Tự học là gì? Các bước rèn luyện kỹ năng tự học
Tự học đã không còn là một khái niệm mới trong những năm gần đây. Đặc biệt, theo thống kê từ công cụ tìm kiếm Google thì lượng người quan tâm đến chủ đề này ngày càng tăng. Hãy cùng BAC tìm hiểu tự học là gì ngay trong bài viết này.
Tự học đã trở thành một kỹ năng thiết yếu hiện nay
1. Tự học là gì?
Tự học không chỉ đơn thuần là một phong trào hay kỹ năng, nó thậm chí còn được xem là một chủ nghĩa với tên gọi đầy đủ là chủ nghĩa tự học (autodidacticism), tiếng Anh là self-education, để chỉ việc học một hay nhiều chủ đề mà người học có ít hoặc không có sự hướng dẫn chính thống nào.
Tự học có thể được hiểu một cách đơn giản là quá trình làm việc, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức thông qua việc tìm tòi, khám phá từ chính bản thân mà không có sự hướng dẫn trực tiếp từ người khác.
Cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào định nghĩa cụ thể về tự học. Điều này cũng rất dễ hiểu khi việc học ngày nay đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Người học không cần thiết phải có sự hướng dẫn trực tiếp mà có thể tìm thấy mọi thứ thông qua các phương tiện như sách báo, truyền thông, internet, …
Tuy nhiên, việc có quá nhiều phương tiện khác nhau cũng mang đến những vấn đề trái chiều như các thông tin không chính thống, kiến thức không nhất quán, người học cần có khả năng tìm kiếm, chọn lọc,… Có thể nói, tự học ngày nay đã trở thành một kỹ năng quan trọng mà không phải ai cũng có.
2. Vì sao cần có kỹ năng tự học?
Có rất nhiều lý do mà một người cần trang bị kỹ năng này, dưới đây là những nguyên nhân chính:
-
Bổ sung kiến thức: Căn bản của việc học chính là trang bị cho người học kiến thức và tự học cũng không ngoại lệ. Dù bạn muốn học một kỹ năng mới hay tìm tòi, nghiên cứu để đào sâu vào lĩnh vực của mình thì tự học là không thể thiếu.
-
Chủ động trong việc học: Học tất cả mọi thứ là điều tốt nhưng không phải ai cũng có khả năng làm điều đó. Việc này sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và giảm hiệu quả của sự học. Tự học chính là giải pháp cho vấn đề này, bạn có thể chọn kỹ năng mà mình muốn học, kiến thức cần thiết cho công việc, cuộc sống.
-
Sử dụng thời gian hiệu quả: Trong thời đại bận rộn như hiện nay, thời gian được xem như “vàng”. Tự học không chỉ cho phép bạn chủ động trong việc học mà còn giúp bạn tiết kiệm vô số thời gian. Tất cả những gì bạn cần làm một thiết bị được kết nối internet như điện thoại, máy tính bảng, laptop và bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi.
-
Tăng khả năng tập trung: Khi tự học, người học thường không đến trường, lớp. Những tác động từ bên ngoài ít nhiều sẽ tạo ra ảnh hưởng, người tự học cần có sự tập trung cao để tiếp thu kiến thức và loại bỏ những thông tin không cần thiết từ bên ngoài. Theo thời gian, khả năng tập trung của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
-
Rèn luyện ý chí và tinh thần: Bạn đã bao giờ muốn tự học một điều gì đó như chơi một nhạc cụ, làm chủ công cụ Excel, kỹ năng thuyết trình,… Những mục tiêu ban đầu có thể đơn giản nhưng đó chính là các bài tập để rèn luyện ý chí và tinh thần của bạn.
Song song với đó, tự học vẫn tồn tại một số nhược điểm như đòi hỏi tính tự giác, người học dễ bị phân tâm, sai định hướng. Để khắc phục những điều này, bạn nên tham khảo các bước dưới đây để quá trình tự học của mình đạt được hiệu quả tốt hơn.
3. Các bước rèn luyện kỹ năng tự học
Có rất nhiều phương pháp được chia sẻ, đây chỉ là một trong số đó và mang tính chất tham khảo.
Tự học là một kỹ năng cần được rèn luyện từng bước cụ thể
-
Bước 1
: Bắt đầu với những mục tiêu nhỏ
Tự học là một kỹ năng và để thuần thục nó bạn phải có sự tập luyện và tích lũy theo thời gian. Để bắt đầu tự học bạn không cần những mục tiêu quá xa vời như kiếm 100 triệu từ chứng khoán. Hãy chọn một khóa học phù hợp, đó có thể là một kỹ năng liên quan đến công việc của bạn hay một loại nhạc cụ mà bạn thích.
-
Bước 2
: Lập kế hoạch cho việc học
Tận dụng các khoảng thời gian trống vào giờ nghỉ, ngày cuối tuần, các thời điểm mà trước đây bạn chỉ dành để lướt web hay mạng xã hội. Lên một kế hoạch cụ thể, bạn đừng vội xem thường 5 phút, nếu bạn có thể duy trì việc học 5 phút mỗi ngày thì sau 1 năm bạn đã học được 1825 phút tương đương 30 giờ học.
-
Bước 3
: Học đi đôi với hành
Để ghi nhớ kiến thức tốt hơn, không gì khác ngoài việc thực hành chúng. Bạn không cần quá lo lắng về những bước đầu chập chững của mình vì tất cả mọi người đều như vậy, như câu nói “vạn sự khởi đầu nan”. Chỉ cần bạn thường xuyên thực hành những gì tự học, chắc chắn thành quả sẽ sớm đến.
-
Bước 4
: Học thầy không tày học bạn
Tự học không có nghĩa là chỉ có mình bạn, đừng ngại ngùng kết nối với những người có cùng mối quan tâm với bạn. Ngày nay, chỉ cần lên Facebook là bạn có thể tìm thấy hàng nghìn các nhóm tự học nơi mọi người cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc học.
-
Bước 5
: Chia sẻ kiến thức
“Nếu bạn không thể giải thích vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu, thì bạn chưa hiểu vấn đề”. Albert Einstein nói.
Chia sẻ kiến thức với người khác giúp bạn ôn tập lại những gì đã học và cũng là bài kiểm tra cho “độ sâu” của việc tự học. Đừng ngần ngại giúp đỡ mọi người xung quanh, bạn có thể chủ động làm các công việc như hướng dẫn, trợ giảng,…
Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của việc tự học. Vẫn còn rất nhiều nội dung thú vị sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog, đừng quên đón đọc.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC
là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của
IIBA
quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.