Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại tphcm – Công ty Tân Thành Thịnh
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư, chủ sở hữu nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam mà không rành về các điều lệ của Việt Nam và cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, hồ sơ và tài chính theo đúng quy định luật pháp Việt Nam.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư, chủ sở hữu nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam mà không rành về các điều lệ của Việt Nam và cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, hồ sơ và tài chính theo đúng quy định luật pháp Việt Nam.
Hoặc các doanh nghiệp cần xử lý và giải quyết những vấn đề liên quan đến: Luật Kế toán, thông tư, nghị định, chuẩn mực kế toán, thuế… để không để bị phạt.
Hoặc các doanh nghiệp cần xử lý và giải quyết những vấn đề liên quan đến: Luật Kế toán, thông tư, nghị định, chuẩn mực kế toán, thuế… để không để bị phạt.
Doanh nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn về các hồ sơ, chứng từ về kế toán, thuế, báo cáo tài chính…
Doanh nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn về các hồ sơ, chứng từ về kế toán, thuế, báo cáo tài chính…
b) Các doanh nghiệp đang hoạt động gặp những khó khăn sau:
b) Các doanh nghiệp đang hoạt động gặp những khó khăn sau:
Khi mới thành lập các doanh nghiệp cần tư vấn về những nghị định hay quy định liên quan tới thuế và các báo cáo tài chính mà khi mới bắt đầu chưa thể nắm rõ được.
Khi mới thành lập các doanh nghiệp cần tư vấn về những nghị định hay quy định liên quan tới thuế và các báo cáo tài chính mà khi mới bắt đầu chưa thể nắm rõ được.
Các doanh nghiệp mới thành lập, khởi nghiệp đang gặp khó khăn về các thủ tục kê khai, báo cáo thuế, tài chính…
Các doanh nghiệp mới thành lập, khởi nghiệp đang gặp khó khăn về các thủ tục kê khai, báo cáo thuế, tài chính…
Những người đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhưng không nắm rõ các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ liên quan.
Những người đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhưng không nắm rõ các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ liên quan.
Có 2 nhóm đối tượng nên sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp là: các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp đang hoạt động và gặp các vấn đề khó khăn tài chính, pháp lý, chứng từ….
Đồng thời, sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập, công ty dịch vụ tư vấn sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ các thủ tục kèm theo sau khi thành lập. Doanh nghiệp sẽ luôn có người cố vấn, đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề một cách chuyên nghiệp, đúng quy định và mang lại những hiệu quả kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty sẽ chịu trách nhiệm các vấn đề phát sinh trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục cho đến khi được cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp là đơn vị hiểu và nắm vững những quy định pháp lý của Việt Nam liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đồng thời giúp doanh nghiệp vận hành, phát triển vững mạnh.
Các vấn đề pháp lý sẽ được công ty dịch vụ tư vấn rõ ràng từ: tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ….theo đúng quy định pháp luật. Khi đó hồ sơ thành lập công ty của quý khách hàng 100% thành công và nhanh chóng đi vào kinh doanh.
Công ty dịch vụ tư vấn luôn có quy trình làm việc rõ ràng, xác định rõ lộ trình và thời gian, chi phí cụ thể cho từng bước thực hiện thủ tục giúp quý khách hàng nắm được tiến độ công việc và có kế hoạch vận hành sau khi thành lập công ty.
Đặc biệt là tư vấn các vấn đề trước khi thành lập, đảm bảo 100% hồ sơ thành lập thành công, kể cả những vấn đề khó.
Công ty dịch vụ tư vấn là đơn vị chuyên nghiệp, sở hữu đội ngũ chuyên viên có năng lực chuyên môn cao giúp tư vấn mọi vấn đề pháp lý khi thành lập công ty nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của doanh nghiệp.
Vì thế dịch vụ tư vấn thành lập công ty luôn được các cá nhân, tổ chức lựa chọn bởi những lợi ích sau đây:
Ngày nay, việc thành lập công ty cũng không quá khó, các hồ sơ, thủ tục cũng tương đối dễ. Tuy nhiên để thực hiện chính xác 100% và hồ sơ được duyệt ngay lần đầu tiên nhằm tiết kiệm thời gian, chỉ phí, doanh nghiệp nhanh chóng ổn định thì đòi hỏi phải có những kiến thức nền tảng nhất định.
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp được các cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn để đồng hành không chỉ trong dịch vụ thành lập công ty mà còn các vấn đề tài chính, kế toán, các dịch vụ liên quan để giúp doanh nghiệp ổn định, giảm thiểu mọi rủi ro và phát triển vững mạnh.
Tư vấn thành lập doanh nghiệp được thực hiện bởi các công ty dịch vụ tư vấn ở lĩnh vực kế toán – thuế hoặc Luật doanh nghiệp. Hoạt động tư vấn doanh nghiệp là giải pháp giúp giải đáp toàn bộ những vấn đề pháp lý như: hồ sơ, thủ tục, các quy định ngành nghề, đặt tên, vốn điều lệ…. khi thành lập công ty để giúp đảm bảo mọi quyền lợi và nghĩa vụ doanh nghiệp.
Để việc thành lập công ty/ doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định, đồng thời hạn chế những thủ tục thay đổi về sau, doanh nghiệp cần tìm hiểu những thông tin quan trọng trước khi thành lập công ty dưới đây.
Trường hợp nếu bạn chưa có kinh nghiệp trong các vấn đề trên cần liên hệ dịch vụ tư vấn thành lập công ty để hỗ trợ.
2.1 Cách chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là nội dung được Phòng đăng ký kinh doanh xác nhận khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Ngành nghề kinh doanh sẽ được ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật có quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của điều kiện đó.
Các điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường là: vốn pháp định hoặc giấp phép ngành nghề. Ví dụ để được thành lập công ty dịch vụ kế toán phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Hoặc thành lập công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp phải có tối thiểu vốn pháp định là 6 tỷ.
Vậy cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp cần lưu ý và xác định những vấn đề sau:
Lựa chọn những ngành nghề kinh pháp luật cho phép hoạt động.
Xác định ngành nghề kinh doanh chính, mã ngành của ngành nghề kinh doanh để đăng ký thành lập công ty và xác định các vấn đề về đóng thuế sau này của doanh nghiệp.
Xác định những điều kiện khi thành lập công ty của ngành nghề kinh doanh tương ứng: điều kiện vốn pháp định và điều kiện bằng cấp, chứng chỉ.
Lưu ý: Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp cần chú ý về sự phù hợp với tiêu chí, mục tiêu và khả năng hiện có của doanh nghiệp để thu hút đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh được tiến hành hiệu quả hơn.
2.2 Cách chọn loại hình doanh nghiệp
Bạn muốn thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp kinh doanh? Hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến là: doanh nghiệp tư nhân, công ty tnhh (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần và công ty hợp doanh. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.
Với kinh nghiệm hơn 19 năm tư vấn thành lập công ty, Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến quý khách hàng các tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:
a) Tiêu chí về số lượng thành viên khi thành lập
-
Hộ kinh doanh cá thể: dành cho những cá nhân, tổ chức từ dưới 10 người trở xuống
-
Doanh nghiệp tư nhân: cá nhân hoặc tổ chức làm chủ doanh nghiệp
-
Công ty TNHH: có 2 loại hình công ty tnhh là công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên. Đặc điểm chung của loại hình này là dành cho những cá nhân, tổ chức từ dưới 50 người trở xuống.
-
Công ty cổ phần: số lượng cổ đông tối thiểu phải từ 3 người trở lên và không giới hạn số người tối đa.
-
Công ty hợp danh: ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty.
b) Tiêu chí về tư cách pháp nhân, trách nhiệm về tài sản của chủ sở hữu
-
Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
-
Công ty TNHH: có đầy đủ tư cách pháp nhân, chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
-
Công ty cổ phần: có tư cách pháp nhân, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
-
Công ty hợp danh: có tư cách pháp nhân, các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
c) Tiêu chí khả năng chuyển nhượng và huy động vốn
-
Doanh nghiệp tư nhân: tự đầu tư vốn thêm hoặc huy động vốn với tư cách cá nhân.
-
Công ty TNHH: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác của công ty. Công ty TNHH 1 thành viên có thể huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc thêm vốn góp của người khác. Công ty tnhh 2 thành viên huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc phát hành trái phiếu.
-
Công ty cổ phần: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Khả năng huy động vốn lĩnh hoạt, tốt nhất trong những doanh hình doanh nghiệp hiện nay. Có 2 cách huy động vốn công ty cổ phần là chào bán cổ phần hoặc phát hành trái phiếu.
-
Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý. Công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách vay tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức khác hoặc thêm thành viên để tăng số vốn điều lệ của công ty….
d) Tiêu chí cơ cấu tổ chức, cách thức quản trị
-
Doanh nghiệp tư nhân: quy mô nhỏ, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Công ty TNHH: Công ty tnhh có từ hai thành viên trở lên có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, tổng giám đốc. Công ty tnhh có từ 11 thành viên trở lên phải có ban kiểm soát.
-
Công ty cổ phần: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần gồm có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
-
Công ty hợp danh: Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận của các thành viên hợp danh. Mô hình tổ chức quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc). -Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh.
e) Tiêu chí điều kiện ngành nghề kinh doanh
Đối với những ngành nghề kinh doanh có tính cạnh tranh cao, yêu cầu hồ sơ năng lực và cần tạo sự uy tín đối với khách hàng, đối tác thì loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thường được ưu tiên lựa chọn.
Ngược lại đối với mô hình kinh doanh nhỏ, không có yêu cầu về ngành nghề kinh doanh hoàn toàn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp nhỏ, đơn giản như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân.
f) Tiêu chí nguồn lực tài chính
Nếu cá nhân, tổ chức có nguồn lực tài chính mạnh, có kế hoạch phát triển ngành nghề kinh doanh lớn thì hoàn toàn có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như công ty tnhh, công ty cổ phần. Và ngược lại, nguồn vốn nhỏ, kinh doanh nhỏ lẻ thì chỉ cần đáp ứng tiêu chí pháp lý kinh doanh với mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân.
g) Tiêu chí thủ tục pháp lý, chi phí thành lập
Thủ tục pháp lý đơn giản, chi phí thấp là yếu tố cuối cùng để lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên đây là một trong những yếu tố rất nhỏ. Hơn thế, ngày nay việc thành lập công ty cũng đơn giản hóa, các thủ tục pháp lý được hỗ trợ tối đa và chi phí thành lập công ty cực thấp.
2.3 Cách đặt tên công ty
Cách đặt tên công ty sẽ định hình thương hiệu doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện được những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời cũng thể hiện được những giá trị riêng mà bạn muốn xây dựng cho công ty. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng
Vì thế nên cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa và đặc biệt phải đúng quy định của pháp luật để tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.
Các quy định về việc đặt tên công ty hiện nay là cần lưu ý:
-
Tên công ty đòi hỏi phải đảm bảo thuần phong mỹ tục của Việt Nam, có các tên bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt tiện cho việc giao dịch.
-
Tên tiếng việt công ty bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
-
Đặt tên công ty cần đơn giản dễ nhớ, biết cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì.
-
Tên công ty phải tránh gây nhầm lẫn, tránh trùng lặp với đơn vị khác để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh hay quản lý của cơ quan nhà nước.
-
Không được đặt theo tên các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị nhà nước.….
2.4 Cách chọn vốn điều lệ khi thành lập công ty
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung (trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vốn thành lập công ty tối thiểu bằng với vốn pháp định quy định của ngành nghề)
Do đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty, tùy mục đích hoạt động của công ty mà vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Bạn có thể xác định mức vốn điều lệ dựa vào các tiêu chí sau đây:
-
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay tự do.
-
Khả năng tài chính của các thành viên góp vốn.
-
Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty.
-
Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập như thuế môn bài, các loại thuế khác,….
-
Năng lực công ty, uy tín công ty khi tham gia các dự án ký kết với đối tác
2.5 Cách chọn người đại diện theo pháp luật
Người đại diện pháp luật thường là người đứng đầu công ty và là người thay mặt công ty chịu trách nhiệm pháp lý thông qua từng hoạt động kinh doanh của pháp luật. Bên cạnh đó người đại diện pháp luật phải có kinh nghiệm, năng lực để vận hành và dẫn dắt công ty phát triển vững mạnh.
Do đó vai trò của người đại diện theo pháp luật cực kỳ quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Là “kim chỉ nam” cho đường hướng phát triển của mỗi công ty. Vậy khi chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:
-
Từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không vi phạm pháp luật
-
Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
-
Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp.
-
Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.
-
Có kinh nghiệm, năng lực quản lý và vận hành doanh nghiệp.
2.6 Yếu tố về trình độ người đại diện theo pháp luật
Các chức danh của người đại diện theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển của công ty.
Hiện nay, pháp luật không quy định trình độ của người đại diện pháp luật một cách cụ thể (trừ những điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của người đại diện khi thành lập công ty với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện), chỉ cần đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không vi phạm pháp luật là hoàn toàn có thể thành lập công ty.
Tuy nhiên, để đảm bảo vận hành doanh nghiệp ổn định, phát triển bền vững thì đòi hỏi người đại diện pháp luật phải sở hữu nhiều mảng kiến thức rộng về kinh tế, nhân sự, quản trị, tài chính,….để điều hành doanh nghiệp.
Vì thế trình độ và khả năng học hỏi, trau dồi để không ngừng để nâng cao giá trị của mình là yếu tố bắt buộc mỗi nhà quản trị, người đại diện theo pháp luật phải thực hiện.