TỰ HỌC LÀ CÁCH THỨC GIÚP SINH VIÊN HỌC TẬP HIỆU QUẢ – BÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ MÔN HỌC: TƯ DUY PHẢN BIỆN – Studocu

BÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ

MÔN HỌC: TƯ DUY PHẢN BIỆN

ĐỀ TÀI: TỰ HỌC LÀ CÁCH THỨC GIÚP SINH VIÊN

HỌC TẬP HIỆU QUẢ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUẢN TRỊ KIH DOANH
—–🙞🙜🕮🙞🙜—–

####### GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BƯỞI

####### LỚP: 211_71PHIL20012_

####### NHÓM: 02

####### HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Nguyễn Tâm Thư

####### MÃ SINH VIÊN: 2173401011039

####### Năm học: 2021 – 2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG

STT HỌ VÀ TÊN
MÃ SINH
VIÊN

TỈ LỆ THAM
GIA HOẠT
ĐỘNG NHÓM

NỘI DUNG ĐƯỢC PHÂN
CÔNG

1

Trương Văn Hòa
( Trưởng nhóm)

2173401011037 100%

Phương pháp kế hoạch tự học
sinh viên cần đặt ra? (How?)

2 Nguyễn Minh Nhật 2173401011038 100%

Địa điểm lý tưởng để đạt hiệu quả
cho việc tự học của bản thân?
(Where?)

3 Nguyễn Tâm Thư 2173401011039 100%

Tổng hợp, chỉnh sửa, sàn lọc ý,
đưa ra mô hình bài làm, làm
word, khái niệm của tự học, lời
mở đầu, lý do chọn đề tài, tìm
thêm tài liệu dẫn chứng

4 Lê Hoàng Đức 2173401011041 100%

Mục đích của tự học và làm bài
tập ở nha đầy đủ có ý nghĩa như
thế nào trong cuộc sống học sinh
sinh viên? (What?)

5 Trương Văn Thoại 2173401011017 100%
Đánh giá tổng quan việc tự học và
kận, lợi ích của việc tự học

6 Đỗ Thị Mỹ Thuận 2173401011010 100%
So sánh, phân tích vấn đề theo
chiều ngược lại

7 Nguyễn Minh Đức 2173401011012 100%
Việc tự học là vấn đề ai cần quan
tâm và cần tìm hiểu? (Who?)

ĐỀ TÀI: TỰ HỌC LÀ CÁCH THỨC GIÚP SINH VIÊN HỌC

TẬP HIỆU QUẢ

—–🙞🙜🕮🙞🙜—–

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: …………………………………………………………………………………………………………………….. 5

I. Lý do chọn đề tài: ……………………………………………………………………………………………….. 5

NỘI DUNG CHÍNH: …………………………………………………………………………………………………….. 6

II. Khái niệm, tầm quan trọng và lợi ích của việc tự học: …………………………………………… 6
1. Khái niệm của tự học: …………………………………………………………………………………….. 6
2. Lập luận 1: Tầm quan trọng của việc tự học: ………………………………………………….. 6
3. Lập luận 2: Lợi ích của việc tự học: ………………………………………………………………… 8
f. Rèn luyện ý chí: …………………………………………………………………………………………….. 10
III. Phân tích đề tài dựa vào mô hình 5W1H: ………………………………………………………… 10
1. Lập luận 3: Mục đích của tự học có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống học sinh
sinh viên? (What?) ………………………………………………………………………………………………. 10
2. Lập luận 4: Việc tự học là vấn đề ai cần quan tâm và cần tìm hiểu? (Who?) …… 11
3. Lập luận 5: Địa điểm lý tưởng để đạt hiệu quả cho việc tự học của bản thân?
(Where?) ……………………………………………………………………………………………………………… 12
4. Lập luận 6: Thời gian phù hợp để sinh viên có thể tự học mang lại hiệu quả?
(When?) ………………………………………………………………………………………………………………. 14
5. Lập luận 7: Vì sao người ta lại khuyên rằng tự học là cách thức học tập hiệu quả
cho sinh viên? (Why?) ………………………………………………………………………………………….. 16
6. Lập luận 8: Phương pháp kế hoạch tự học sinh viên cần đặt ra? (How?) ………… 18

