Tỷ giá đối hoái và những điều cần biết
Bạn đã từng đặt ra câu hỏi tại sao giá trị tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau như vậy chưa. Bạn đã nghe tới tỷ giá hối đoái chưa? Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Chúng tôi sẽ là câu giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về vấn đề kinh tế này trong bài dưới đây..
Mục Lục
I. Tỷ giá đối hoái là gì?
Để tìm hiểu tỷ giá hối đoái là gì bạn cần biết trong tiếng anh được gọi là Exchange rate. Đó là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả của một đơn vị tiền tệ. Giá đó là của một nước hoặc được tính bằng tiền của nước khác. Hoặc nói cách khác, tỷ giá đối hoái là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
II. Một số thuật ngữ liên quan
- Tỉ giá hối đoái thực (viết tắt là RER) là tỉ lệ trao đổi hàng hóa hai quốc gia.
- Tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài. Điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ do chính phủ hoặc ngân hàng trung ương áp dụng. Nó nhằm ràng buộc tỷ giá hối đoái chính thức của quốc gia đó với tiền tệ của quốc gia khác hoặc giá vàng. Mục đích của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định là giữ cho giá trị của một loại tiền tệ trong một biên độ hẹp.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Điều này gây trái ngược đối với tỷ giá hối đoái cố định. Trong đó chính phủ quyết định hoàn toàn tới chủ yếu tỷ giá.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là tỉ giá biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỉ giá. Nhưng tại đây, ngân hàng trung ương không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỉ giá trung tâm.
III. Phân loại tỉ giá hối đoái
1. Dựa vào đối tượng để xác định tỷ giá
- Khái niệm tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia đó xác định. Trên cơ sở này, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sẽ ấn định đúng kỳ hạn hoặc hoán đổi.
- Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá hối đoái hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu.
2. Dựa vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay: được áp dụng trong giao dịch chuyển vốn, thanh toán xảy ra đồng thời với thời điểm ký hợp đồng.
- Tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá giao dịch tổ chức tín dụng tự tính toán, thỏa thuận. Đảm bảo trong biên độ quy định của tỷ giá kỳ hạn Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.
3. Dựa vào giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái âm: Là tỷ giá hối đoái được biểu thị theo giá hiện hành, không có ảnh hưởng nào của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực: tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ. Phản ánh giá cả của hàng hóa bán ra nước ngoài và dùng trong nước. Tỷ lệ này phản ánh năng lực cạnh tranh của quốc gia đó.
4. Dựa theo phương thức chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối: được quy định tại các ngân hàng. Đó là tỷ giá bằng điện. Là tỷ giá cơ bản để xác định các loại khác.
- Tỷ giá thư đoái: là tỷ giá hối đoái qua đường bưu điện, cao hơn tỷ giá hối đoái của thư
V. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
1. Yếu tố thương mại
Tỷ lệ trao đổi thương mại có liên quan đến các tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán. Tỷ lệ trao đổi thương mại tăng nên nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đó đang tăng. Dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu của các nước tăng. Tạo cho nhu cầu nội tệ tăng lên. Từ đó giá trị của đồng nội tệ tăng lên.
Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của giá xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu. Giá trị của các đồng nội tệ có xu hướng giảm so với các đối tác thương mại.
2. Yếu tố lạm phát
Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát thấp hơn thì giá trị đồng tiền của quốc gia đó tăng lên. Giá cả hàng hóa tăng với tốc độ chậm hơn nếu lạm phát thấp. Ngược lại, quốc gia nào có lạm phát cao, đồng tiền sẽ mất giá, lãi suất cao hơn.
3. Yếu tố thu nhập
Một yếu tố khác ảnh hưởng là mức thu nhập tương đối. Mức thu nhập của quốc gia ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
4. Yếu tố lãi suất
Sự thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái đô la. Tỷ giá ngoại hối và lạm phát đều có mối tương quan với nhau. Lãi suất khi tăng lên sẽ khiến cho đồng tiền của một quốc gia tăng giá. Vì mang lại lãi suất cao hơn cho người cho vay, thu hút nhiều vốn nước ngoài khiến tỷ giá hối đoái tăng
VI. Vai trò của tỷ giá hối đoái
1. So sánh sức mua của đồng tiền
Tỷ giá hối đoái phản ánh giá trị của ngoại tệ và nội tệ. So sánh giá cả của hàng hóa trong nước và ngoài nước. So sánh năng suất lao động giữa các quốc gia với nhau. Lấy đó làm cơ sở để đề ra những chính sách kinh tế phù hợp với thực tế.
2. Thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia
Tỷ giá hối đoái tăng khiến cho giá hàng nhập khẩu tăng. Điều đó khiến dễ xảy ra lạm phát. Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm, lạm phát giảm nhưng theo kèm đó là sản xuất cũng giảm, tăng trưởng chậm.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc về tỷ giá hối đoái là gì. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất. Mong rằng những thông tin của chúng tôi về tỷ giá hối đoái là gì sẽ có ích cho bạn.