Tưởng nháy mắt trái là điềm lành, nam doanh nhân phải nhập viện vì liệt nửa mặt

Ông Chen là một doanh nhân, trong một lần ra ngoài bàn chuyện làm ăn, đột nhiên mí mắt trái giật giật. Ông đã từng nghe câu: “Mắt trái nháy liên quan đến tiền, mắt phải nháy thì gặp tai họa?” nên cho rằng đây là một điềm lành, không ngờ rằng sự hợp tác ngày hôm đó quả thực rất suôn sẻ.

Nhưng sau đó, mí mắt trái của ông liên tục bị giật, thậm chí còn phát triển thành giật mí mắt. Nửa năm sau, tình trạng phát triển sang khóe miệng bên trái, thậm chí toàn bộ nửa mặt bên trái bắt đầu co giật và tê liệt, cả giọng nói cũng bị ảnh hưởng. Lúc này ông mới đến bệnh viện khám, cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh co thắt cơ mi, sau khi điều trị, tình trạng giật mí mắt trái mới chấm dứt.

Bác sĩ nhắc nhở, giật mí mắt không liên quan gì đến may mắn, nếu kéo dài sẽ phát triển thành bệnh tật.

Lý do gây ra chứng giật mí mắt

Co giật mí mắt thực chất là hiện tượng dây thần kinh điều khiển cơ mắt bị kích thích quá mức, gây ra các cơn co thắt không tự chủ, sau đó là co giật cơ mắt và vùng da xung quanh, gây ra hiện tượng rung mí mắt.

Khi nhận thấy mí mắt của bạn bị giật lên một cách bất thường thì đừng chủ quan bỏ qua, nên cẩn thận vì có thể bạn đã mắc phải một trong các vấn đề sức khỏe sau:

Do căng thẳng quá mức

Co giật mí mắt cũng là một biểu hiện phản ánh đôi mắt của bạn đang gặp căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Khi cơ thể làm việc quá sức, mắt sẽ có những xung đột từ nhẹ đến mạnh, đôi khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra được.

Tưởng nháy mắt trái là điềm lành, nam doanh nhân phải nhập viện vì liệt nửa mặt - Ảnh 2.

Nháy mắt có thể do căng thẳng, thiếu ngủ nhưng cũng có thể xuất phát từ bệnh nguy hiểm – Ảnh minh hoạ

Căng thẳng quá mức có thể phản ứng bằng nhiều hiện tượng khác nhau như thở dài, ngáp, uể oải… và cả co giật ở mí mắt. Tuy nhiên, bạn chỉ cần điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt của mình là có thể giảm bớt tình trạng này một cách đáng kể.

Do thiếu ngủ trầm trọng

Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên cũng có thể phản ứng qua hiện tượng co giật mí mắt. Thiếu ngủ còn khiến bạn dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh. Khi thiếu ngủ, đôi mắt của bạn là nơi phản ánh tình trạng này rõ rệt nhất.

Do khối u

Mặc dù xác suất xảy ra là vô cùng thấp nhưng bạn không nên coi thường tới hiện tượng giật mí mắt. Bởi nếu mắt có khối u thì sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho đôi mắt, thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng.

Lúc này, nên chủ động đi khám chuyên khoa mắt để được các bác sĩ nhãn khoa nhận định. Khi mắt co giật liên tục thì nó đang ngầm báo hiệu trong mắt đang có dị vật. Đặc biệt, nếu mắt bị giật thường xuyên có thể là do các khối u đang dần hình thành, chèn lên dây thần kinh và dẫn đến hiện tượng co giật mắt. Dù cho tình trạng bệnh này rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn nên cẩn thận vì nguy cơ mắc phải khối u ở mắt là hoàn toàn có thể.

Mắc các bệnh về mắt

Nếu cơn co giật diễn biến mạn tính, rất có thể co giật mí mắt lành tính là tình trạng chuyển động mạn tính, không kiểm soát được của mí mắt. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt. Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa biết rõ, nhưng những bệnh về mắt như: Viêm mí mắt, viêm kết mạc, khô mắt… có thể làm cơn co giật dày hơn, kéo dài hơn.

Ngoài ra, các chất kích thích từ môi trường, ví dụ như gió, ánh sáng, ánh nắng mặt trời hoặc ô nhiễm không khí, hút thuốc lá… cũng có thể khiến co giật mí mắt.

Co giật mí mắt có nguy hiểm không?

Có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề “Co giật mí mắt có nguy hiểm không?”. Thực tế, hiện tượng co giật mí mắt sẽ không gây đau và không gây nguy hiểm tính mạng. Đa số các cơn co giật thường đến rất nhanh trong khoảng vài giây rồi sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị.

Trong trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt… Đặc biệt nếu là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn thì tình trạng co giật mắt sẽ đi kèm với việc co giật các bộ phận khác trên mặt.

Nếu bị co giật mí mắt trong thời gian dài và có thêm các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:

– Mắt sưng đỏ bất thường;

– Mí mắt trên rủ xuống;

– Mí mắt bị đóng sập, ảnh hưởng đến tầm nhìn;

– Mí mắt bị co giật trong vài tuần;

– Co giật mí mắt kèm theo các co giật các bộ phận khác trên mặt

Nếu nhận thấy tình trạng co giật kéo dài trong thời gian dài thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tưởng nháy mắt trái là điềm lành, nam doanh nhân phải nhập viện vì liệt nửa mặt - Ảnh 3.

Khi mắt có những triệu chứng bất thường cần đi khám ngay – Ảnh minh hoạ

Điều trị co giật mí mắt

Điều trị co giật mí mắt tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cụ thể. Bạn có thể tham khảo những cách sau:

– Co giật mí mắt do mệt mỏi, căng thẳng có thể thực hiện chườm ấm lên mắt, massage nhẹ nhàng vùng mắt.

– Mắt bị khô có thể được điều trị nhỏ nước mắt nhân tạo.

– Co giật mí mắt do nhạy cảm với môi trường bụi bặm hay ánh sáng mạnh, bạn có thể đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím của mặt trời hoặc đeo kính chống chói khi làm việc trên máy tính.

– Thay đổi thói quen ngủ của mình và ngủ đủ giấc.

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: caffeine, rượu, thuốc lá..

– Nếu bị co giật mí mắt do thiếu hụt magie thì có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ quả…

– Với các trường hợp co giật mí mắt nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật loại bỏ một vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị hiệu quả khác như Coenzyme Q10, châm cứu, thôi miên, liệu pháp massage, liệu pháp dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, thái cực quyền, yoga và các kỹ thuật ngồi thiền để thư giãn.


Nguyễn Phượng

Theo