IV. So sánh, phân tích vấn đề theo chiều ngược lại ………………………………………………….. 20
1. Lập luận 9: So sánh: ……………………………………………………………………………………… 20
2. Lập luận 10: Phân tích chiều hướng ngược lại: ……………………………………………… 22

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ KẾT LUẬN VIỆC TỰ HỌC ……………………………………….. 24

1. Đánh giá: …………………………………………………………………………………………………………. 24
2. Kết luận: …………………………………………………………………………………………………………. 24

Lời nói đầu:

Để làm cho bài báo cáo của nhóm chúng em thật đầy đủ, gần gũi và đúng với những yêu cầu mà
giảng viên đã giao, chúng em làm về chủ đề “Tự học là cách thức giúp sinh viên học tập hiệu quả”. Trong
đó, nhóm chúng em đã vận dụng các kiến thức đã học vào bài báo cáo này, các kiến thức đó gồm có:
Kiến thức mô hình ARES gồm luận điểm-lập luận-dẫn chứng-nguồn để xen kẽ vào trong bài; 8 thành tố
của tư duy; 9 tiêu chuẩn của tư duy; mô hình câu hỏi 5W1H. Tất cả các kiến thức đó được chúng em vận
dụng vào bài làm cho bài báo cáo được rõ ràng, cụ thể hơn.

MỞ ĐẦU:

####### I. Lý do chọn đề tài:

Tình trạng dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập
của sinh viên. Bằng chứng là sinh viên chúng mình phải nghỉ học và tự học tại nhà. Vấn đề tự học đã
không còn là việc quá xa lạ với chúng ta. Tuy vậy, sinh viên đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất còn chưa
quen với môi trường sống cũng như cách giảng dạy ở trường đại học- một môi trường khác hoàn toàn
với môi trường ở phổ thông của các bạn thì việc làm quen với mô hình này lại còn khó khăn hơn. Một
số sinh viên còn chia ý thức cũng như chưa xác định được rõ ràng con đường đi của mình, chưa có một
phương pháp học hợp lý, trong khi yêu cầu về tính chủ động trong học tập rất là cao. Để năm bắt toàn
diện kiến thức chuyên môn ở bậc đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hộp hoạt động học
tập, đặc biệt phải là phải dành nhiều thời gian cho việc tự học và tự nghiên cứu và cần có một phương
pháp học đúng đắn phù hợp và hiệu quả. Trong đó phương pháp tự học đóng một vai trò vô cùng quan
trọng.

a. Về phía sinh viên:

  • Ý thức được việc tự học khi đối diện với các kỳ thi quan trọng, hay những kiến thức chưa được
    nắm chắc là cần thiết. Ở thời điểm này, tự học giúp các bạn tự ôn tập củng cố kiến thức một cách tốt
    nhất, tự rèn luyện giải các bạn toán mà trên lớp không có thời gian hoàn thành.

  • Tự học là kỹ năng giúp các bạn tu dưỡng được sự tự giác cao, làm chủ trong suy nghĩ hành động
    của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự khám phá những điều tốt đẹp và mới lạ. Và khi việc tự học đã
    trở thành thói quen của các bạn trẻ thì kiến thức các bạn chắc chắn sẽ có hiệu quả cao và hình thành
    những đức tính tốt cần thiết cho cuộc sống sau này như có ý thức trong việc giúp đỡ người gặp khó khăn,
    tự chịu trách nhiệm khi bản thân gây rắc rối, dám nhận lỗi và sửa lỗi.

  • Tự học giúp các bạn thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà các
    bạn sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân và tự học
    giúp các bạn ý thức được bản thân cần gì, đam mê gì để tự mình có thể vạch ra kế hoạch mục tiêu cho
    cuộc sống sau này.

  • Tự học là tự bản thân vận động giải quyết mọi vấn đề trong học tập, khi các bạn có kỹ năng tự
    học cao cũng là lúc các bạn có khả năng trong việc thể hiện bản thân không chỉ trong nước mà cả quốc
    tế. Điều đặc biệt, mở rộng nhiều mối quan hệ khi bạn là có kiến thức chuyên môn cao nhờ ý thức tự học
    trong thời gian dài.

