Tư Duy Thiết Kế Là Gì? Quy Trình Rèn Luyện Tư Duy Thiết Kế

Tư duy thiết kế là gì? Vai trò của tư duy thiết kế trong cuộc sống như thế nào? 5 bước tư duy thiết kế là gì? Áp dụng tư duy thiết kế như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ cùng bạn giải đáp mọi thắc mắc về chủ đề trên.

Tư duy thiết kế là gì?

Tư duy thiết kế hay design thinking được hiểu là toàn bộ quá trình nghiên cứu, thử nghiệm các giả định và xác định lại vấn đề nhằm tìm kiếm một giải pháp hoặc chiến lược tốt hơn. Qua đây giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn về khách hàng của mình.

Có thể nói, tư duy thiết kế là chìa khóa để mở “khóa cửa” insight người dùng. Điều này được thực hiện bằng việc đặt ra các câu hỏi, phương pháp làm việc và các giải định. 

Dựa vào tư duy thiết kế, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề chưa được xác định một cách rõ ràng thông qua việc nghiên cứu khách hàng.

Tầm quan trọng của tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế không chỉ dừng lại ở một quá trình, mà nó mở ra một cách suy nghĩ mới, và cung cấp một loại các giải pháp hữu ích giúp bạn áp dụng vào mindset của mình.

Design thinking giúp bạn:

  • Thông qua những mối quan tâm sâu sắc để hiểu khách hàng của mình.
  • Quan sát và tăng sự đồng cảm với người dùng mục tiêu.
  • Nâng cao năng lực đặt câu hỏi: trong tư duy thiết kế, bạn đặt câu hỏi về những vấn đề, giả định hoặc hàm ý.
  • Chứng minh một cách hữu ích khi giải quyết các vấn đề chưa được rõ ràng.
  • Thử nghiệm liên tục các bản phác thảo, bài test, bản dùng thử của các chủ đề và ý tưởng mới.
  • Thúc đẩy sự đổi mới tư duy khi giải quyết vấn đề một cách mới mẻ, sáng tạo và khoa học.
  • Cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn hoàn thiện tư duy hơn.

Đầu óc thiết kế có tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều mặt.

Đọc thêm: Cách Rèn Luyện Tư Duy Sáng Tạo Trong Công Việc

Đặc trưng của design thinking

Một người sở hữu kỹ năng design thinking tốt sẽ có những đặc điểm như thế nào? Dưới đây mà một vài điểm nổi bật của người có tư duy thiết kế:

  • Họ đưa ra ý tưởng một cách trực quan, dễ hình dung.
  • Họ đi tìm giải pháp tổng thể dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau.
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt, họ có thể giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm và tinh thần làm việc của các thành viên.
  • Design thinking lấy con người làm trọng tâm để liên kết trong quá trình thiết kế.
  • Sử dụng ngôn từ một cách hiệu quả trong quá trình brainstorm, thiết kế.
  • Không có giới hạn cho một lựa chọn, bởi các phiên bản ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn.

Quy trình 5 bước tư duy thiết kế

5 bước tư duy thiết kế là gì? Áp dụng tư duy thiết kế như thế nào? Quá trình design thinking là một quá trình lặp đi lặp lại và phi tuyến tính, bao gồm các giai đoạn như sau:

  • Đồng cảm
  • Xác định
  • Lên ý tưởng
  • Thử nghiệm
  • Kiểm tra

Theo đó, bạn có thể thực hiện đồng thời các giai đoạn, và quay trở lại giai đoạn trước một cách dễ dàng trong bất kỳ thời điểm nào.

Mục đích chính của quá trình này cho phép bạn làm việc một cách năng động để phát triển và tạo ra những ý tưởng đột phá.

Đồng cảm

Mục tiêu chính của giai đoạn này là tìm ra nhu cầu thực sự, mong mỏi của khách hàng đối với sản phẩm. Để làm hiện thực được mục tiêu, bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của người dùng.

Áp dụng tư duy thiết kế như thế nào?
Áp dụng tư duy thiết kế như thế nào?
Áp dụng tư duy thiết kế qua 5 bước.

Xác định 

Dựa trên những thông tin thu thập được, bạn cần phân tích và tổng hợp kết quả lại nhằm xác định vấn đề chính cần được giải quyết. 

Việc xây dựng Persona một cách chi tiết sẽ giúp bạn đi đến giai đoạn tiếp theo đơn giản hơn.

