bạn nên tìm hiểu một số thuật ngữ mang tính pháp lý để hiểu rõ hơn khi tôi trích dẫn các quy định pháp luật trong cuốn sách này.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Điều 3 – Giải thích từ ngữ, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyển và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vậy đó, khi bạn đăng ký kết hôn thì đơn giản chỉ cần tới UBND xã/ phường đăng ký trong vòng 30 phút. Còn khi khi bạn ly hôn thì nộp đơn nhờ Tòa án giải quyết, nhanh cũng mất khoảng 03 tháng.

Giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem quyền ly hôn được pháp luật quy định thế nào nhé. Hiến pháp năm 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Điều 51 quy định về yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chổng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vỉ của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyên yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưổi 12 tháng tuổi.

Với quy định pháp luật trích dẫn ở trên, bạn đã hiểu rõ vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Tuy nhiên, pháp luật theo hướng bảo vệ “bà mẹ và trẻ em” trong giai đoạn “nhạy cảm dễ tổn thương” nên có hạn chê’ chồng không được nộp đơn xin ly hôn trong trường hợp: “vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Thực tế tôi đã từng có một khách hàng nam tới tư vấn ly hôn trong hoàn cảnh này, tôi giải thích rằng: “Anh chưa được phép yêu cầu ly hôn”. Anh ta đã kêu trời vì đứa con dưới 12 tháng tuổi hiện nay không phải con của anh, mà là là vợ anh cặp bồ với người tình và có con. Anh là người bị “cắm sừng” vậy mà pháp luật còn bảo vệ cô vợ. Bạn thấy quy định này có bất công cho anh chồng không?

Tuy nhiên, dù trong thời kỳ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu người vợ nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án vẫn giải quyết. Nên tôi có tư vấn cho anh bạn đó rằng: “Về nhà nói vợ anh nộp đơn, cô ý mà đã có con với người khác rồi thì chắc sẽ đổng ý nộp đơn ly hôn thôi.”