  • Tự học hiệu quả giúp cho việc đánh giá sự kiên trì, nhẫn nại, tập trung cao của các bạn trẻ. Phải
    thực sự có nhiệt huyết, kế hoạch rõ ràng thì năng suất trong quá trình tự học mới đạt kết quả. Tự học hỏi
    những điều tốt đẹp từ người khác, tự giao lưu gặp gỡ, tự làm tự chịu, tự thấy hài lòng với bản thân luôn
    là những yếu tố cần thiết của con người hiện đại

b. Về phía phụ huynh:

  • Khi con em mình có ý thức trong việc tự học, phụ huynh cũng có sự tin tưởng và lòng tin trong
    việc các bạn tự học. Khi thấy con tự giác ngồi bàn học, tất bật với đống kiến thức khi các kỳ thi sắp đến
    thì phụ huynh càng thấy thương con em mình hơn. Và đầu tư mọi điều kiện để phục vụ con học tập hay
    những giải thưởng đưa ra nếu con đạt kết quả cao khiến các bạn càng có động lực và không ngừng cố
    gắng hơn nữa trong vấn đề tự học tập ôn luyện ở nhà.

  • Khi các bạn thấy được tầm quan trọng của kỹ năng tự học là cần thiết đối với bản thân các bạn
    trong quá trình đạt điểm số cao, thì lúc này việc nâng cao sự tự giác, trách nhiệm của bản thân lên hàng

đầu, phụ huynh cũng không mát thời gian, công sức hay tiền bạc nhiều vào việc rèn luyện ý thức cho các
bạn trẻ. Và phụ huynh dành thời gian, tiền bạc đó vào đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ việc tự học
của con em mình.

  • Cha mẹ khi thấy con em mình thực sự có ý thức học tập ôn luyện thì luôn thấy tự hào, niềm
    vinh hạnh của cha mẹ với mọi người xung quanh khi con đạt kết quả cao, mọi người sẽ đánh giá cao ý
    thức của các bạn trẻ đồng thời đánh giá chất lượng hiệu quả trong cách dạy con của cha mẹ, cha mẹ luôn
    hãnh diện và nỗi lo lắng khi con va chạm cuộc sống bên ngoài cũng giảm dần. Vì cha mẹ biết con sẽ tự
    mình làm tốt mọi thứ khi con ở một mình.

c. Về phía nhà trường:

  • Tự học trên trường được thể hiện qua việc các bạn tự giác tập trung lắng nghe thầy cô giảng
    dạy, tự ghi chép kiến thức đầy đủ, tự nghiên cứu bài tập trước mỗi buổi học và tự khám phá cách học tốt
    nhất phù hợp với bản thân khi học tập.

  • Thầy cô sẽ không thấy mệt mỏi cũng như không thấy căng thẳng khi dạy bảo những bạn có ý
    thức học tập tốt. Tự học không chỉ giúp kiến thức các bạn nắm chắc mà còn giúp quá trình dạy học của
    thầy cô đỡ vất vả, không mất thời công sức trong việc dạy đi dạy lại kiến thức cho những bạn không có
    ý thức trong học tập.

####### 3. Lập luận 2: Lợi ích của việc tự học:

Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc
học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công… Đồng thời tự học
cũng đem đến nhiều lợi ích không nhỏ.

 Ví dụ như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành
đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên
thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến
thành công, trong đó có Thần đồng Lương Thế Vinh
khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm
chất thông minh trời ban mà sau đỗ Trạng, chế ra bảng
cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay… (Nguồn: hoatieu)

a. Học tập hiệu quả hơn:

(Nguồn: hoatieu)

Người tự học sẽ thường xuyên nhìn một vấn
đề với nhiều khía cạnh, đặt ra những câu hỏi và tự
mình đào sâu nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. Chính
quá trình này sẽ làm tăng khả năng tư duy, phát hiện
ra những ý tưởng sáng tạo, những ứng dụng thực tế.
Rất nhiều phát kiến khoa học đã được tạo ra từ những
ý tưởng trong quá trình tìm tòi, học hỏi.

f. Rèn luyện ý chí:
Một lợi ích của việc tự học khác mà chúng ta không thể không nói đến là làm thay đổi phẩm chất
của con người. Tự học không phải là một hành động mà là một quá trình, giúp con người rèn luyện ý chí
mạnh mẽ. Người tự học sẽ kiên trì học hỏi để tự mình trau dồi những kiến thức và rèn luyện tư duy xử
lý vấn đề để từng bước vượt qua những chướng ngại trên cuộc hành trình.

