Tuyên truyền vận động quần chúng phòng chống tội phạm và tệ nạn về ma tuý trong điều kiện hội nhập quốc tế tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ .CÔNG AN TRA VINH

Miền Tây Nam bộ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế – xã hội của đất nước đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo. Đặc biệt các tỉnh Miền Tây Nam bộ có 4 tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia được gọi là tuyến biên giới Tây Nam bộ giáp Campuchia. Trong những năm qua tình hình tội phạm về ma tuý và các loại tệ nạn xã hội như đánh bạc, mại dâm, buôn lậu… phát triển mạnh gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới nói chung, trật tự an toàn xã hội ở các tỉnh miền Tây Nam bộ nói riêng. Những đặc điểm trên là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch cho khu vực miền Tây Nam bộ những đồng thời cũng là điều kiện mà các đối tượng phạm tội về ma tuý lợi dụng để thực hiện tội phạm. 
Theo số liệu báo cáo của công an các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Tây Nam Bộ, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý 4 năm qua từ 2011 đến 2014 đã phát hiện 4598 vụ, 8590 đối tượng. Cụ thể là: năm 2011 phát hiện 1073 vụ, 1.813 đối tượng,  năm 2012 phát hiện 1.213 vụ, 2.173 đối tượng; năm 2013 phát hiện 1.134 vụ, 2.321 đối tượng; năm 2014 phát hiện 1.178 vụ, 2.283 đối tượng. Qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý khu vực Tây Nam Bộ cho thấy phần lớn đây là địa bàn trung chuyển, tiêu thụ ma túy và càng ngày càng phức tạp là do: Vị trí địa lý của khu vực này có đường biên giới dài tiếp giáp Campuchia như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường không thuận lợi, nối liền các tỉnh miền Trung, miền Đông và TP. Hồ Chí Minh; Địa hình khu vực biên giới bằng phẳng, đất liền đất, sông liền sông, cư dân hai nước qua lại thăm thân, xâm canh, lao động, sản xuất, trao đổi mua bán diễn ra thường xuyên; Bên cạnh đó, tội phạm về ma túy luôn tìm cách để trốn tránh, đối phó với các lực lượng chức năng, chúng sẽ triệt để khai thác các tuyến biên giới, cung đường mới để vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, ít bị kiểm soát hơn so với tuyến biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, miền Trung giáp Lào… Vì vậy, để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý có hiệu quả trên khu vực Miền Tây Nam bộ đòi hỏi phải chú ý đến các yếu tố này để xây dựng các giải pháp phù hợp trong phòng ngừa, điều tra các loại tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn về ma tuý nói riêng. 
Trên cơ sở những đặc điểm trên, công tác tuvên truyền vận động toàn dân tham gia phòng chổng tội phạm và tệ nạn về ma tuý trong điều kiện hội nhập quốc tế, Lực lượng Cảnh sát thuộc Công an các tỉnh Miền tây đã tổ chức thực hiện tốt những vấn đề sau đây:  
– Đã chủ động tham mưu cho Ban Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan xí nghiệp và quần chúng nhân dân trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm về trật tự xã hội nói chung và phương pháp phòng ngừa tội phạm và tệ nạn về ma tuý nói riêng với nhiều hình thức phong phú như: Mở các chuyên mục, chuyên đề về phòng chống tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài, phát thanh, truyền hình, nhất là các chương trình vì an ninh tổ quốc của các đài phát thanh, truyền hình địa phương;
 – Đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, nhất là triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 1 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới, lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an các tỉnh, thành phổ khu vực miền Tây Nam bộ vận động các hộ, khu dân cư và 100% các phường, xã, thị trấn ký cam kết đạt tiêu chuẩn an toàn văn hóa; tổ chức các buổi tuyên truyền lưu động tại các tuyến và địa bàn trọng điểm; 
– Đã lập hòm thư tố giác tội phạm ở cả các khóm, ấp, khu phố…; tổ chức tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa cũng như viết các tin bài với nội dung phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiếu phim tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; duy trì và nhân rộng nhiều mô hình điếm về quản lý giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em hư, vi phạm pháp luật; kẻ vẽ panô, khẩu hiệu, phát tờ rơi…
– Đi đôi với công tác tuyên truyền vận động là tập trung củng cố các tổ chức quần chúng ngay tại cơ sở như năm 2014 Công an khu vực miền Tây Nam bộ đã củng cố 1288 đội dân phòng, 1.120 tổ An ninh nhân dân với trên12.264 thành viên; 88 Hội đồng Quốc phòng bảo vệ an ninh trật tự có 675 thành viên; 762 Ban bảo vệ an ninh trật tự 3.456 thành viên; 92 Tổ hòa giải 894 thành viên; 86 Đội phòng cháy chữa cháy… 
– Lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam bộ đã tăng cường công tác vận động cá biệt, phương châm chung của lực lượng là “mỗi cán bộ chiến sỹ đều phải làm tôt công tác dân vận theo địa bàn, tuyến phụ trách và lĩnh vực được phân công”, đồng thời thường xuyên mời các chủ nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, vũ trường, quán karaoke, điểm kinh doanh internet… đến tuyên truyền làm cam kết phải chấp hành nghiêm pháp luật, trong đó có việc không được sử dụng lao động trẻ em, không có khách hàng là trẻ em để hạn chế những điều kiện phạm tội do người CTN gây ra.
– Lực lượng Công an nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng thuộc Công an các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam bộ đã chủ công phối họp với Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và Công an quận, huyện, thị xã, thành phố xây dựng nhiều mô hình “Giúp đỡ, giáo dục người nghiện ma tuý hoà nhập công đồng và gia đình”, “Phong trào 3 không trong các khóm, ấp: Không phạm tội, không nghiện hút ma tuý; không tệ nạn xã hội”, “quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư”; nhiều câu lạc bộ đã xuất hiện ngày càng nhiều cách làm hay đạt hiệu quả trong công tác phòng ngừa tội phạm như ở Bạc Liêu có phong trào xây nhà tình thương cho đối tượng người nghiện ma tuý đã hoàn lương; ở Tiền Giang có phong trào tiếng mõ phòng chổng tội phạm, ở Hậu Giang có mô hình tự quản trong nhà trọ, tự quản trong nghiệp đoàn xe ôm không nghiện ma tuý; ở Trà Vinh, Ben Tre có mô hình Tự quản trong các đội tàu đảnh bắt xa bờ không phạm tội và tệ nạn ma tuý …; đông thời ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình trong tố giác, truy bắt tội phạm và tệ nạn về ma tuý.
Đề nâng cao hiệu quả hoạt động tuvên truyền vận động toàn dân tham gia phòng chổng tội phạm và tệ nạn về ma tuý trong điều kiện hội nhập quốc tế, lực lượng Cảnh sát nhân dân khu vực miền Tây Nam bộ cần thực hiện tốt những vấn đề sau đây:
Một là, Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục củng cố các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở như Tổ tuần tra nhân dân, Tổ tự quản, Tổ hòa giải… tích cực tham gia phòng chống tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý.
Tiêp tục xác định gia đình là trung tâm của công tác tuyên truyền đối với người vi phạm pháp luật và trong tuyên truyền vận động mọi người tích Cảnh sátực tham gia phòng chống tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý; xây dựng mỗi gia đình thật sự là một “pháo đài” bền vững về “tự quản, tự phòng, chống tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý.”…
Hai là,  Quan tâm, hỗ trợ và đầu tư về kinh phí, cơ sở hạ tầng để tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển rộng rãi các mô hình câu lạc bộ, như: “Tuổi trẻ với pháp luật”, “Tinh thương và trách nhiệm”, “Quản lý, giảo dục con em trong gia đình không phạm tội về ma tuý và liên quan đến tệ nạn xã hội ”, “Câu lạc bộ ông, bà, cháu”, “Câu lạc bộ sinh viên ngoại trú”…; tạo điều kiện cho gia đình và các thành viên gia đình tham gia. Nghiên cứu xây dựng các loại hình câu lạc bộ cho phù hợp với từng địa phương trong vùng như “Đảm bảo an ninh trật tự trong người dân tộc” ở Trà Vinh, Sóc Trăng; “Giáo dân tự quản, tự phòng về ma tuý và tệ nạn ma tuý” ở Cà Mau; “Đảng viên và doanh nghiệp đỡ đầu hộ nghèo ” ở Bạc Liêu; “Liên kêt tự quản, tự bảo vệ trong ngư dân đánh bắt xa bờ” ở Tiền Giang, Ben Tre; “Đội tình nguyện tham gia đảm bảo an ninh trật tự về, phòng chống tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý” ở tuyến biên giới tỉnh An Giang; “Hộ gia đình chấp hành đủng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương” ở thành phố Cần Thơ; “Trong nhà có mồ, ngoài ngõ có đèn phòng chống tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý” ở Vĩnh Long; “Hỗ trợ vốn cho trẻ em nghiện ma tuý” ở Đồng Tháp; “Đội xe ôm xung kích bảo vệ an ninh trật tự không nghiện hút ma tuý” ở Hậu Giang…
Ba là, Thực hiện tốt công tác liên kết giữ gìn an ninh trật tự ở các địa bàn bàn giáp ranh giữa các ấp, các khóm với nhau; giữa xã, phường, thị trấn; giữa các huyện, quận, thị xã, thành phổ; giữa tỉnh với tỉnh, tỉnh với thành phố… Đặc biệt là tổ chức thực hiện tốt mô hình hỗ trợ về lực lượng, về phương tiện, về công tác chuyên môn để giữ ổn định an ninh trật tự ở các địa bàn giáp ranh, nhất là đối với các địa bàn giáp ranh nhưng khác tỉnh, thành phố tích cực tham gia phòng chống tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý.
Bốn là, Tổ chức và chỉ đạo lực lượng dân phòng, các tổ chức An ninh Dân phố, lực lượng bảo vệ bán chuyên trách… ở cơ sở để thường xuyên nắm chắc mọi tình hình, diễn biến an ninh trật tự để xử lý và báo cáo cấp trên xử lý kịp đối với tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý. Tư vấn, tham mưu cho các lực lượng bảo vệ cơ quan, xí nghiệp… để tổ chức bảo vệ cơ quan an toàn và tích cực tham gia phòng chống tội phạm về ma tuý và tệ nạn ma tuý.
Năm là, Chọn lựa, vận động và thuyết phục những người có uy tín trong dòng họ, khóm, ấp, khu dân cư… cộng tác và làm lực lượng quần chúng nòng cốt trong thực hiện chức năng cảm hóa, giáo dục người phạm tội về ma tuý và tệ nạn ma tuý tại cộng đồng dân cư, góp phần hạn chế nguy cơ phạm tội và đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cợ sở.
Sáu là, Cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh, các cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện tốt công tác phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thê có các biện pháp hữu hiệu trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh với tội phạm và tệ nạn về ma tuý ở cơ sở tại khu vực miền Tây Nam bộ. Như: Phối họp với Hội Liên hiệp phụ nữ phát động mạnh mẽ phong trào “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan” và xây dựng mô hình “Gia đình không có tội phạm và tệ nạn ma tuý”; Phối họp với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh trong khu vực chỉ đạo các trường học tổ chức cho 100% giáo viên ký cam kết với nhà trường trong công tác quản lý học sinh, 100% học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật, không ma tuý và tệ nạn ma tuý; tìm ra nguyên nhân và giải quyết dứt điểm tình trạng trẻ em bỏ học…; Phối hợp với ngành Lao động, thương binh và xã hội các cấp tổ chức triển khai và từng bước giải quyết toàn diện tình hình trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ vị thành niên tham gia vào tệ nạn ma tuý…; Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình Trung ương và địa phương… thường xuyên thông báo tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm về ma tuý và cách phòng ngừa, ngăn chặn để quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm và tệ nạn về ma tuý; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên. Lực lượng Công an, nhất là Cảnh sát khu vực luôn là cầu nối quan trọng gắn kết thông tin giữa nhà trường và gia đình. Những thông tin đó giúp cho hai bên có điều kiện nắm được những diễn biến, suy nghĩ của các em để có biện pháp tác động kịp thời, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của các em; Phối hợp sở Văn hoá, du lịch và thể thao xây dựng gia đình văn hóa, ông bà cha mẹ là tấm gương sáng để con cháu noi theo. Điều này càng có ý nghĩa khi các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể dù ở lĩnh vực nào thì cũng phải quan tâm đến gia đình mình, xây dựng gia đình văn hoá một cách toàn diện, đúng nghĩa, qua đó góp phần phòng ngừa tội phạm, trong đó có tội phạm và tệ nạn về ma tuý.
Tóm lại: Phát động quần chúng tham gia tích cực vào phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác phòng ngừa tội phạm và tệ nạn về ma tuý là nhiệm vụ quan trọng mà lực lượng Công an nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam bộ đã quan tâm trong thời gian qua. Với các hình thức tổ chức thực hiện đa dạng và phong phú, công tác này đã thu được những kết quả đáng kể, kết quả đó đã góp phần vào việc tích cực phát hiện, xử lý và đặc biệt là phòng ngừa tội phạm, trong đó có phòng ngừa tội phạm và tệ nạn về ma tuý.
Bùi Văn Thịnh
Đại tá, PGS.TS, Trưởng khoa Nghiệp vụ Cảnh sát phòng chống tội phạm hình sự, T32 
Bùi Minh Thanh
Khoa NV CSĐT, T32

Theo Tạp chí Cảnh sát nhân dân – Csnd.vn