TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI – GOOD TO GREAT

Sẽ là một thiếu sót nếu đã sử dụng nhiều trích dẫn mà lại không dành hẳn một bài viết dù trọn vẹn, dù ngắn hay dài, cho quyển sách của Jim Collins: “Good to Great – Từ tốt đến Vĩ đại” xuất bản đã hơn 14 năm và trở thành một “hit” ngay khi nó ra đời với câu tagline: “Why some companies make the leap and other don’t – Tại sao có những công ty đạt bước nhảy vọt, còn số khác thì không?”. Có thể nói rằng quyển sách này là một must-read cho những ai đang làm công tác quản lý, hoạch định chiến lược, nhưng hơn hết, vẫn có rất nhiều bài học giá trị cho sự phát triễn cá nhân. Trong phạm vi hạn hẹp trang blog, xin được chia sẻ những khái niệm được tâm đắc nhất.

Cover_Good_2_Gr8Thứ nhất, xin nói về Khái niệm Con Nhím hình thành từ câu chuyện cổ của Hy Lạp mà nhà triết học Isaiah Berlin nổi tiếng với bài viết “The Hedgehog and the Fox- Con nhím và con cáo”, theo đó Berline chia thế giới thành hai loài nhím và cáo, rằng: “Loài cáo biết nhiều thứ, nhưng loài nhím chỉ biết 1 thứ lớn – The Fox knows many things, but the hedgehog knows one Big thing.” Đó cũng là thông điệp tạo sự khác biệt giữa các công ty nào muốn thực hiện biết bước “nhảy vọt”, theo đuổi khái niệm con nhím như sau:
1. Bạn có thể trở nên giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực nào, và cũng quan trọng không kém, bạn không thể giỏi nhất trong lĩnh vực nào.
2. Điều gì thúc đẫy cỗ máy kinh tế của bạn. Nói dễ hiểu, làm sao để biết đầu tư dòng tiền…
3. Bạn đam mê điều gì nhất. Tập trung vào các hoạt động kích thích sự đam mê của họ. Ý tưởng ở đây không phải là khuyến khích niềm đam mê mà khái phá ra điều gì làm bạn đam mê.

Ý thứ 1 và 3 là một sử kết hợp của nhau. Bạn không thể làm giỏi nếu không đam mê. Bạn không thể giỏi nhất một việc gì nếu bạn không biết mình thực sự đam mê nhất việc đó. Như ý thứ 3 nói rất rõ, vấn đề không phải là khuyến khích nhiều đam mê (con cáo), mà là đam mê điều gì nhất (con nhím). Điều quan trọng nhất chính là sự thấu hiểu bản thân có thể giỏi nhất trong lĩnh vực nào – It is an understanding of what you can be the best. The distinction is absolutely crucial. Jim Collins nhất mạnh rằng: “Điểm chính ở đây là đam mê công việc mình đang làm và đam mê này sâu sắc – deep và chân thật – genuine. Sự thấu hiểu mà tác giả nhấn mạnh rằng đó là sự thấu hiểu thực sự chứ không phải sự can đảm giả tạo – Bravado. Đây chính là yếu tố khác biệt đễ bị đánh lừa giữa cái thích và thật sự đam mê, và làm giỏi một việc gì.

Thứ hai, để biến cái đam mê nhất thành những kết quả tốt nhất, rất cần đến Văn hóa Kỷ luật – Culture of Discipline. Ở góc nhìn môi trường doanh nghiệp, Jim Collins đã viết: “Tuyển những người có kỷ luật lên chuyến xe ngay từ đầu – Đó là tư tưởng kỷ luật. Những người đó cần có kỷ luật để đối diện với sự thật phũ phàng (sẽ nói rõ ở mục thứ 3). Quan trọng nhất là những người này cần có kỷ luật để tiếp tục tìm kiếm sự thấu hiểu (insight) cho đến khi đạt đến khái niệm con nhím – Biết 1 thứ lớn. Thứ tự này rất quan trọng.” Nói gọn, chúng ta không thể nâng tiêu chuẩn lên tầm cao mới nếu thiếu kỷ luật. Văn hóa kỷ luật sẽ thể hiện rõ ràng nhất chính là ngừng lại tất cả các hoạt động không liên quan. Một luận điểm sâu sắc tác giả đưa ra là chúng ta hầu hết rất bận rộn nhưng lại thiếu kỷ luật , do thường đặt câu hỏi: “Bạn có danh sách những việc cần làm ngay chưa – A To-Do-List? Vậy bạn có danh sách những việc cần ngừng ngay không – A Stop-Doing List?” Do đó, cần hiểu rằng chúng ta chỉ có thể “làm” khi biết “ngưng” bằng một danh sách “A-Stop Doing List” là vậy. Không ai có thể chỉ hết cho chúng ta, chỉ chúng ta mới thực sự hiểu chúng ta cần Stop gì và để Start gì. Có một sự nhầm lẫn giữa Stop và Stay. Stop là stop chứ không phải “tạm hoãn” hay tự “thỏa hiệp” bằng những lý do “đẹp” để duy trì những việc cần phải ngưng, chỉ khi đó những hành động của chúng ta mới vào một khuôn khổ kỷ luật.

Thứ ba, như đã nói ở trên, chỉ có văn hóa kỷ luật thông qua con người kỷ luật, tư tưởng kỷ luật, và hành động kỷ luật mới đặt nền tảng cho những bước nhảy vọt, và văn hóa kỷ luật chính là điều căn cơ để giúp chúng ta làm được cái mà Jim Collins gọi Niềm tin sắt đá giữa những sự thật phũ phàng – Unwavering Faith Amid The Brutal Facts. Có thể hiểu những nhận định này của tác giả qua 1 ví dụ và 1 câu chuyện:

1. Một nghiên cứu về các nạn nhân sau các nghịch cảnh cho ra 3 kết quả về việc con người khi gặp nghịch cảnh như bệnh ung thư, tù binh chiến tranh, nạn nhân tai nạn, thường rơi vào 3 kết quả như sau: nhóm những người bị suy sụp hoàn toàn sau sự cố, nhóm những người sống bình thường, và nhóm còn lại xem sự cố như một cơ hội giúp họ mạnh mẽ hơn. Các công ty nhảy vọt và những người nhảy vọt nằm trong nhóm thứ 3. Họ có “yếu tố dạn dày – The hardiness Factor- Hành xác để lột xác.”

2. Nghịch lý Stockdale – Stockdale Paradox. Bản dịch tiếng Việt rất tiếc vì yếu tố nhạy cảm đã không đề cập chính xác như nguyên bản. Jim Stockdale là Hải quân Đô đốc của Hoa kỳ bị bắt giam và cầm tù 8 năm tại nhà tù lịch sử Hỏa lò (nơi mệnh danh là “khách sạn Hilton Hà nội” thời đó” trong chiến tranh Việt Nam. Khi được Jim Collins phỏng vấn, ông trả lời: “Tôi chưa bao giờ mất niềm tin. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng mình không chỉ thoát được, mà tôi còn chiến thắng, và biến những trải nghiệm thành một sự kiện quan trọng trong cuộc đời, mà nếu nhìn lại, tôi không muốn đánh đổi.” “Vậy những người nào không thoát được? Stockdale trả lời: “Đó là những người lạc quan. Họ là những người sẽ nói rằng họ sẽ được thả vào Giáng sinh. Rồi Giáng sinh đến và đi. Sau đó là Lễ Tạ ơn, và rồi Giáng sinh lại đến, và họ chết vì trái tim tan nát.” Với tác giả, cuộc nói chuyện có một ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện bản thân. Ai cũng phải trải nghiệm sự thất vọng hay những sự kiện đau đớn trong cuộc đời, hay những bước lùi mà không có một lý do hay một ai để đổ lỗi. Con người khác nhau không phải vì họ gặp hay không gặp những điều khó khăn, mà là cách họ đối mặt với những khó khăn đó như thế nào trong cuộc sống. Nghịch lý Stockdale là ở chỗ: phải giữ niềm tin và đồng thời dám đối diện với sự thật phủ phàng của hiện tại. Mà theo tác giả, điều này giúp chúng ta vượt khó và trở nên mạnh mẽ hơn cho những ai đã học được bài học này và cố gắng áp dụng nó.

Thay lời kết, đây chính là thông điệp của Good-To-Great nói về các nhà lãnh đạo, nếu ai đó mong muốn lãnh đạo doanh nghiệp, con người của mình đi đến thành công. Đó là: “Leadership does not begin just with vision. It begins with getting people to confront with the brutal facts and to act on the impliactions – Lãnh đạo không chỉ bắt đầu với tầm nhìn, mà bắt đầu với việc đưa mọi người đối diện với sự thật, dù phũ phàng, và hành động trên những ảnh hưởng của nó.”
*HKNĐ – 02/04/2015*

Share this:

Like this:

Like

Loading…