g. Học tập không áp lực:
Tự học là quá trình chứ không quan trọng kết quả về điểm số, không có áp lực phải học trong thời
gian nhất định. Tự học mang đến cho bạn lựa chọn kiến thức mình muốn học, thời gian học và phương
pháp tiếp cận với sách báo, internet, hội thảo, youtube, …

h. Thúc đẩy sự tự tin:
Khi tự học và đạt được kết quả cao bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự tin. Bạn có thể tự nhận định mình
là một người độc lập, có thể học hỏi những điều mới mà không cần ai giúp đỡ. Và đây sẽ là động lực
thúc đẩy, giúp bạn học tập chăm chỉ hơn.

####### III. Phân tích đề tài dựa vào mô hình 5W1H:

####### 1. Lập luận 3: Mục đích của tự học có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

####### học sinh sinh viên? (What?)

Về cơ bản, việc tự học sẽ giúp cho sinh viên hình thành sự tự giác, chủ động trong quá trình tiếp
nhận kiến thức. Sinh viên có quyền được tự do lựa chọn cách học, thời gian học và những kiến thức mà
mình sẽ tiếp nhận được. Đây là một trong những hình thức học đặt vai trò của sinh viên về thế chủ động.
Điều này sẽ giúp các sinh viên hiểu rõ về vai trò của bản thân trong việc học tập.

Nguồn: rankbraino

 Dẫn chứng rõ ràng cho mục đích và ý nghĩa của tự học là
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân
lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ
sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con
đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp.
Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn
nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác
đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ đượ c” (Nguồn:
socongthuongbp.gov)

####### 2. Lập luận 4: Việc tự học là vấn đề ai cần quan tâm và cần tìm hiểu? (Who?)

Tự học là vấn đề của bất kì ai khi phải tiếp thu kiến thức cho bản thân đặc biệt là sinh viên bởi
môi trường đại học là nơi ta phải tự thân mình tìm tòi, không còn sự dìu dắt của thầy cô và học cách tự
học cũng là một bước đệm cho chúng ta cách để giải quyết những vấn đề của bản thân trong công việc
sau này khi không có ai giúp đỡ ta. Đối với sinh viên vấn đề tự học là một viêc rất quan trọng trong quá
trình học tập cũng như rèn luyện kĩ năng tự học giúp sinh viên hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài
học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng
các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. … Nói khác đi, việc tự học ngoài
lớp học đóng vai trò trọng yếu ở đại học.

 Tấm gương tự học gần gũi nhất đối với sinh viên không thể không kể đến bạn Nguyễn Quang Du
– sinh viên ngành sư phạm của trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ). Khi bước chân vào môi
trường đại học, Nguyễn Quang Du đã
xác định phải biến quá trình đào tạo
thành tự đào tạo, phải thay đổi phương
pháp học tập, nghiên cứu so với ở
trường THPT để tích lũy tri thức và rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm. Xác định
được điều đó, trong gần 4 năm học tập
tại khoa Khoa học tự nhiên của trường
Đại học Hùng Vương, Du đã tạo cho
mình ý thức và thói quen tự học rất hiệu quả. (Nguồn: dangcongsan)

Bạn Nguyễn Quang Du (áo trắng)

phải mất một khoản cho chi phí nước nôi, nên với hầu bao hạn hẹp của bạn sinh viên thì không thể ngày
nào cũng đến đây học được.

 Dẫn chứng là bạn Mai Hương chia sẻ: “Tớ thích ra quán cà phê để học hơn, đơn giản là tớ muốn
đổi không khí một chút. Bên cạnh đó ở ngoài quán cà phê có cả máy lạnh, wifi, view lại đẹp nữa.
Tớ thích những quán cổ điển một chút, có bật nhạc nhè nhẹ càng hay. Chính vì thế nếu rảnh vào
ban ngày thì tớ thường đi ra ngoài học.” (Nguồn: kenh14)
dệu sách: (Nguồn: kenh14)
Truy cập thông tin là tốt nhất tại hiệu sách.
Hàng ngàn cuốn sách và tạp chí được bày bán tại
đây và bạn có thể tìm kiếm một vài thông tin nhanh
chóng. Những hiệu sách lớn thường có những
không gian rộng, bạn có thể tranh thủ xem xét vài
điều cần nghiên cứu. Thêm vào đó, các hiệu sách
nói chung, mọi người thường không ồn ào hay tập hợp đám sống quá lớn nên không gian cũng yên tĩnh.

e. Công viên, vườn trường: (Nguồn: kenh14)
Đây là không gian học tập bạn sẽ được hòa mình với thiên
nhiên nhất, không khí trong lành, thoáng mát. Ngồi dưới những
tán cây to rợp bóng mát, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn
rất nhiều và tinh thần học tập cũng lên cao. Đây cũng là địa điểm
lý tưởng cho các bạn học nhóm, tha hồ thảo luận, thi thoảng cũng
có thể ngồi “buôn chuyện” mà không lo ảnh hưởng đến mọi người
xung quanh.

f. Căng tin: (Nguồn: kenh14)
Chắc có lẽ bạn đang thắc mắc, căng tin trường liệu có phải là quá ồn ào để học hành? Sự thật thì
đây là một địa điểm được rất nhiều bạn sinh viên yêu thích và chọn là nơi ngồi ôn bài. Và có thể bạn
chưa biết, các nhà khoa học nhận thấy trong không gian có nhiều tiếng ồn, não bộ sẽ tự động tăng cường
sự tập trung, giúp chúng ta cảm thấy chú tâm hơn. Nhưng tất nhiên, không gian bạn lựa chọn cũng không
nên quá ồn ào, nhộn nhạo, bằng không sẽ phản tác dụng. Thực tế, căng tin các trường cũng chỉ đông vào
đầu giờ sáng và buổi trưa nên bạn cũng không cần quá lo lắng về điều này.

g. Nhà của một người bạn: (Nguồn: kenh14)
Một trong những địa điểm bạn có thể học tập là
ở nhà của một người bạn. Bạn sẽ có một người bạn có
cùng mục tiêu học tập, chia sẻ kiến thức giúp nhau tiến
bộ. Học một mình, đôi khi có những phần kiến thức bị
hổng bạn không biết hỏi ai, không biết mình làm sai
hay đúng? Một mình bạn đương đầu với rất nhiều kiến
thức. Điều này sẽ dễ giải quyết hơn nếu bạn có bạn bè học cùng.

####### 4. Lập luận 6: Thời gian phù hợp để sinh viên có thể tự học mang lại hiệu

####### quả? (When?)

Việc học đang dần trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều bạn. Không chỉ riêng đối với những học
sinh, sinh viên mà với những ai đang đi làm đang học tập mỗi ngày đều cần lựa chọn cho mình một
khung giờ vàng để học tập một cách hiệu quả, nhớ nhanh và nhớ lâu hơn bình thường. Chính vì vậy mà
bất kể lúc nào có thời gian rảnh chúng ta đều có thể tự học. Chỉ khi chúng ta chịu học hỏi, tiếp thu kiến
thức mới thì việc học trong thời gian nào cũng đều trở nên phù hợp và hiệu quả. Chưa hết, việc nắm bắt
được các khung giờ vàng để học bài, giúp việc ôn tập của sĩ tử trở nên hiệu quả hơn trông thấy. Đây là
vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của chúng ta.

Bằng chứng cho những khung giờ vàng giúp học tập hiệu quả hơn : (Nguồn: toplist)
4h30 ~ 6h: Học lí thuyết
Nhiều bạn thường rất khó khăn trong việc dậy sớm
nhưng đây lại là khoảng thời gian tuyệt vời để học các
môn lý thuyết. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia,
đây là khung giờ lý tưởng nhất cho việc học, đặc biệt
là học thuộc lòng. Đây là khoảng thời gian bầu không
khí trong lành, không gian yên tĩnh, đầu óc thư thái
sau khi trải qua một giấc ngủ hồi sức. Lúc này, cơ thể
nhiều năng lượng nhất, não bộ thư thái và dễ tiếp thu thông tin nhất, việc học thuộc lòng sẽ trở
nên thuận lợi hơn.

sự tư duy quá cao. Những môn này không đòi hỏi phải tư duy quá nhiều, giúp não bộ dễ chịu hơn,
cũng dễ tiếp thu thông tin hơn.
 Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, công tác tại chuyên khoa II Bệnh viện Tâm thần TP, chia sẻ:
” Học bài từ khung giờ 22 giờ đêm đến 2, 3 giờ sáng rồi mới đi ngủ thì chỉ ‘công cốc’, vì lúc đó não
sẽ bị bão hòa, việc tiếp thu hay ghi nhận rất kém do nó đã làm việc xuyên suốt từ sáng đến tối. Vì
vậy, các em nên đi ngủ vào lúc 21, 22 giờ, đến 4, 5 giờ sáng thức dậy học sẽ hiệu quả hơn “. (Nguồn:
m.thanhnien)
 Lê Minh Giao, thủ khoa đầu vào Học viện Cán Bộ TP năm 2019 (8,5 điểm môn văn, 9 điểm
môn sử, 8 điểm môn sử) chia sẻ “ Học bài khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mình chia
đôi thời gian trong ngày ra từng khung giờ, buổi sáng học bài, buổi chiều làm bài tập, giải đề,
buổi tối thì ôn lại những kiến thức, trước khi ngủ thì suy ngẫm những gì mình đã học trong ngày ”,
Minh Giao nói. Theo Lê Minh Giao, khung giờ để học bài lý tưởng là buổi sáng từ 5 giờ đến 9
giờ, còn buổi tối từ 22 giờ đến 23 giờ chỉ nên hình dung lại bài đã học trong ngày. (Nguồn:
thanhnien)

####### 5. Lập luận 7: Vì sao người ta lại khuyên rằng tự học là cách thức học tập

####### hiệu quả cho sinh viên? (Why?)

  • Tự học không chỉ đem lại cho chúng ta những hiểu quả, những kiến thức về bài học mà tự học
    còn giúp chúng ta rèn luyện được rất nhiều những thành quả xoay quanh nó.

  • Tự học sẽ giúp bạn định hướng, hoạch định được kết quả học tập tích cực và hiệu quả, nó giúp
    chúng ta chiếm lĩnh được nguồn kiến thức một cách chủ động.

  • Tự học đem lại cho chúng ta những đức tính tốt: Người tự học sẽ luôn cảm thấy bản thân chủ
    động trong mọi việc khác, đem lại cho bản thân tinh thần khao khát được chiếm lĩnh tri thức, không ngần
    ngại trước khó khăn, thử thách trong học tập.

  • Tự học giúp bản thân chúng ta đánh giá và chọn lọc
    được phần tri thức quan trọng, hữu ích, trau dồi năng lực
    của mình. Bởi thế, những người tự học thường rất khiêm
    nhường. Lúc nào họ cũng mong muốn được hiểu biết nhiều
    hơn.

Nguồn: hoctot.hocmai

  • Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ
    vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải
    quyết những nhiệm vụ học tập mới.

  • Tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề
    nếp làm việc khoa học. Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng
    học tập của sinh viên.

  • Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri
    thức mới của sinh viên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc
    tự học cho sinh viên. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức
    một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới
    và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên.
    Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù có điều kiện ngoại
    cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Theo Aditxterrec: “Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo
    viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của
    học sinh. Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ
    của bản thân” (Nguồn: khoagiaoduc.vinhuni.edu)

  • Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh
    viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn
    trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn
    thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa
    học, sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố
    quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên.

=>Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm
chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp
nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ
môi trường nghề nghiệp. Do đó, việc tự học không nên chỉ giới hạn trong các giờ học trên lớp, với sự
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học,
biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả
học tập sẽ ngày càng được nâng cao.

cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với, phù hợp với điều kiện của mình, có như vậy các bạn mới làm chủ
được quỹ thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và các công việc phải hoàn
thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giảng viên.

Khái niệm này cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng
thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ
nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự ôn tập, kiểm tra.

Trước hết cần xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu (bao nhiêu chương,
bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề… chẳng hạn, đây là một việc không quá khó). Sắp xếp thời gian tự
học, đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó
trước, nếu không thì hãy bắt đầu với việc học những phần mà cảm thấy dễ và thú vị.

