Từ vựng là gì? Chức năng của từ vựng? Ví dụ về từ vựng

Từ vựng là một phần thiết yếu trong ngôn ngữ. Trong tất cả các loại ngôn ngữ hiện nay, nhằm mục đích để có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì mỗi người sẽ đều cần phải có một lượng từ vựng nhất định. Từ vựng trên thực tế cũng chính là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều và có ý nghĩa quan trọng nhất để giúp con người có thể giao tiếp và truyền đạt thông tin. Từ vựng sẽ được con người sử dụng hàng ngày và vô cùng quen thuộc nhưng không phải ai cũng đưa ra được định nghĩa từ vựng chính xác. Bài viết dưới đây Luật Minh Khuê chia sẻ tìm hiểu từ vựng là gì? Tầm quan trọng, phân loại và ví dụ về từ vựng?

1. Khái niệm từ vựng

Từ vựng hay có tên gọi khác là kho từ, vốn từ vựng Việt Nam được hiểu chung là tổng hợp các đơn vị từ tương đương với từ và các từ trong ngôn ngữ tiếng Việt. Từ vựng tiếng Việt là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên các câu và đóng vai trò quyết định trong khả năng giao tiếp của từng người.

Nếu vốn từ vựng càng dồi dào, càng phong phú, người nói hay người viết càng dễ dàng hơn trong việc truyền đạt thông tin cũng như tạo ấn tượng, cảm xúc tới người nghe, người đọc. Việc trau dồi và mở rộng vốn từ vựng tiếng Việt là việc làm cần thiết ở tất cả các độ tuổi đặc biệt là ở độ tuổi các em học sinh tiểu học và THCS vì đây là giai đoạn các em luôn có xu hướng tò mò, có nhu cầu tìm hiểu mọi vật xung quanh bao gồm cả từ vựng và vốn từ.

Từ vựng bao gồm các từ cơ bản, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các từ và cụm từ chuyên ngành, các thuật ngữ kỹ thuật và các từ và cụm từ phổ biến khác được sử dụng trong ngôn ngữ đó. Việc có một kho từ vựng phong phú và đa dạng là rất quan trọng để có thể sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, hiệu quả và tự tin. Từ các định nghĩa được nêu cụ thể bên trên, chúng ta cũng có thể kết luận rằng từ vựng thực chất chính là tổng số từ cần thiết để nhằm mục đích có thể giúp truyền đạt ý tưởng và diễn đạt ý nghĩa của người nói. Đó là lý do tại sao việc học từ vựng rất quan trọng. 

 

2. Cách nhận biết về từ và cấu tạo của từ vựng trong Tiếng Việt

Trong các thành phần cấu tạo nên từ vựng phải kể đến khái niệm và định nghĩa về “từ”. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất được sử dụng để đặt câu, trong trường hợp các từ được cấu thành từ một từ hay nhiều từ ghép lại với nhau đều được gọi chung là từ vựng

Ví dụ: nắng (mặc dù chỉ có 1 từ nhưng cũng là từ vựng, đây là từ mang nghĩa chỉ trạng thái của thời tiết), học bài (từ vựng được cấu thành từ 2 từ khép lại mang ý nghĩa chỉ về hành động của con người cụ thể là học bài)…

 

3. Chức năng của từ vựng

Từ vựng chính là chìa khóa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mục đích để giúp cho một người có thể giao tiếp với những người xung quanh mình. Chúng ta nhận thấy rằng, khi một người có được một vốn từ vựng phong phú thì thực chất điều này cũng đã giúp cho con người có thể biểu đạt các ý kiến của bản thân. Từ vựng là một phần quan trọng trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ. Chức năng của từ vựng bao gồm:

– Truyền đạt ý nghĩa: Từ vựng là những đơn vị cơ bản để truyền tải ý nghĩa trong ngôn ngữ. Mỗi từ và cụm từ đều có ý nghĩa riêng, và sử dụng chính xác từ vựng là cách để truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng và chính xác.

– Xây dựng cấu trúc ngôn ngữ: Từ vựng là những đơn vị xây dựng cấu trúc của ngôn ngữ. Việc sử dụng các từ và cụm từ đúng cách giúp người nói hoặc viết xây dựng được các câu và đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ và logic.

– Tăng sự hiểu biết và giao tiếp: Sử dụng từ vựng phong phú giúp người sử dụng ngôn ngữ hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh và có khả năng giao tiếp tốt hơn với người khác. Vốn từ giúp ta đọc hiểu các văn bản tốt hơn. Trong giai đoạn như hiện nay, đây cũng chính là mức độ mà con người hiện đại cần đạt được. Bởi vì trong nhiều trường hợp, các thông tin thường sẽ chỉ được truyền đạt thông qua các văn bản.

– Phát triển khả năng suy nghĩ và trí tuệ: Học từ vựng mới có thể giúp tăng khả năng suy nghĩ và trí tuệ. Việc biết nhiều từ vựng hơn cũng giúp người học tiếp cận được nhiều kiến thức và thông tin mới. Từ vựng cũng còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nên tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề của con người một cách nhạy bén và có hiệu quả 

– Tạo sự chính xác và chuyên nghiệp: Việc sử dụng từ vựng phù hợp giúp người nói hoặc viết trở nên chính xác và chuyên nghiệp hơn. Điều này rất quan trọng trong việc viết văn bản chuyên nghiệp hoặc giao tiếp trong các tình huống kinh doanh hoặc học thuật. 

Để các chủ thể có được vốn từ vựng phong phú và đa dạng, con người cũng sẽ cần phải trải qua quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện cũng như quá trình trải nghiệm. Cũng chính bởi vì vậy, lượng vốn từ của một người trên thực tế sẽ có thể thể hiện được mức độ am hiểu kiến thức và kinh nghiệm trong một ngành, lĩnh vực nhất định của người đó. Hiện nay, việc học từ vựng là một phần thiết yếu trong học ngoại ngữ bởi vì, ta thấy được rằng, ý nghĩa của từ mới thường được nhấn mạnh, cho dù trong sách hay trong lớp học.

Việc học từ vựng cũng là trung tâm của việc giảng dạy ngôn ngữ và nó cũng có tầm quan trọng đối với người học ngôn ngữ. Kiến thức từ vựng trong giai đoạn hiện nay sẽ thường được xem là một công cụ quan trọng đối với người học ngôn ngữ thứ hai vì vốn từ vựng hạn chế trong ngôn ngữ thứ hai cũng sẽ cản trở giao tiếp thành công. Như vậy, kiến thức từ vựng cũng chính là trọng tâm của năng lực giao tiếp và việc tiếp thu ngôn ngữ hay ngoại ngữ và khi các chủ thể thiếu kiến ​​thức về từ vựng là một trở ngại cho việc học.

 

4. Hệ thống phân loại từ vựng và ví dụ

4.1 Phân loại từ vựng theo loại từ

Khi phân chia từ vựng theo loại từ, ta là hai loại chính là từ đơn (từ chỉ có 1 tiếng) và từ phức (từ bao gồm từ 2 âm tiết trở lên ghép lại). Bên trong từ phức ta còn có có từ ghép (các tiếng cấu thành ra từ đều có nghĩa, giữa các tiếng có sự khác nhau và không liên quan về âm) và từ láy (là những từ chỉ một trong hai tiếng được tạo thành có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa bên cạnh đó có sự tương tự về âm với nhau). Ví dụ: nông nghiệp (từ ghép), lung linh (từ láy), rầm rầm (từ láy),…

Bên trong từ ghép ta lại có 2 loại là từ ghép đẳng lập (các từ cấu tạo thành không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, các tiếng hoàn toàn bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp) hay từ ghép chính phụ (là từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ có vai trò bổ sung nghĩa cho tiếng chính, tiếng chính đứng ở vị trí đằng trước, tiếng phụ đứng ở vị trí phía sau)

Ví dụ: Từ ghép đẳng lập: yêu quý. Từ ghép chính phụ: sách chính tả (sách là tiếng chính, chính tả là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính) Trong từ láy người ta lại chia thành 2 loại bé là từ láy toàn bộ (là từ có sự giống nhau về cả phần âm, phần vần, phần dấu câu và đôi khi trong trường hợp được sử dụng để nhấn mạnh một hành động hay âm thanh dấu câu có thể khác nhau) và từ láy bộ phận (là loại từ láy được láy giống nhau ở phần âm hoặc phần vần, dấu câu) Ví dụ: Từ láy toàn bộ như thăm thẳm; Từ láy bộ phận như lác đác, vui vẻ

 

4.2 Phân loại dựa vào nguồn gốc từ

Dựa vào tiêu chí nguồn gốc của từ, chúng ta nhận thấy, từ vựng được chia thành các loại cụ thể như sau:

– Từ thuần Việt: Từ thuần Việt được hiểu cơ bản chính là lớp từ cơ bản, lâu đời và quan trọng nhất của tiếng Việt. Từ thuần Việt cũng chính là những từ do những chủ thể là những người Việt sáng tạo ra để nhằm mục đích có thể biểu thị các sự vật, đặc điểm, hiện tượng, bên cạnh đó thì nó cũng là cái cốt lõi, cái gốc của từ vựng Tiếng Việt. Chúng ta cũng có thể kể tên một số từ thuần Việt cụ thể như: vợ, chồng, ăn, uống, cười, nói, gà, trứng, anh, em, cha, me, cô, chú, dì,…

– Từ mượn. Có một số loại từ mượn sau đây:

+ Từ Hán Việt: Từ Hán Việt được hiểu cơ bản chính là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ này cũng đã được hình thành bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Ví dụ cụ thể chúng ta có thể kể đến các từ như tử tế, kiên nhẫn, công thành danh toại, an phận thủ,…

+ Từ gốc Ấn-Âu: Từ gốc Ấn-Âu trong giai đoạn hiện nay, bao gồm các từ mượn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Nga và nhiều loại ngôn ngữ khác. Trong lịch sử, Pháp đã thực hiện cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược tại Việt Nam và điều này cũng đã làm cho các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều vào Việt Nam, chỉ sau từ Hán Việt.

Bên cạnh đó, ta nhận thấy rằng, quá trình hội nhập và mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, một số từ gốc Anh, Nga,… cũng đã vì thế mà du nhập vào Việt Nam. Chúng ta có thể đưa ra một số ví dụ về từ mượn như sau: Một số từ mượn tiếng Pháp cụ thể như bít tết, xúc xích, may ô, sơ mi, lô cốt, bê tông, vitamin, cao su, ô tô, ghi lê, len, súp, xốt,… Một số từ mượn tiếng Anh như in-tơ-net, mít tinh,… Một số từ mượn tiếng Nga cụ thể như Bôn sê vích, Xô Viết, Mác – xít,… Căn cứ vào ví dụ được nêu cụ thể bên trên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, từ mượn chính là một bộ phận khá quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam và nó cũng đã góp phần làm giàu thêm cho tiếng Việt cùng với các từ thuần Việt.

 

4.3 Phân loại theo dạng từ

Từ vựng bao gồm nhiều loại từ khác nhau, bao gồm:

Từ danh từ (Noun): là từ dùng để chỉ tên người, vật, động vật, sự vật, khái niệm, địa danh,… Ví dụ: công an, bác sĩ, con mèo,…

Từ động từ (Verb): là từ dùng để diễn tả hành động, trạng thái, quá khứ, hiện tại hay tương lai,… Ví dụ: đi học, chơi đàn, ngủ,…

Từ tính từ (Adjective): là từ dùng để mô tả, miêu tả đặc điểm của danh từ. Ví dụ: đẹp, xấu, màu xanh,… 

Từ trạng từ (Adverb): là từ dùng để chỉ cách thức, mức độ, thời gian, nơi chốn, mục đích của động từ, tính từ. Ví dụ: Hôm nay, hôm qua, hàng ngày,…

Từ đại từ (Pronoun): là những từ để trỏ về người, sinh vật, sự vật, sự việc được sử dụng để chỉ về đối tượng đó trong câu hội thoại hay câu hỏi. Ví dụ: anh ấy, cô ấy, nó,…

Từ giới từ (Preposition): là từ dùng để chỉ quan hệ giữa các từ trong câu. Ví dụ: ở, tại, ở trong,…

Từ liên từ (Conjunction): là từ dùng để kết nối các từ, cụm từ, mệnh đề trong câu. Ví dụ: và, nhưng,…

Từ thán từ (Interjection): là từ dùng để thể hiện cảm xúc của người nói. Ví dụ: chao ôi, ôi, ơi, vâng, dạ,…

 

4.4 Phân loại vào phạm vi sử dụng

Dựa vào tiêu chí phạm vi sử dụng, từ vựng tiếng Việt chia thành 5 loại, cụ thể đó là các loại sau đây:

– Thuật ngữ: Thuật ngữ được hiểu cơ bản chính là những từ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học. Ví dụ như trong sinh vật học có các thuật ngữ như họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, kháng thể, kháng nguyên, miễn dịch, phân bào, đơn bào, đa bào, nguyên phân, đa phân,…; Trong ngôn ngữ học thì sẽ có các thuật ngữ như âm vị, hình vị, từ vị, nguyên âm, phụ âm và nhiều thuật ngữ khác.

– Từ ngữ địa phương: Từ ngữ địa phương được hiểu cơ bản chính là những từ thuộc một tiếng địa phương nào đó và các từ ngữ địa phương sẽ chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương nhất định. Ví dụ như một số từ ngữ địa phương sau đây: má (mẹ), điệp (phượng), mè (vừng), mắc cỡ (xấu hổ), mần (làm),…

– Từ nghề nghiệp: Từ nghề nghiệp được hiểu cơ bản chính là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi của những người cùng làm nghề đó. Ví dụ cụ thể như trong nghề thợ mỏ người ta thường sử dụng các từ như lò chợ, lò thương, đi lò, rèn… Nghề bác sĩ người ta thường sử dụng các từ như kim tiêm, y tá, nha khoa,…

– Tiếng lóng: Tiếng lóng được biết đến là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để nhằm mục đích có thể gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động,… vốn đã có tên gọi ở trong vốn từ vựng chung. Ví dụ như từ phao là từ chỉ tài liệu sử dụng để gian lận trong thi cử.

– Lớp từ chung: Lớp từ chung được hiểu cơ bản chính là những từ được toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng rộng rãi. Lớp từ chung cũng chính là loại từ có số lượng từ lớn nhất, cụ thể như chúng ta có thể kể đến các từ sau: bàn, học, dạy, làm, đi, đứng, dậy….

Qua những nội dung mà Luật Minh Khuê đã phân tích ở trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc từ vựng là gì? Với tầm quan trọng như đã nêu ở trên, để giao tiếp thành thạo và vận dụng tốt vào học tập, làm việc trong mọi lĩnh vực, mỗi người cần có ý thức trau dồi và làm giàu hơn vốn từ vựng của bản thân. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!