Tuyển chọn tình huống sư phạm thường gặp nhất và cách giải quyết

Trong quá trình dạy và học các giáo viên sẽ gặp phải những tình huống mâu thuẫn xung đột cần phải giải quyết một cách khéo léo. Bài viết sau đây sẽ tuyển chọn những tình huống sư phạm thường gặp nhất và cách giải quyết tình huống đó.

1. Tình huống sư phạm là gì?

 

Tình huống sư phạm là những hoàn cảnh cụ thể mà các giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học, đó là các xung đột mâu thuẫn ở các cấp độ khác nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau và cũng có những xung đột giữa các giáo viên với nhau.

Mỗi ngày các thầy cô giáo đều phải đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ. Thông qua việc xử lý nó sẽ đánh giá được trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi giáo viên. Ngoài ra, nó còn thể hiện được phẩm chất, cá tính, tâm huyết với nghề của từng người.

Tình huống chắc chắn sẽ là một phần trong quá trình đào tạo giáo viên tương lai. Dù là các trường đại học hay trường cao đẳng đào tạo ngành sư phạm. Bởi không tự nhiên các giáo viên có được kỹ năng hay biết cách xử lý tình huống sư phạm khéo léo được. Mặc dù trong quá trình học tập để trở thành một giáo viên. Nhà trường cũng có đào tạo về việc xử lý các tình huống. Tuy nhiên, tâm lý học trò và những tình huống bất ngờ luôn rất nhiều. Do đó, giáo viên phải có kinh nghiệm và tự trau dồi kỹ năng cho mình.

 

2. Những tình huống sư phạm thường gặp nhất và cách giải quyết

 

* Tình huống sư phạm 1: Một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về nhà vì lo sợ bố mẹ đánh mắng. Bạn biết học sinh đó đang ở nhà một người thân. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết:

– Đến nhà em học sinh đó để hỏi han tình hình và trấn an tinh thần của gia đình. Nhấn mạnh những điểm tốt của học sinh đó để gia đình yên tâm về con mình và không nghĩ rằng em đánh mất xe vì một lý do xấu.

– Khéo léo chỉ ra cho học sinh cách giáo dục sai lầm của gia đình là dùng bạo lực, phương pháp đó có thể gây cho học sinh bị tổn thương nặng nề về tâm lý.

– Khi gia đình hiểu bạn hứa sẽ tìm và đưa em trở về gia đình

– Bạn và vài học sinh trong lớp đưa em đó về để xin lỗi bố mẹ và hứa lần sau cẩn thận hơn.

* Tình huống sư phạm số 2: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp. Khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết:

– Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.

– Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:

+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.

+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.

+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.

+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.

* Tình huống sư phạm số 3: Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A. Khi nhận lớp bạn thấy các em rất trầm. Trong các giờ học học sinh không tích cực tham gia tìm hiểu bài. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy động phong trào của lớp? Làm sao để lớp sôi nổi như thế này? Làm sao để lớp sôi nổi như thế này?

Cách giải quyết:

– Tìm hiểu nguyên nhân mà lớp trầm và chưa tích cực tham gia hoạt động học tập và các hoạt động khác.

– Đưa ra các biện pháp phù hợp:

+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt

+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa

+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường

+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời.

* Tình huống sư phạm số 4:Bạn được Ban Giám hiệu giao cho bạn tổ chức một tiết hoạt động tập thể cho toàn bộ học sinh khối 5, nhưng bạn chưa hiểu nên rất lúng túng không biết làm thế nào. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó?

Cách giải quyết:

– Tìm hiểu chủ đề của tiết hoạt động tập thể trong thời gian đó

– Xây dựng giáo án, tìm phương án tổ chức của tiết

– Xin ý kiến đóng góp của các giáo viên trong khối

– Duyệt giáo án với Ban giám hiệu trước khi thực hiện

–  Khi thực hiện xong xin ý kiến đóng góp của tất cả giáo viên dự và ban giám hiệu.

* Tình huống sư phạm số 5:

Đang trong giờ học, Nam đứng dậy thưa:

– Thưa cô, bạn Hà lấy bút của em ạ!

– Thưa cô, em không lấy. Hà trả lời.

–  Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Nam khẳng định.

Vậy bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết:

Giáo viên nhẹ nhàng hỏi Hoà có nhặt được bút của bạn mà chưa kịp trả lại không? Cô tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại người mất và khen những em có tính tự giác.

Nếu học sinh không tự giác thì vào cuối buổi học, GV cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra toàn lớp (để tránh trường hợp Hà không phải là thủ phạm như vậy sẽ không ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh). Lúc này khi đã tìm được học sinh lấy bút của bạn Nam thì GV cần nhắc nhở học sinh đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm mang tính giáo dục

. Giáo viên có thể nói: Cô rất buồn với hành động của em vì em đã không dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho bạn. Từ nay trở đi, em hãy hứa với cô và cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa. Đây là một bài học để cho cả lớp ta đáng ghi nhớ.

* Tình huống sư phạm 6:Trong khi chấm bài kiểm tra cuối kì I, bạn thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?

Cách giải quyết:

Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự có gắng của em đó, nếu không làm được thì khuyên em cần cố gắng hơn nữa và nhắc nhở cả lớp cần có tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm tra.

Tình huống sư phạm 7:

Ở lớp bạn có phong trào thi đua: “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Một hôm, bạn sơ ý viết nhầm đầu bài tiết học lên bảng, em Hiền cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài vào vở sạch sẽ.

Lát sau, bạn phát hiện ra mình ghi nhầm nên xóa đi viết lại. Em Hiền cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết Bạn nhìn thấy, ở vào tình huống này bạn xử lí như thế nào?

Cách giải quyết:

Nhận sự sơ xuất của mình trước các em, nhưng cũng đồng thời phân tích cho các em hiểu những sai sót của em Hiền và nói cho các em hiểu rằng trong cuộc sống đôi khi mọi người cũng mắc lỗi lầm. Khi nhận ra lỗi lầm thì phải biết sửa sai.

* Tình huống sư phạm 8: Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là giáo viên chủ nhiệm thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?

Phải làm gì với “vua nói chuyện riêng”?

Phải làm gì với “vua nói chuyện riêng”?

Cách giải quyết:

Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó.

Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn.

* Tình huống sư phạm 9: Bạn đang là chủ nhiệm của một lớp. Vào đầu học kỳ II, có một học sinh trong lớp xin được chuyển lớp. Bạn cần phải làm gì trong tình huống này?

Cách giải quyết:

Đầu tiên không nên đồng ý cho học sinh đó chuyển lớp vội. Tìm hiểu xem lý do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp. Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xấu thế.

Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ.

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp.

Còn nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp.

* Tình huống sư phạm 10:Trong trường có một học sinh cá biệt, thường xuyên đánh bạn và lấy đồ của bạn. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này.

Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì phụ huynh của học sinh đã đứng dậy đánh luôn con và nói vì đã “làm xấu mặt” gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Phụ huynh nghe xong đánh con luôn Phụ huynh nghe xong đánh con luôn

Cách giải quyết:

Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho phụ huynh của học sinh tiếp tục đánh học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên xấu đi và điểu đó là không ai trong gia đình mong muốn.

Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm.

Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao giờ được giáo dục các em bằng bạo lực hay dung những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em còn nhỏ, các em cần được tôn trọng.

Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng bạo lực hay dùng lời lẽ không hay chỉ làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Minh Khuê về vấn đề trên. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại 1900.6162 để được hỗ trợ. Xin trân trọng cảm ơn!