Tạo ý tưởng

Ở giai đoạn này, bạn sẽ dựa vào những thông tin thu được ở giai đoạn 2, suy nghĩ một cách thấu đáo để đi tìm một phương pháp, ý tưởng sáng tạo có thể giải quyết vấn đề của khách hàng.

Brainstorm là điều mà nhóm của bạn nên thực hiện, sẽ giúp bạn thu được ý tưởng tốt nhất.

Thử nghiệm

Qua giai đoạn thử nghiệm, bạn có thể xác định đâu là phương pháp tốt nhất. Bạn có thể tạo ra một bản dùng thử và đánh giá hiệu quả của giải pháp trên thực tế, hoặc đôi khi bạn cũng có thể thử nghiệm phác thảo trên giấy.

Qua giai đoạn thử nghiệm, bạn có thể xác định đâu là phương pháp tốt nhấtQua giai đoạn thử nghiệm, bạn có thể xác định đâu là phương pháp tốt nhấtQua giai đoạn thử nghiệm, bạn có thể xác định đâu là phương pháp tốt nhất.

Kiểm tra

Có thể nói, đây là một bước cực kỳ quan trọng để bản kiểm tra lại các bản thử nghiệm. Kết quả đánh giá mẫu được sử dụng để xác định lại một hoặc nhiều vấn đề phát sinh tiếp theo. Để có một phiên bản tốt nhất, bạn có thể lặp lại các bước trước, thay đổi và đưa ra những cải thiện phù hợp. 

Những thực tế về tư duy thiết kế bạn nên biết

Dưới đây là một vài thực tế về design thinking có thể bạn chưa biết.

Design thinking giúp bạn suy nghĩ “outside of the box”

Tư duy thiết kế giúp bạn đưa ra những ý tưởng sáng tạo, khác biệt. Những người sở hữu tư duy thiết kế:

  • Luôn tìm cách để có những suy nghĩ mới mẻ, không đi theo “lối mòn”.
  • Có ý định cải thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình. Họ tìm kiếm để phân tích và thấu hiểu cách người dùng tương tác với sản phẩm để xem xét các điều kiện nơi mà sản phẩm được bán.
  • Hỏi những câu hỏi quan trọng và thử thách những giả định. Một trong những yếu tố của tư duy “outside of box” là làm lệch hướng các giả định trước đó.

Design thinking thường cung cấp một phương tiện để suy nghĩ vượt trội và đào sâu những vấn đề cần giải quyết. Nó giúp chúng ta thực hiện chính xác loại nghiên cứu, tạo nguyên mẫu và thử nghiệm các sản phẩm/dịch vụ, qua đó phát hiện ra giải pháp mới đáp ứng nhu cầu con người tốt hơn.

Tư duy thiết kế dành cho mọi người

Bạn biết đấy, quá trình xây dựng sản phẩm thường có sự tham dự của nhiều phòng ban khác nhau. Do đó, khó có thể phát triển, phân loại ý tưởng và giải pháp cho các vấn đề mà bạn có để giải quyết.

Bởi vậy, để dự án được đi đúng hướng và hiệu quả, bạn cần sử dụng phương pháp tư duy thiết kế và mọi người cũng có thể tham gia vào.

Khi nhắc đến designer, chúng ta thường đề cập đến tư duy thiết kế đồ họa. Design thinking cũng làm nhiều người liên tưởng đến nhà thiết kế thời trang hay thiết kế nội thất.

Tuy vậy, design thinking không chỉ dành cho nhà thiết kế, mà dành cho tất cả mọi người từ freelancer, nhà lãnh đạo, v.v.

Việc áp dụng design thinking một cách rộng rãi sẽ tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thay thế cho doanh nghiệp và xã hội.

Design thinking là dành cho mọi người chứ không chỉ riêng những người làm ngành sáng tạo.

Tư duy thiết kế bao gồm hai khía cạnh nghệ thuật và khoa học

Tư duy thiết kế bao gồm cả khía cạnh nghệ thuật và khoa học. Xét về khía cạnh khoa học, nó bao gồm việc điều tra các yếu tố mơ hồ với nghiên cứu hợp lý và phân tích. Hỗn hợp kỳ diệu này tiết lộ những tham số ẩn danh và giúp bạn khám phá các chiến lược, giải pháp sáng tạo.

Đọc thêm: Tư Duy Logic Là Gì? Rèn Luyện Logic Nhanh Nhạy Với 5 Cách

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề tư duy thiết kế mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết có thể chia sẻ đến bạn những góc nhìn mới mẻ, cũng như các thông tin hữu ích về tư duy thiết kế.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả