Tư vấn nông nghiệp: Mía trồng bao lâu thì thu hoạch? – Blog chia sẻ kiến thức tổng hợp

Cây mía có tên khoa học là Saccharum ssp. Thuộc họ Graminaea (họ Hoà Thảo). Đây là nguyên liệu chính để sản xuất đường tại nước ta, do đó được trồng phổ biến, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân. Thế nhưng mía trồng bao lâu thì thu hoạch, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thời vụ trồng mía thích hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng và đặc điểm của từng giống mía.

– Miền Bắc: Có 2 vụ trồng chính là vụ đông xuân và vụ thu. Vụ đông xuân trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thu hoạch khi mía được 10-12 tháng tuổi. Đây là vụ chính hàng năm, tránh trồng khi thời tiết quá lạnh (khoảng tháng 1), vì trời rét mía mọc mầm rất kém. Vụ thu trồng tháng 9, thu hoạch sau 13-15 tháng. Do thời gian sinh trưởng kéo dài nên năng suất mía thường rất cao. Nhược điểm là khi cây lớn (khoảng 10-12 tháng tuổi) trùng với thời điểm mưa bão nhiều nên dễ bị đổ ngả. Nên chọn những giống cứng cây, chóng chịu với gió bão tốt để trồng vụ này.

–  Duyên hải Miền Trung: Có thể trồng vụ đông xuân và vụ thu. Vụ đông xuân có thể kéo dài đến tháng 4-5. Vụ thu bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa (tháng 8-9), cây mía mọc mầm và sinh trưởng mạnh, năng xuất cao và tránh được sự trổ cờ ở một số giống.

  • Liên quan nhất:

    Tư vấn 

    máy tời mía lên xe

     phù hợp nhất cho các nhu cầu sử dụng

– Tây Nguyên: Thời vụ trồng chủ yếu là đầu mùa mưa (từ tháng 4- 6), thu hoạch 8-10 tháng tuổi. Những nơi chủ động được nước tưới có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cây mía sẽ cho năng suất cao hơn do thời gian sinh trưởng dài hơn.

– Đông Nam Bộ: Do đặc điểm vùng này là vùng đất cao, có mùa khô dài đến 5-6 tháng, giải quyết nước tưới trong mùa khô tương đối khó khăn do đó thời vụ trồng mía ở vùng này là phải tận dụng tuyệt đối lượng nước vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.Vụ đầu mùa mưa trồng vào tháng 5-6, thu hoạch khoảng 10-12 tháng sau trồng. Trồng vụ này, khi có mưa, đất đủ ẩm, mầm mía mọc nhanh, đẻ nhánh mạnh, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Tuy vậy nếu gặp năm mưa muộn, nếu không chủ động được nước tưới thì tỉ lệ nảy mầm kém và mầm mía mọc yếu ớt.Vụ cuối mùa mưa, trồng khoảng tháng 10-11, thu hoạch sau 12-15 tháng do đó năng suất mía và tỉ lệ đường cao hơn vụ đầu mùa mưa. Do phải trải qua một mùa khô dài nên cần phải chọn những giống chịu hạn tốt. Khi trồng phải chú ý đến ẩm độ đất, nếu đất thiếu ẩm tỉ lệ nảy mầm kém và cây con sinh trưởng yếu. Một số nơi đất thấp, có nguồn nước tưới thì có thể trồng tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

–  Vùng Tây Nam Bộ: Đây là vùng đất thấp, hàng năm có lũ ngập vào háng 9-10. Một số nơi đất bị chua phèn và nhiễm mặn. Thời vụ trồng phổ biến ở đây là vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4-6), thu hoạch sau 10-12 tháng. Thời điểm thu hoạch vào mùa khô nên rất thuận tiện, sau thu hoạch có thời gian làm đất bỏ ải để trồng lại vụ sau.Ở vùng ngập lũ hàng năm thường trồng ngay sau khi nước rút, khoảng tháng 11-12, thu hoạch mía sau 8-10 tháng trước khi nước lũ năm sau tràn về. Trồng mía ở vụ này cần chú ý chống hạn cho cây mía ở giai đoạn còn nhỏ và hạn chế xì phèn lên lớp đất mặt. Nếu đảm bảo các điều kiện trên thì năng suất mía và tỉ lệ đường khá cao.

Sau thời gian trồng và chăm sóc, mía đủ điều kiện để thu hoạch, người nông dân chặt gốc và bó mía thành từng bó, sử dụng máy tời mía lên xe và đem về cơ sở chế biến.