Nên ấn định cho mình một khoảng thời gian làm việc cụ thể, ví dụ thời gian học hiệu quả thường
khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Việc xác định thời gian này ngay từ đầu sẽ giúp
chúng ta tránh được sự lo lắng, sợ hãi một cách bản năng về những khó khăn, nản chí có thể xảy ra trong
quá trình học. Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy nặng nề khi không xác định được mình sẽ tự học trong bao
lâu? Ít quá thì sợ không hiệu quả, mà nhiều quá sẽ mệt mỏi. Việc ấn định thời gian sẽ giúp ta làm việc
có hiệu quả và tăng năng suất hơn.

Nếu chúng ta thành công trong mục tiêu đặt ra chẳng hạn như học xong hai phần của một chương
trong sách theo đúng tiến độ thời gian, chúng ta có thể tự thưởng cho mình một phần thưởng nho nhỏ
nào đó, ví dụ như cho phép mình chơi game để thư giãn. Một số người có thể xem đây là vô lý, vì chúng
ta đang tập trung thiết lập giới hạn thời gian tự học cho mình, nếu cho phép vui chơi thì rất có thể sẽ dễ
dàng vi phạm những quy định ấy. Nhưng bằng cách thiết lập những giới hạn về hành vi của mình, chúng
ta đang thực sự tự tuân theo kỷ luật, đó sẽ là một kinh nghiệm hữu ích để có thể tự học trong suốt cuộc
đời.

Nhiều sinh viên đã cố gắng để thời gian tự học trở nên thường xuyên một cách nhiều nhất có thể,
tuy nhiên tần số không quan trọng bằng cách tự học một cách thực sự. Chi tiêu 30 hoặc 60 phút mỗi ngày
để tự học có hiệu quả thì chúng ta dễ dàng thẩm thấu kiến thức hơn rất nhiều.

Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ
sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần – sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20 – 30 phút để thư
giãn cũng là điều nên làm. Hiệu suất học buổi trưa cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học
khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại

tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày
làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, có thể lật qua, lướt
mau những dòng đầu của các bài đã ôn để xác định mình đã học được tới đâu, đồng thời gửi tất cả vào
tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

Một trong những lí do khiến sinh viên dễ chán nản, không còn hứng thú với việc tự học là không
hoàn thành tốt lịch trình đã đề ra. Nhiều lần như thế dễ làm họ cảm thấy mất dần niềm tin vào chính mình
và ngày càng buông thả, bỏ bê chuyện tự học

Đã có khẳng định rằng nếu bỏ ra một giờ để lập kế hoạch chúng ta sẽ tiết kiệm được ba giờ khi
thực hiện nó. Bởi khi thời gian học tập cũng như thời gian tự học của mình được lên kế hoạch thì chúng
ta sẽ thấy nó trở nên ít rắc rối trong thời gian dài.

 Dẫn chứng là một tấm gương trẻ tuổi để các
bạn sinh viên noi theo, đó là Nguyễn Phương
Linh, học sinh học sinh lớp 10C2, thủ khoa đầu
vào Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh,
với 3 môn lần lượt là toán 10 điểm, ngữ văn 9
điểm và tiếng Anh 9,5 điểm, cho biết để tránh
làm “cú đêm” thì trong quá trình ôn thi cố gắng
tập trung, hiểu bài trên lớp. Với môn học có
lượng bài tập nhiều sẽ giải đề ngay tại lớp học tránh “ôm” về nhà hoặc để tồn đọng lâu ngày. Linh
còn cho biết những ngày không đi học thêm vào buổi chiều sẽ dành 30 đến 40 phút chạy bộ tại
công viên gần nhà. “ Mỗi khi em chạy bộ là liên tưởng đến các công thức, cách giải bài tập rất dễ
dàng. Sau khi ăn cơm xong, 20 giờ em ôn bài đến 22 giờ là đi ngủ. Em luôn luôn thức dậy lúc 5
giờ để tập thể dục sau đó mới học bài, như thế cực kỳ hiệu quả ”, Phương Linh nói. (Nguồn:
thanhnien).

####### IV. So sánh, phân tích vấn đề theo chiều ngược lại

####### 1. Lập luận 9: So sánh: (Nguồn tham khảo: peterhung)

Việc tự học của sinh viên khi nhìn vào chiều hướng tích cực thì đó là phương pháp học hiệu quả
và có nhiều lợi ích hơn là học trực tiếp với giáo viên, được thể hiện qua các bảng so sánh sau: