Từ nhiều nghĩa là gì?

Chúng ta sử dụng rất nhiều loại từ trong giao tiếp và viết văn bản như từ láy, từ ghép, từ Hán – Việt. Một trong các loại từ ít được sử dụng hay các bạn nếu có sử dụng cũng không phân biệt được đó là từ nhiều nghĩa. Vậy từ nhiều nghĩa là gì? Nó có những công dụng và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng giuphocto.com ngữ văn tìm hiểu chủ đề này nha.

Định nghĩa từ nhiều nghĩa là gì?

A- Định nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển, nghĩa phụ khác nhau. Các từ có nghĩa chuyển này luôn có mối quan hệ với nhau và dựa vào nghĩa gốc để xác định nghĩa của các từ nhiều nghĩa này.

Từ nhiều nghĩa có 1 từ giống nhau, 1 từ khác nhau và nghĩa của các từ này tuy không giống nhau nhưng có một mối liên hệ ngữ nghĩa nào đó.

B – Ví dụ từ nhiều nghĩa 

Ví dụ 1: Từ “chân” là một từ nhiều nghĩa như:

  • Chân: Là một bộ phận trên cơ thể người, động vật giúp người và vật di chuyển được, ví dụ như bàn chân, cẳng chân, ngón chân.

  • Chân: Là một bộ phận dưới cùng của đồ vật, có tác dụng chịu lực và đỡ cho các bộ phận phía trên của vật đó. Ví dụ chân bàn, chân ghế, chân gậy, chân kiềng…

  • Chân: Là một bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. Ví dụ như chân tường, chân móng nha…

  • Chân: là một địa vị, chức vụ của một người trong công ty.

Ví dụ 2: Từ “ăn” là một từ nhiều nghĩa như:

  • Ăn cơm: Là một hành động nhai thức ăn giúp tiêu hóa nhanh hơn. 

  • Ăn cưới: Chỉ một hoạt động ăn uống trong dịp cưới hỏi.

  • Ăn ảnh: Chỉ một người chụp ảnh đẹp.

  • Da ăn nắng: Là da của một người bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời nhiều.

Ví dụ 3: Từ “Mắt” là một từ nhiều nghĩa 

  • Mắt: Chỉ một cơ quan để nhìn, quan sát của người hay động vật. Ví dụ như liếc mắt đưa tình, mắt sáng long lanh…

  • Mắt: Là một bộ phận bên ngoài của quả dứa, quả thơm, quả khóm, quả mãng cầu. Ví dụ như mắt na, mắt thơm, mắt khóm…

  • Mắt: Là lỗ hở, khe hở đều trên mặt các vật dụng như mắt lưới, mắt rỗ, mắt sàn…

C – Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 

Khái niệm hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ và tạo ra các từ nhiều nghĩa.

Từ nhiều nghĩa được hình thành từ chuyển nghĩa có các đặc điểm như:

  • Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

  • Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

  • Thường thì trong các câu thì từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

So sánh từ nhiều nghĩa và từ đồng âm

Hai loại từ này thường giống nhau nên nhiều bạn không thể phân biệt được đâu là từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Một vài mẹo phân biệt điểm khác và giống giữa từ đồng âm và nhiều nghĩa là:

Điểm giống nhau: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được phát âm và viết giống nhau. Có nghĩa là 2 loại từ này giống cả âm và vần với nhau, cách đọc giống nhau.

Điểm khác nhau

Từ đồng âm: 

  • Các nghĩa của những từ này hoàn toàn khác xa nhau.

  • Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

  • Ví dụ từ đồng âm: Mùa đông đã đến. Mặt trời mọc phía đông.

    Ta thấy từ “đông” ở hai câu trên giống nhau về cách đọc nhưng không hề liên quan về nghĩa. Một từ chỉ mùa trong năm, một từ chỉ phương hướng.

Từ nhiều nghĩa:

  • Các từ có thể có nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa.

  • Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ từ nhiều nghĩa: Mùa xuân là tết trồng cây – Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Từ “xuân” trong câu thơ thứ nhất mang nghĩa gốc, chỉ một mùa trong năm.

Từ “xuân” trong câu thơ thứ hai mang nghĩa chuyển. Mùa xuân mang đến sự sống, sự tươi mới, sự trẻ trung. 

Bài tập từ nhiều nghĩa 

Bài tập 1: Hãy xác định nghĩa của các từ được gạch chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

a ) miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b ) xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch.

Đáp án bài tập 1:

Câu a: Những từ mang nghĩa gốc là: miệng cười tươi, miệng rộng thì sang.

Những từ mang nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

Câu b: Những từ mang nghĩa gốc là xương sườn, hích vào sườn.

Những từ mang nghĩa chuyển là: sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch.

Bài tập 2: Dùng các từ dưới đây để đặt một câu nghĩa gốc, một câu nghĩa chuyển: nhà, đi, ngọt.

Đáp án bài tập 2: 

Từ nhà: 

  • Nghĩa gốc: Cô ấy đã mua được ngôi nhà mới. 

  • Nghĩa chuyển: Cả nhà tôi đều thích ăn đồ nướng.

Từ Đi:

  • Nghĩa gốc: Tôi đang đi bộ đến trường.

  • Nghĩa chuyển: Tôi rất thích bạn đi đôi giày này.

Từ ngọt:

  • Câu nghĩa gốc: Cốc nước đường ngọt quá.

  • Câu nghĩa chuyển: giọng nói của cô ấy thật ngọt ngào.

Kết luận: Những kiến thức trên mà giuphoctot.com hướng dẫn mong rằng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn khái niệm từ nhiều nghĩa là gì?, cách sử dụng sao cho phù hợp nhất nha.