Tưng bừng lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng | Viet Fun Travel
Sóc Trăng là một trong những tỉnh miền Tây có sự giao thoa văn hóa sâu sắc giữa ba dân tộc Việt- Chăm-Hoa. Sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer đến văn hóa của vùng này là tương đối lớn. Đây cũng là lí do vì sao mà những lễ hội nổi tiếng và quan trọng nhất tại Sóc Trăng hầu hết đều là lễ hội của người Chăm, trong đó phải kể đến Ooc Om Bok. Ooc Om Bok ở Sóc Trăng khác với những nơi khác ở chỗ nó đi kèm cùng với một lễ hội khác vô cùng sôi động, đó là lễ hội đua ghe ngo. Du khách hãy cùng Du lịch Việt Vui tìm hiểu về sự tưng bừng lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng qua bài viết dưới đây.
1. Nguồn gốc của lễ hội
Lễ hội đua ghe ngo bắt nguồn từ đâu và từ bao giờ vẫn luôn là câu hỏi mà kể cả những nhà nghiên cứu hay người dân nơi đây cũng không thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhất. Tuy nhiên, có một số tài liệu còn ghi lại được về những truyền thuyết xung quanh nguồn gốc hình thành của lễ hội này. Cho đến hiện tại thì có ba truyền thuyết được người dân mang ra để giải thích cho lễ hội đua ghe ngo.
Nguồn gốc của lễ hội đua ghe ngo không ai biết
Truyền thuyết đầu tiên giải thích rằng lễ hội đua ghe ngo này là diễn lại cảnh đang chạy trốn của Nàng Chanh. Nàng Chanh là một cô công chúa tài sắc vẹn toàn, xinh đẹp giỏi giang, nhà vua thấy vậy nên rất yêu quý và cưng chiều nàng. Nhưng người tài sắc thường có kẻ ghen ghét và Nàng Chanh cũng vậy. Nàng bị một vị quan đại thần trong triều của nhà vua ghen ghét và tìm cách hại. Hắn vu cho nàng đã bỏ cáu bẩn trong móng tay mình vào nồi canh của nhà vua, điều này khiến vua rất tức giận. Nàng Chanh không có cách nào để minh oan cho bản thân nên đành phải nhảy xuống một chiếc thuyền trên sông Ba Sắc để chạy trốn nhưng đến cuối nàng vẫn không thể chạy thoát. Trước khi bị bắt lại, nàng đã ném chiếc ống nhổ mà nhà vua tặng trước kia xuống sông. Cuối cùng nàng bị xử tử. Từ đó lễ hội đua ghe ngo ra đời để tưởng nhớ đến người con gái bạc mệnh ấy.
Truyền thuyết thứ hai được nhắc đến là xuất phát từ cuộc sống mưu sinh. Người dân khi xưa đi lại chủ yếu bằng những chiếc ghe độc mộc. Sau đó vì mưu sinh vất vả lại cần tránh thú dữ nên họ đã làm ra những chiếc ghe rất dài để chở được nhiều người. Và có lẽ lễ hội đua ghe ngo sinh ra để kỉ niệm những năm tháng đó của người dân.
Và truyền thuyết cuối cùng được truyền tai nhau là lễ hội đua ghe ngo xuất phát từ mong muốn ôn lại kì tích của lực lượng hải quân và thuyền chiến là những chiếc ghe ngo ấy.
Có lẽ, trong tương lai cũng sẽ khó có ai xác định được xuất xứ của lễ hội này. Tuy nhiên, không khí và ý nghĩa mà lễ hội mang lại thì mọi người đều có thể hiểu và cảm nhận được.
2. Thể thức của lễ hội
Mỗi năm, cứ đến lễ cúng trăng là rất nhiều đội đua ghe ngo từ những tỉnh thành khác như Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang… đều tụ hội về Sóc Trăng để tham gia lễ hội này. Lễ hội này được tổ chức cùng với lễ cúng trăng Ooc Om Bok vào tháng 10 âm lịch hằng năm.
Không khí tưng từng của lễ hội đua ghe ngo
Đua ghe ngo có hai hình thức đua, một là đua trên cạn và hai là đua dưới nước. Tuy nhiên, đua trên cạn chỉ là một hình thức mô phỏng của loại hình đua ghe ngo dưới nước và có ý nghĩa biểu diễn và là trò chơi lễ hội nhiều hơn. Loại hình chính làm nên không khí tưng bừng của lễ hội này là đua dưới nước. Suốt cuộc đua, những tiếng reo hò của những cổ động viên không ngớt vang dội hai bên bờ sông khiến cho không khí càng nóng hơn bao giờ hết. Đó cũng là một trong những động lực thi đấu của các thành viên đội đua.
Mỗi chiếc ghe ngo là đại diện cho một ngôi chùa, một phum sóc riêng biệt nên đây chính là danh dự của cả chùa, của toàn bộ người dân trong phum sóc tham gia.
Ghe ngo được làm giống hình con rắn, dài khoảng 25-30m. Mỗi ghe có sức chứa tới hơn 40 người. Khi xuất phát hay sau khi đã kết thúc cuộc đua, người dân đều có những nghi lễ riêng. Cách thức đua ghe ngo tương đối giống đua thuyền trong các lễ hội của người Kinh. Sự khác biệt duy nhất là cuộc đua ghe ngo nhuốm yếu tố tâm linh nhiều hơn. Người Khmer tin rằng lễ vật, nghi lễ, người đặt lễ, người cúng… đều có thể ảnh hưởng đến thắng bại của cuộc đua ghe ngo.
3. Ý nghĩa tâm linh của lễ hội
Lễ hội đua ghe ngo được người dân Khmer coi là một trong những lễ rước đặc trưng của những cư dân thuộc nền nông nghiệp lúa nước. Lễ hội này cũng để thể hiện sự biết ơn của người dân đối với thần nước, biết ơn người đã phù hộ một mùa màng bội thu cho người dân nơi đây.
Lễ hội này có ý nghĩa tâm linh to lớn
Không khí tưng bừng của lễ hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng thật sự du khách không nên bỏ qua. Hãy đến đây và cảm nhận văn hóa của dân tộc Khmer, văn hóa của vùng đất Sóc Trăng. Chúc cho du khách có một chuyến đi đầy trải nghiệm thú vị.
Du lịch Việt Vui tổng hợp